1. Nguyên văn
伏以
淨瓶法水、一滴霑而日月澄清、翠柳甘露、半點洒而冥陽 利樂、欲得纖塵不染、須憑
大覺能仁。拜疏為越南國… 省…縣[郡]…社…村、家 居奉
佛修香諷經…祈超度事。今弟子(齋主)…惟日仰干 大覺世尊俯垂接度
奉為…之香靈。
元命生於…年…月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終、仝承
佛法以超昇、全賴經文而解脫。茲臨…。由是虔仗禪和宣 楊法事、諷誦
大乘法寶尊經…、加持往生淨土神呪、頂禮 三身寶相、萬德金容、集此勝因、願求超度。今則謹具疏 文、和南拜白。
南無十方常住三寶一切諸佛尊法賢聖僧作大證明。
南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座證明。恭奉、觀音接 引、勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂 愍念之心。伏願、
大圓教主、萬德洪名、捲風塵而真源湛寂、收波浪而覺海 澄清、祈現生共增福慧之無邊、願過故之香靈、同赴蓮池之 勝會。仰賴
佛恩證明之不可思議也、謹疏。
佛曆…歲次…年… 月… 日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ:
Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhi nhật nguyệt trùng thanh; thúy liễu Cam Lồ, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Nhân1.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh … kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử (trai chủ) …, duy nhật ngưỡng can, Đại Giác Thế Tôn, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm: Phụng vị … chi hương linh.
Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu … niên … nguyệt … nhật … bài mạng chung.
Đồng thừa Phật pháp dĩ siêu thăng, toàn lại kinh văn nhi giải thoát. Tư lâm …; do thị kiền trượng Thiền hòa, tuyên dương pháp sự, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo tôn kinh …, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử thắng nhân, nguyện cầu siêu độ. Kim tắc cẩn cụ sớ văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng tác đại chứng minh.
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật liên tọa chứng minh.
Cung phụng: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đề huề, Địa Tạng từ tôn, tiếp xuất u đồ chi khổ, minh dương liệt thánh, đồng thùy mẫn niệm chi tâm.
Phục nguyện: Đại viên giáo chủ, vạn đức hồng danh2; quyện phong trần nhi chơn nguyên trạm tịch, thâu ba lãng nhỉ giác hải trừng thanh, kỳ hiện sanh cọng tăng phước huệ chi vô biên, nguyện quá cố chi hương linh đồng phó Liên Trì chi thắng hội. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh chi bất khả tư nghì dã, cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Tịnh Bình nước pháp, một giọt thấm mà trong sạch trời trăng, nhành liễu Cam Lồ, mưa chấm tưới làm âm dương lợi lạc; muốn sạch bụi trần không nhiễm, nên nương Giác Ngộ đức từ.
Sớ tâu: Nay tại Thôn Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, … cầu nguyện siêu độ. Đệ tử (trai chủ)… hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ. Xót lòng tưởng nhớ hương linh (thân phụ, thân mẫu, v.v…) …
Sanh lúc … giờ, ngày … tháng … năm tuổi. hưởng thọ (hướng dương)
Tạ thế lúc… giờ, ngày … tháng … năm …
Nương vào Phật pháp để siêu thăng, toàn nhờ văn kinh mà giải thoát. Nay gặp lúc …. nương sức chúng tăng, tuyên bày pháp sự, trì tụng tôn kinh pháp bảo Đại Thừa …; gia trì thêm Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, nguyện cầu siêu độ. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Mười Phương Thường Trú Tam Bảo, hết thảy các đức Phật, tôn pháp hiền thánh tăng chứng giám cho.
Kính lạy đức Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, giáo chủ Tây Phương, ngồi trên tòa sen chứng giám cho. Cúi xin: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đón đi; Địa Tạng từ bi, tiếp khỏi tối tăm cảnh khổ, âm dương các Thánh, rũ lòng xót tưởng thương tâm.
Lại nguyện: Giáo chủ giác ngộ, muôn đức danh thơm; quét gió bụi làm nguồn chơn vắng lặng, thâu sóng gió khiến biển giác lắng trong; cầu người sống cùng tăng thêm vô biên phước huệ, nguyện cho quá cố hương linh, đều đến dự hội chốn Liên Trì. Ngưỡng lạy ơn Phật chứng minh, chẳng thể nghĩ bàn. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Năng Nhân (能仁): dịch nghĩa của Thích Ca Mâu Ni (s: Śākya-muni, 釋迦牟 尼), là người có đức nhân từ, bậc hiền nhân, cũng là tên gọi khác của đức Phật Thích Ca. Trong Phạm Võng Kinh Thuật Ký (梵網經述記)quyển thượng có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni, Đại Đường phiên vân Năng Tịch, cựu diệc vân Năng Mãn, diệc vân Năng Nhân (釋迦牟尼、大唐翻云能寂、舊亦云能滿、亦云能 仁, Thích Ca Mâu Ni, nhà Đường [Trung Hoa] dịch là Năng Tịch; xưa kia cũng dịch là Năng Mãn hay Năng Nhân).”
- Vạn đức hồng danh (萬德洪名): Hồng danh (洪名) nghĩa là thanh danh to lớn, tiếng tăm vĩ đại, tiếng thơm. Như trong bản Hồi Nhân Hạ Thọ Sử Quán Tu Soạn Trạng (回人賀授史館修撰狀) của Tầng Cùng(曾鞏,1019-1083) nhà Tống có câu: “Thùy liệt thánh chi hồng danh (垂列聖之洪名,tắm gội tiếng thơm của chư vị thánh).” Vạn đức hồng danh có nghĩa là danh hiệu có đầy đủ công đức to lớn để thành Phật; cho nên danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát thường được gọi là vạn đức hồng danh. Một số kinh điển xưng tán hồng danh của chư Phật như Bát Thập Bát Phật Hồng Danh Bửu Sám (八十八佛洪名寶懺), Tam Thiên Phật Hồng Danh Bửu Sám (三千佛洪名寶懺), Vạn Phật Hồng Danh Bửu Sám (萬佛洪名寶懺),v.v…