1. Nguyên văn

伏以

天高地厚、包含發育無窮、日往月來、炤耀周旋莫 测、深功厚德、立芬志以難酬、高樹明燈、敲佛天而微 答。疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉

佛修香獻供諷經慶生祈安迎祥集福事。今弟子…等、 即日焚香、心誠拜干

大覺能仁、俯垂炤鑒。言念、命承天地、氣稟陰陽、 巍巍乎德似泰山、濯濯爾恩如黃水。茲者…伏願、垂光 不負、每施普濟之恩、諸佛証知、常賜利生之德、今福 海以澄清、俾命根而堅固。實賴佛恩証明之加惠也。謹 疏。

佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏

 (疏) 奉 白佛金章弟 子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Thiên cao địa hậu, bao hàm phát dục vô cùng; nhật văng nguyệt lai, chiếu diệu châu toàn mạc trắc; thâm công hậu đức, lập phân chí dĩ nan thủ; cao thọ minh đăng, xao Phật thiên nhi vi đáp.

Sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương hiến cúng phúng kinh khánh sanh kỳ an nghinh tường tập phước sự. Kim đệ tử đẳng, tức nhật phần hương, tâm thành bái can, Đại Giác Năng Nhân, phủ thùy chiếu giám.

Ngôn niệm: Mạng thừa thiên địa, khí bẩm âm dương; nguy nguy hồ đức tợ Thái Sơn1; trạc trạc nhĩ ân như Hoàng Thủy2. Tư giả…

Phục nguyện: Thùy quang bất phụ, mỗi thí phổ tế chi ân; chư Phật chứng tri, thường tứ lợi sanh chi đức; linh phước hải dĩ trừng thanh, tỷ mạng căn nhi kiên cố. Thật lại Phật ân chứng minh chi gia huệ dã. Cần sớ.

Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật … thời.

Đệ tử chúng đằng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Trời cao dày đất, bao hàm sinh trưởng vô cùng; trời đến trăng đi, chiếu tỏ cùng khắp chẳng thiếu; công sâu đức lớn, lập chỉ thơm thật khó đền; đèn tỏ cây cao, sáng cõi Phật xin bảo đảo.

Sớ tâu: Nay tại Thôn… Xã….. Huyện (Quận) …, Tỉnh…., nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương hiến cúng, tụng kinh mừng sinh con, cầu an đón lành thỉnh phước. Nay đệ tử … ngày này dâng hương, tâm thành kính lạy, ngưỡng lên Đại Giác Năng Nhân, xót thương chứng giám.

Nép nghĩ: Mạng vâng trời đất, khí thuộc âm dương; nguy nga đức cả tự Thái Sơn, dạt dào ơn lành như Hoàng Thủy. Nay …

Cúi mong: Phóng quang chẳng phụ, mỗi ban cùng khắp ơn sâu; chư Phật chứng tri, thường gieo lợi sanh đức cả; khiến biển phước được lắng trong, giúp mạng căn thêm vững chắc. Ngưỡng trông ơn Phật chứng minh ban ân huệ. Kính dâng sớ.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm …

Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Thái Sơn (泰山): còn gọi là Đại Tông (岱宗), Dại Sơn (岱山), Đông Nhạc (東嶽), là ngọn núi đứng đầu Ngũ Nhạc (五嶽), tọa lạc tại miền Trung của Tỉnh Sơn Đông (山東省), giáp giới với các tỉnh như Tề Nam (濟南), Trường Thanh (長清), Lịch Thành (歷城), Thái An (泰安), v.v…, rộng khoảng hơn 400 dặm vuông, phía Đông là biển lớn, phía Tây tựa vào Hoàng Hà (黃河), Theo Thuật Dị Ký (述異記) của Nhiệm Phưởng (任昉,460-508) thời Lục Triều (六朝,220-589), dưới thời Tần (秦, 221-207 ttl.), Hán (漢, 202ttl.-220), truyền thuyết dân gian cho rằng Bàn Cổ (盤古) sau khi chết, đầu là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc (中岳), tay trái là Nam Nhạc (南岳), tay phải là Bắc Nhạc (北岳), chân là Tây Nhạc (西嶽). Đầu của Bản Cổ hướng về phía Đông, nên hóa thành Đông Nhạc, vì vậy Thái Sơn trở thành đầu của Ngũ Nhạc. Trong 36 Động Thiên của Đạo Giáo, Thái Sơn được xếp vào hàng Động Thiên thứ hai. Đạo Giáo du nhập vào ngọn Thái Sơn này lúc nào, hiện tại vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, trong quyển 94 của Tấn Thư (晉書), Ân Dật Truyện (隱逸傳) có ghi rằng vào thời nhà Tấn (骨,266-420) có Đạo Sĩ Trương Trung (張 忠) vào ẩn cư trong Thái Sơn, vậy ta có thể biết được rằng ít nhất ông là vị Đạo Sĩ đầu tiên vào trong núi này. Về miều vũ trên Thái Sơn, có Đại Nhạc Miếu (岱嶽廟) được kiến lập sớm nhất vào thời Bắc Ngụy (北魏,386-543). Theo Thủy Kinh Chú (水經注) của Lịch Đạo Nguyên (廊道元,7-527) nhà Bắc Ngụy cho biết rằng Đại Nhạc Miếu phân làm 3 miếu thượng, trung và hạ. Đến thời nhà Đường (唐, 618- 907), cả ba ngôi đều được trùng tu, miếu trung được gọi là Đại Nhạc Quan (岱獄 觀), thế gian gọi là Lão Quân Đường (老君堂), là nơi được Hoàng Đế nhà Đường phái Đạo Sĩ đến thờ tự Thái Sơn Thần. Từ thời nhà Đường, Tống (宋, 960-1279) trở đi, trên Thái Sơn có nhiều công trình kiến trúc được tạo dựng như Thanh Đế Quan (青帝觀), Vương Mẫu Trì (王母池), Thăng Nguyên Quan (升元觀), Bích Hà Nguyên Quân Tử (碧霞元君祠), Ngọc Đế Quan (玉帝觀), Hội Chơn Cung (會員 宮), v.v… Đến thời nhà Minh (明,1368-1644), Thanh (清,1644-1912), Đạo Giáo trên Thái Sơn lại càng hưng thạnh hơn thêm và kéo dài cho đến hiện tại. Bên cạnh đó, các tự viện Phật Giáo cũng phát triển trên núi rất nhiều như Linh Nham Tự (靈 岩寺), Phổ Chiếu Tự (普照寺), Quang Hóa Tự (光化寺), Tứ Thiền Tự (四禪寺), Song Tuyền Am (雙泉庵), Hàm Thảo Tự (銜草寺), v.v… Lịch đại chư vị đế vương đều tỏ vẻ vô cùng tôn sùng đối với Thái Sơn. Tương truyền xưa kia có xuất hiện 72 vị quân chủ, đều tập trung chư hầu trên núi này để tiến hành lễ tế trời đất gọi là Phong Thiền (封禪). Từ thời thượng cổ các đế vương như Vô Hoài Thị (無懷氏), Thần Nông Thị (神農氏), Viêm Đế (炎帝), Hoàng Đế (黃帝), Nghiêu (ℓ), Thuấn (舜), v.v…, đều đã từng lên núi này hành lễ Phong Thiền, để tạ ơn chư vị thiên thần ủng hộ cho. Kể từ khi Tần Thi Hoàng (秦始皇, tại vị 246-210 ttl.) lên núi hành lễ này vào năm 219 trước Tây Lịch trở về sau, Tây Hán Võ Đế Lưu Triệt (西漢武帝 劉徹, tại vị 141-87 ttl.), Đông Hán Quang Võ Đế Lưu Tú (東漢光武帝劉秀, tại vị 25-57), Chương Đế Lưu Đạt (章帝劉達, tại vị 75-88), An Đế Lưu Hộ (安帝劉戶, tại vị 106-125), Đường Cao Tông Lý Trị (唐高宗李治, tại vị 649-683), Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (唐玄宗李隆基, tại vị 712-756), Tống Chơn Tông Triệu Hằng (宋真宗趙恆, tại vi 997-1022), v.v…, cũng đã từng thân hành lên Thái Sơn làm lễ Phong Thiền. Như trong Sử Ký (史記), Phong Thiền Thư (封禪書) có đoạn: “Thử Thái Sơn đánh thượng trúc đàn tế Thiên, bảo Thiên chỉ công, cổ viết Phong (此泰山頂上築壇祭天、報天之功、故曰封, trên đình Thái Sơn dựng đàn tế Trời để báo đáp công Trời, gọi là Phong),” và “Thử Thái Sơn hạ tiểu sơn thượng trừ địa, bảo Địa chỉ công, cố viết Thiền (此泰山下小山上除地、報地之功、故曰禪, dưới chân Thái Sơn, dọn dẹp sạch trên núi nhỏ để báo đáp công Đất, gọi là Thiền).” Bên cạnh đó, các thi hào, văn nhân qua các thời đại cũng rất kính ngưỡng Thái Sơn, như Khổng Tử (孔子,552/551-479 ttl.) nhà Chu (周), Tào Thực (曹植,192- 232) nhà Ngụy (魏,220-265), Tư Mã Thiên (司馬遷,135-90 ttl.) nhà Hán, Lục Cơ (陸機,261-303) nhà Tấn, Lý Bạch (李白, 701-762), Đỗ Phủ (杜甫,712-770) nhà Đường, Tô Triệt (蘇轍,1039-1112) nhà Tống, v.v…, đều có lưu lại những áng thi văn tuyệt hảo tán tụng về Thái Sơn. Trong Hàn Phi Tử (韓非子), chương Thập Quá (十過) có đoạn rằng: “Tích giả Hoàng Đế hợp quỷ thần ư Thái Sơn chỉ thượng, giá tượng xa nhi lục giao long. Tất Phương tinh hạt, Xi Vưu cư tiền, Phong Bả tấn tào, Vũ Sư lệ đạo, hồ lang tại tiền, quỷ thần tại hậu, Đằng Xà phục địa, Phụng Hoàng phú thượng, đại hợp quỷ thần (昔者黃帝合鬼神於泰山之上、駕象車而六蛟 龍、畢方並轄、蚩尤居前、風伯進掃、雨師灑道、虎狼在前、鬼神在後、 騰蛇伏地、鳳皇覆上、大合鬼神,xưa kia Hoàng Đế tập hợp quỷ thần trên Thái Sơn, hộ vệ xe voi có sáu con thuồng luồng, quái điều Tất Phương nâng trục xe, thú thần Xi Vưu ở phía trước, Thần Gió Phong Bả quét dọn đường, Thần Mưa Vũ Sư rưới sạch đường, cọp sói ở trước, quỷ thần phía sau, Rắn Bay nép dưới đất, chim Phụng Hoàng núp trên không, các quỷ thần tập hợp rất đông).” Hay như trong Trang Tử (莊子), chương Tiêu Dao Du (逍遙遊) có câu: “Hữu điều yên, kỳ danh vi bằng, bối nhược Thái Sơn, dực nhược thùy thiên chi vân(有鳥焉、其名為鵬、背 若泰山、翼若垂天之雲, có con chim, tên nó là bằng [đại bàng], lưng nó như núi Thái Sơn, cánh nó như đám mây che trời).” Như trong bài Phi Long Thiên (飛龍 篇) của Tào Thực có đoạn miêu tả sự linh thiêng trên núi Thái Sơn rằng: “Thần du Thái Sơn, vân vụ yểu điệu, hốt phùng nhị đồng, nhan sắc tiên hảo, thừa bi bạch lộc, thú y chỉ thảo, ngã tri chân nhân, trường quỳ vấn đạo(晨遊泰山、雲霧窈窕、 忽逢二童、顏色鮮好、乘彼白鹿、手醫芝草、我知真人、長跪問道, sớm dạo Thái Sơn, khói mây yểu điệu, chợt thấy hai trẻ, cỡi con hươu trắng, tay nắm cỏ chỉ, biết là chân nhân, quỳ xuống hỏi đường).” Trong ca dao Việt Nam thường có câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.” Từ đó, núi Thái Sơn to lớn, vĩ đại kia được ví cho công ơn của người cha đối với con.
  2. Hoàng Thủy (黃水) hay Hoàng Hà (黃河): là dòng sông dài, lớn thứ 2 của Trung Quốc, sau Trường Giang (長江), lớn thứ 5 của thế giới. Dòng sông này phát nguyên từ rặng núi Ba Nhan Khách Lạp (巴颜喀拉, Bayan Har) của Tỉnh Thanh Hải (青海 省); chảy qua 9 tỉnh khu là Thanh Hải (青海), Tứ Xuyên (四川), Cam Túc (甘肅), Ninh Hạ (寧夏), Nội Mông Cổ (內蒙古), Thiểm Tây (陝西), Sơn Tây(山西), Hà Nam (河南) Sơn Đông (山東); cuối cùng đi qua cửa khẩu sông Đông Doanh (東 營) của Tỉnh Sơn Đông(山東省) và đỗ vào Bột Hải (渤海, Bohai Sea), với chiều dài toàn bộ là 5464 km. Hoàng Hà có nghĩa là dòng sông màu vàng. Chữ Hoàng (黃) ở đây dùng để miêu tả hiện trang nước sông như thế nào. Trong Nhĩ Nhã (爾 雅), phần Thích Thủy (釋水) có câu: “Hà xuất Côn Lôn, sắc bạch, sở lương tỉnh thiên thất bách nhất xuyên, sắc hoàng(河出崑崙、色白、所渠並千七百一川、 色黃, Hoàng Hà xuất phát từ Côn Lôn, nước trong, chảy qua hơn một ngàn bảy trăm sông, sắc thành màu vàng).” Sơn Hải Kinh (山海經) cũng như Thủy Kinh Chú (水經注) đều cho rằng Hoàng Hà phát xuất từ Côn Lôn. Chi lưu của Hoàng Hà có Bạch Hà (白河), Hắc Hà(黑河), Hoàng Thùy (湟水), Tổ Lệ Hà (祖厲河), Thanh Thủy Hà (清水河), Đại Hắc Hà (大黑河), Quật Dã Hà (窟野河), Vô Định Hà (無定河), Phần Hà (汾河), Vị Hà (渭河), Lạc Hà (洛河), Thấm Hà (沁河), Đại Vấn Hà (大汶河). Hoàng Hà được xem như là người mẹ sản sinh văn minh Trung Quốc. Có một số nhân vật nổi tiếng có liên quan đến dòng sông vĩ đại này như Đại Vũ (大禹), vua nhà Hạ (夏, khoảng 2000-1600 ttl.), người từng chế ngự thành công nạn lũ lụt ở Hoàng Hà; Điền Phân (田蚡), Đại Thần dưới triều Hán Võ Đế; Cổ Nhượng (買讓), nhà thủy lợi tài ba thời Tây Hán; Đỗ Sung (杜充,?-1141), Thái Thú Khai Phong (開封) thời Bắc Tống (北宋,960-1127); Phan Quý Tuần (潘 季馴, 1521-1595); nhà chuyên môn trị thủy nổi tiếng thời nhà Minh; Cận Phụ (新 輔,1633-1692), danh thần trị thủy thời nhà Thanh; Lưu Ngạc (劉鴞, 1857-1909); nhà thủy lợi học cuối thời nhà Thanh, v.v… Chính vì sự vĩ đại của dòng sông, tầm quan trọng như là người mẹ sản sinh ra nền văn minh Trung Quốc, Hoàng Hà còn được xem như là tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ đối với con, đối xứng với Thái Sơn là người cha. Cho nên câu “nguy nguy hồ đức tợ Thái Sơn, trạc trạc nhĩ ân như Hoàng Thủy(巍巍乎德似泰山、濯濯爾恩如黃水) trong lòng văn sớ trên có nghĩa là đức của người cha to lớn, vĩ đại như núi Thái Sơn, và ơn của người mẹ trong sáng, dạt dào như sông Hoàng Hà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớ Cúng Ngọ Khai Kinh (Phong Túc Diêu Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phong túc diêu đàn, cảnh ngưỡng từ quang chỉ tại vọng; vân khai bảo tọa, kiều chiêm Phật pháp chi vô biên; phủ lịch đơn thầm, ngưỡng can liên tọa.

Sớ Cúng Bách Nhật (Đông Phương Giáo Chủ)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đông phương giáo chủ, hoằng khai giải thoát chi môn; Tây Trúc đạo sư, chỉ thị vãng sanh chỉ lộ.

Sớ Khai Kinh Thánh Đản Thế Tôn (Nhất Chơn Diệu Thể)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Nhất chơn diệu thể, ninh hữu khứ lai chỉ thoại; thù nguyện ứng cơ, bất vô ngôn tướng chỉ lương; nhân quần mê lưu lãng ư thao vi, trí Đại Thánh giáng tích ư trần thế.

Sớ Cúng Tiểu Tường (Đại Đạo Vô Phong)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại đạo vô vong, nhật tỉnh thung huyên tịch mịch; Tiểu Tường dự đáo, kim tu trai sự tiến bạt; nhất niệm chí phù, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Thù Nguyện II (Đại Bi Quan Âm)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại bi Quan Âm, toại hưng tế vật chỉ niệm; chí thánh Mâu Ni, bất phụ thù nguyện chi tâm; tại cổ Phật sở năng kích thiết, hồ kim nhân nhi bất tuân y.

Sớ Cúng Thù Nguyện I (Tinh Chiếu Quang Thiên)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Tinh chiếu quang thiên, tín hữu khẩn cầu nhi báo ứng; thủy trừng huy nguyệt, tùy kỳ đảo thỉnh dĩ toại thông.

Sớ Tụng Dược Sư Sám Tiền Khiên Giải Bệnh (Phật Tâm Bất Viễn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phật tâm bất viễn, cầu giả thủy nguyệt trùng viên; thánh nhãn phi diêu, đảo giả hương vân phó cảm; phủ trần nghĩ khốn, ngưỡng khấu nghê đài.

Trạng Cúng Đất (Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng ... tiết lễ tạ Thổ Thần kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim...

Sớ Khai Kinh Cầu An I (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.

Sớ Cầu An (Thiên Chi Định Viết Vị Viết Sanh)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên chỉ định viết vị viết sanh, vô hào vọng niệm; nhân chi tỉnh dục an dục dật, hữu sự khả cầu; trí kính trí thành, tất văn tất kiến.

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Cầu Con Nối Dõi (Thiên Đạo Chi Đại)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên đạo chỉ đại, hữu nhật nguyệt hữu âm dương; nhân luân chi trung, viết phu thê viết phụ tử; dục tồn hồ thử, tu yếu khả cầu.

Sớ Cúng Đáp Nguyện Lành Bệnh (Vô Thượng Y Vương)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Vô thượng Y Vương, liệu cứu trầm kha chỉ thuật; được pháp hồi sinh, trí hiệu linh ứng chỉ đơn; phủ lịch nghĩ thầm, ngưỡng vu nghê tòa.

Sớ Cầu An Đi Thuyền (Phật Thiên Bất Viễn)
Sớ điệp Công Văn

Phật thiên bất viễn, cầu chỉ giả thủy nguyệt ấn tâm; thần thánh phí diêu, đảo chỉ giả tùy duyên phó cảm.

Sớ Cúng Bổn Mạng II (Phật Đức Sung Mãn)
Sớ điệp Công Văn, Tin tức

Phục dĩ Phật đức sung mãn ư sa giới, tỉnh quang chiếu diệu ư cân khôn; phùng cát nhật nhi phúng tụng chơn thừa, nguyện chung thân nhi thường năng an lạc.

Trạng Cúng Tống Mộc
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh, ... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tỉnh chỉ kỳ vi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, trượng mạng Thiền lưu, khai hành pháp sự ư trung, đặc thiết giải thích hung ương, kỳ gia trạch dĩ điện an, bảo môn lư nhi cát khánh. Kim tắc nghi diên tứ thiết, lễ phẩm cụ trần; sở hữu trạng văn, phổ thân phụng thỉnh.