1. Nguyên văn
伏以
佛天不遠、求之者水月印心、神聖非遙、禱之者隨緣 赴感。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居 奉
佛聖上香献供諷經行船祈安保命迎祥集福事。竊念、 棲身海上、興衰之理難量、寄足船頭、否極之機巨測、 凡心先具、拜佛祈水浪俱平、意起後防、望天祝風帆相 順。茲者…伏願、三寶証明、萬靈洞鑒、願如所願、得 成乘風破浪之功、心遂從心、敢昧結草含環之報。仰賴 佛聖扶持之加惠也。謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Phật thiên bất viễn, cầu chỉ giả thủy nguyệt1 ấn tâm; thần thánh phí diêu, đảo chỉ giả tùy duyên phó cảm.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) Xã … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng phúng kinh hành thuyền kỳ an bảo mạng nghinh tường tập phước sự.
Thiết niệm: Thê thân hải thượng, hưng suy chỉ lý nan lường; ký túc thuyền đầu, phủ cực chi cơ cự trắc; phàm tâm tiên cụ, bái Phật kỳ thủy lãng câu bình; ý khởi hậu phòng, vọng thiên chúc phong phàm tương thuận. Tư giả …
Phục nguyện: Tam Bảo chứng minh, vạn linh động giám; nguyện như sở nguyện, đắc thành thừa phong phá lãng chỉ công; tâm toại tùng tâm, cảm muội kết chương hàm hoàn2 chi báo. Ngưỡng lại Phật Thánh phò trì chi gia huệ dã. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật … thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Phật Trời gần lắm, người cầu nguyện trăng nước trong tâm; Thần Thánh nào xa, người van xin tùy duyên cảm ứng.
Sớ tâu: Nay có gia đình … ở tại Thôn …, Xã …, Huyện …, Tinh …, nước Việt Nam, vâng lời Phật Thánh, dâng hương hiến cúng tụng kinh cầu nguyện đi thuyền bình an, bảo vệ sinh mạng, đón lành gom phước.
Nép nghĩ: Gởi thân biển lớn, hưng suy ai biết khó lường; đặt chân lên thuyền, xấu tốt cơ trời đâu biết; tâm phàm trước kính, lạy Phật cầu sóng nước yên bình; ý niệm đề phòng, trông Trời ban thuận buồm xuôi gió. Nay nhân…
Cúi mong: Tam Bảo chứng minh, muôn loài soi xét; nguyện như sở nguyện, được xuôi gió lướt sóng đi êm xuôi; tâm lại theo tâm, dám quên kết cỏ ngậm vành bảo đáp. Ngưỡng trông Phật Thánh, phò trì ban cho ân huệ. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Thủy nguyệt (水月): mặt trăng trong nước, bông trăng hiện trong nước thì không có thật thể, nên hình ảnh này để ví dụ cho các pháp là Không, vốn không có thực thể nhất định của chúng. Đây là một trong 10 ví dụ của Phật Giáo Đại Thừa để xiển dương nghĩa của Không (s:śūnya, p:suñña, 空). Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論,Taisho No. 1509) quyển 6, phần Thập Dụ Thích Luận (十喻釋論) thứ 11 có nêu rõ rằng: “Giải liễu chư pháp như huyễn, như diệm, như thủy trung nguyệt, như hư không, như hưởng, như Càn Thác Bà thành, như mộng, như ảnh, như kính trung tượng, như hóa, thị thập dụ, vì giải Không pháp cổ (解了諸法如 幻、如焰、如水中月、如虚空、如響、如犍闥婆城、如夢、如影、如鏡中 像、如化、是十喻、為解空法故,hiểu rõ các pháp như huyễn, như ánh lửa, như mặt trăng trong nước, như hư không, như tiếng vang, như thành Càn Thác Bà, như mộng, như bỏng, như hình tượng trong kính, như hóa hiện; Mười Thí Dụ này để giải thích pháp Không).” Hình ảnh mặt trăng trong nước còn là một trong 10 Duyên để thí dụ các pháp cũng như thân người là Không và vô thường, vốn vô tự tánh, do duyên sanh mà thành; như trong Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經)quyền 1, Phẩm Trú Tâm (住心 品) có đoạn: “Vân hà vì thập ? Vị như huyễn, dương diệm, mộng, ảnh, Càn Thác Bà thành, hưởng, thủy nguyệt, phù bào, hư không hoa, toàn hỏa luân (云何為 十、謂如幻、陽焰、夢、影、乾闥婆城、響、水月、浮泡、虚空華、旋火 輪, Thế nào là mười ? Đó là như huyễn, ánh chớp, mộng, bóng hình, thành Càn Thác Bà, tiếng vang, trăng trong nước, bọt bước, hoa trong hư không, vòng lửa xoay).” Trong bài thơ Xuân Sơn Dạ Nguyệt (春山夜月) của Vu Lương Sử (于良 史) nhà Đường có câu: “Cúc thủy nguyệt tại thủ, lộng hoa hương mãn y (掬水月 在手、弄花香滿衣, vớt nước trăng trên tay, đùa hoa hương đầy áo).” Hai câu này cũng được tìm thấy trong Hư Đường Hòa Thượng Ngữ Lục(虛堂和尚語錄), Tông Giám Pháp Lâm (宗鑑法林) quyển 31, Thiền Lâm Cú Tập (禪林句集) do Sài Sơn Toàn Khánh (柴山全慶, Shibayama Zenkei, 1894-1974) biên soạn. Trong tác phẩm Thiền Lâm Cú Tập có thâu lục vài câu thơ khác đề cập đến hình ảnh thủy nguyệt như “lưỡng cá hồ tôn thám thủy nguyệt (兩箇猢猻探水月, hai con khi tìm trăng trong nước)”, hay “di hầu thám thủy nguyệt, đảo tử bất hưu hiết, phóng thủ một thâm tuyền, thập phương quang hạo khiết (獼猴探水月、到死不休歇、放 手没深泉、十方光皓潔, tìm trăng nước lũ khi, đến chết chẳng chịu nghỉ, buông tay lặn hồ sâu, mười phương sáng rực rỡ.” Hay như trong Chơn Ngu Cảo (眞愚 稿) quyển 3 của Tây Dận Tuấn Thừa (西胤俊承, Seiin Shunjō, 1358-1422) có đoạn: “Thất xứ trừng tâm tâm để vật, A Nan đương thời uống thọ khuất, trực nhiêu chỉ xuất đắc phân minh, dã thị đi hầu thám thủy nguyệt (七處徵心心底物、阿 難當時枉受屈。直饒指出得分明、也是獼猴探水月,chốn chốn lắng tâm tâm thấu vật, A Nan bấy giờ chịu phục khuất, chỉ thẳng ra rồi mới thấy rõ, cũng là lũ khi tìm trăng nước).” Câu “thủy nguyệt ấn tâm (水月印心)” trong lòng văn sớ trên nghĩa đen có nghĩa là hình bóng mặt trăng trong nước tạo thành dấu ấn, khắc sâu trong tâm; nhưng nghĩa bóng có nghĩa là hình bóng mặt trăng trong nước làm cho tâm bừng tỉnh, giác ngộ, hiểu rõ các pháp không có thực thể, vốn do duyên sanh, Vô Ngã, Không.
- Kết thảo hàm hoàn (結草含[銜]環): hay hàm hoàn kết thảo (含環結草、銜環 結草), nghĩa là kết cỏ ngậm vành. Kết thảo (結草, kết cô) vốn phát xuất từ câu chuyện trong Tả Truyện (左傳), phần Tuyên Công Thập Ngũ Niên (宣公十五年). Ngụy Vô Tử (魏武子) là quan Đại Phu nhà Tần, có một người vợ lẽ rất đẹp. Tục lệ nước Tần, hễ chồng chết thì phải chôn người thiếp chết theo. Lúc bình thường, Ngụy Võ Tử dặn con trưởng Ngụy Khỏa (魏顆) rằng khi ông chết thì đừng chôn người thiếp đó theo, mà hãy tìm nơi tử tế gả nàng. Nhưng sau đó, khi Ngụy Võ Tử đau gần chết thì lại dặn con là chôn người thiếp ấy theo. Đến khi Ngụy Võ Từ chết, Ngụy Khỏa không chôn người thiếp của cha, sau đó lại tìm người tử tế gả nàng để nương nhờ tấm thân. Có người thắc mắc, Ngụy Khỏa đáp rằng: “Tật bệnh tắc loạn, ngô tùng kỳ trị dã (疾病則亂、吾從其治也, khi bị tật bệnh thì không sáng suốt, ta cứ theo lời dặn trước đây của người vậy).” Về sau, Ngụy Khóa lên làm tướng nước Tần, đánh nhau với tướng của nước Tấn là Đỗ Hồi (杜回) rất vũ dũng, ít ai thắng nổi, Ngụy Khỏa thường thua. Có một hôm, Ngụy Khỏa và Đỗ Hồi ra trận, đánh nhau trên một bãi cỏ, Ngụy Khỏa thấy mường tượng như có một ông già đang cúi xuống kết cỏ thành từng vòng dưới chân ngựa của Đỗ Hồi, khiến cho ngựa của Đỗ Hồi vướng cỏ ngã lăn ra, Đỗ Hồi cũng ngã theo, bị Ngụy Khỏa bắt đem về, thắng trận vẻ vang. Đêm hôm ấy, Ngụy Khỏa mộng thấy ông già kết cỏ về bảo rằng: “Dư, nhi sở giá phụ nhân chỉ phụ dã, nhĩ dụng tiên nhân chỉ trị mệnh, dư thị dĩ bảo (余、而所嫁婦人之父也、爾用先人之治命、余是 以報, tôi là cha của người thiếp do ông đã gả chồng, ông biết theo lời dặn sáng suốt của tiền nhân để gả chồng cho con gái tôi, tôi lấy việc đó để báo ơn ông).” Do điển tích này, từ ngữ kết thảo thường được dùng để chỉ việc đền ơn đáp nghĩa. Từ hàm hoàn (銜環,含環, ngậm vành) có xuất xứ từ câu chuyện trong Hậu Hán Thư (後漢書) quyển 54, Truyện Dương Chấn (楊震傳) có chú dẫn Tục Tề Hài Ký (續齊諧記) của Ngô Quân (吳均,469-520) nhà Lương thời Nam Triều. Chuyện kể rằng vào thời nhà Hán, có Dương Bảo (楊寶), lúc 9 tuổi, đi chơi đến phía bắc núi Hoa Âm (華陰), thấy một con chim sẻ vàng bị con chim cú đánh rơi xuống gốc cây, lại bị kiến lửa bu đốt. Dương Bảo lấy làm thương hại, bắt đem về nhà chăm sóc, nuôi cho đến khi chim sẻ khỏe mạnh, lông mọc đầy đủ mới thả cho bay đi. Đêm hôm ấy, Dương Bảo bỗng thấy một đứa bé mặc áo vàng ngậm một vòng ngọc, chạy vào trướng, đến trước mặt Dương Bảo nói: “Ngã Tây Vương Mẫu Sử Giả, quân nhân ái cứu chứng, thật cảm thành tề (我西王母使者、君仁愛救拯、 實感成濟, tôi là Sứ Giả của Tây Vương Mẫu, ông nhân ái cứu sống tôi, thực cảm đội ơn cứu mạng).” Rồi lấy bốn chiếc vòng ngọc trắng trao cho Dương Bảo và nói tiếp: “Linh quân tử tôn khiết bạch, vị đăng Tam Sự, đương như thử hoàn hỉ (令君子孫潔白、位登三事、當如此環矣,mong cho con cháu của ông luôn trong trắng, liêm khiết, sau này hiển đạt lên Tam Công (Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không), giống như mấy chiếc vòng này).” Nói xong, cậu bé áo vàng để lại vòng ngọc, từ tạ bay mất. Thuật ngữ “kết thảo hàm hoàn” trở thành thông dụng và rất phổ biến trong văn học dân gian. Như trong tác phẩm Hôi Lan Ký (灰闌記) phần 1 của Lý Hành Đạo (李行道,?-?) nhà Nguyên có câu: “Đa tạ đại nương tử, tiểu nhân kết thảo hoàn hàm, thử ân tất đương trọng báo (多謝大娘子、小人結草銜環、此 恩必當重報, xin đa tạ đại nương tử, kẻ tiểu nhân kết có ngậm vành, ơn này tất sẽ bảo đáp).” Hay trong Tây Du Ký (西遊記), hồi 37 lại có đoạn: “Kim lại chỉ tâm bải khẩn, thiên khất đảo ngã quốc trung, chương trụ yêu ma, biện minh tà chánh, Trẫm đương kết thảo hàm hoàn, báo thù sư ân dã (今來志心拜懇、千乞到我國 中、拿住妖魔、辨明邪正、朕當結草銜環、報酬師恩也, nay đến đây thành tâm lạy khẩn thiết, ngàn lần cầu xin Người đến nước tôi, dẹp trừ yêu ma, làm rõ chánh tà, Trẫm sẽ kết có ngậm vành, báo đáp ơn của Đại Sư).” Ngay như trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) cũng có câu: “Rằng tôi bèo bọt chút thân, lạc đàn mang lấy nợ nần yến oanh, dám nhờ cốt nhục từ sinh, còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau.”