1. Nguyên văn

伏以

佛心不遠、求者水月澄圓、聖眼非遙、禱者香雲赴感、俯陳蟻 悃、仰叩霓臺。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居 奉

佛聖修香誦經禱病懺悔前愆祈安延壽事。今齋主…等、惟日 仰干

大覺俯鑒微誠。伏惟、弟子(病人)肺金染恚、使生逆上痰涎、 脾土虛煩、致使胸痞滿飲、漿少進藥石無靈、由前人殺害生靈、 致此世冤仇交報、學來此事、惶恐不勝、思非人力難扶、幸賴

佛緣能救、蠲今吉日、點燃燈燭、虔仗六和、筵開一七、諷誦

藥師瑠璃光如來本願功德經、慈悲三昧水懺法、加持消災吉 祥、拔業往生神咒、集此良因、祈增延壽。今則上供、謹具開啟 (完滿)疏章、和南拜白。

南無十方常住三寶作大證明。

南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。

南無東方教主滿月慈容消災增延壽藥師琉璃光王 佛作大證明

南無大慈悲救苦難靈感應觀世音菩薩。

南無上中下分三界天曹地府人間列位諸聖賢。筵奉、三乘上 聖、四府萬靈、護法龍天、伽藍眞宰、歷代祖師、十二藥叉大 將、一切善神、仝垂擁護。伏願、

佛垂護佑、聖降吉祥、累生業障以冰消、一切善根而成就。又 願、三世前愆、冤家債主、仇讐執對、一切橫魂、同仗香筵、咱 法聞經、超生淨境。寔賴

三寶佛聖扶持之大力也。具疏。

佛曆…歲次…年…月…日時。齋主…等和南上疏

(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ:

Phật tâm bất viễn, cầu giả thủy nguyệt trùng viên; thánh nhãn phi diêu, đảo giả hương vân phó cảm; phủ trần nghĩ khốn1, ngưỡng khấu nghê đài.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương tụng kinh đảo bệnh sám hối tiền khiên2 kỳ an diên thọ sự. Kim trai chủ … đẳng, duy nhật bải can Đại Giác phủ giám vì thành.

Phục duy: Đệ tử (bệnh nhân) phế kim3 nhiễm khuể, sứ sanh nghịch thượng đàm diễn; tỷ thổ hư phiền, trí sử hung bĩ mãn ẩm; tương thiều tấn dược thạch vô linh, do tiền nhân sát hại sinh linh; trí thử thế oan cửu giao báo; giác lai thử sự, hoàng khủng bất thắng; tư phi nhân lực nan phò, hạnh lại Phật duyên năng cứu; quyên kim cát nhật, điểm nhiên đăng chúc; kiền trượng Lục Hòa, diên khai nhất thất; phúng tụng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh4, Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp; gia trì Tiêu Tai Cát Tường, Bạt Nghiệp Vãng Sanh Thần Chú; tập thử lương nhân, kỳ tăng diên thọ. Kim tắc thượng cúng, cẩn cụ khai khải (hoàn mãn) sớ chương, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.

Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh.

Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Thượng Trung Hạ Phân Tam Giới Thiên Tào Địa Phủ Nhân Gian liệt vị chư thánh hiền.

Diên phụng: Tam Thừa thượng thánh, Tứ Phủ vạn linh; Hộ Pháp long thiên,

Già Lam chơn tế; lịch đại Tổ Sư, Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng5; nhất thiết thiện thần, đồng thùy ủng hộ.

Phục nguyện: Phật thùy hộ hựu, Thánh giáng cát tường; lụy sanh nghiệp chướng dĩ băng tiêu, nhất thiết thiện căn nhi thành tựu.

Hựu nguyện: Tam thế tiền khiên, oan gia trái chủ; cừu thù chấp đối, nhất thiết hoạnh hồn; đồng trượng hương diên, thính pháp văn kinh, siêu sanh Tịnh Cảnh6.

Thật lại Tam Bảo Phật Thánh phò trì chi đại lực dã. Cụ sớ.

Phật lịch … Tuế thứ… niên … nguyệt … nhật thời.

Trai chủ … đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Phật tâm gần đó, người cầu trăng nước lắng trong; mắt Thánh đâu xa, kẻ nguyện mây hương cảm ứng; bày tâm thành khẩn, ngưỡng lạy đài cao.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)… Tỉnh…, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, đảo bệnh sám hối tội trước, cầu an tăng thọ. Hôm nay Trai Chủ chúng con …, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương chứng giám.

Nép nghĩ: Đệ tử (bệnh nhân) phổi nhiễm nóng này, khiến sanh chuyển ngược đờm tuôn; lá lách bực buồn, làm cho ngực sưng to cứng, nước ít cho thuốc uống chẳng linh, do đời trước sát hại sanh linh, đến đời này oán cửu giao báo; việc này biết được, lo sợ nào yên; xét sức người khó qua, may nhờ duyên Phật cứu độ; chọn đúng ngày tốt, thắp sẳng đèn nến, nương nhờ chúng tăng; diên mở một thất, trì tụng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bốn Nguyện Công Đức Kinh, Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp; gia trì Tiêu Tai Cát Tường, Bạt Nghiệp Vãng Sanh Thần Chú, lấy nhân tốt này, cầu tăng tuổi thọ. Nay xin dâng cúng, cần đủ khai mở (hoàn mãn) sớ chương, kinh thành lạy thỉnh:

Kính lạy Ba Ngôi Báu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho.

Kính lạy đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng, chứng giám cho.

Kính lạy đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, giáo chủ phương Đông, tướng mạo trăng tròn từ bi, tiêu tai thêm tuổi thọ, chứng giám cho. Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bị lớn, cứu khổ nạn linh cảm ứng, chứng giám cho.

Kính lạy hết thảy các vị thánh hiền trong ba cõi người, địa phủ và trên trời chứng giảm cho.

Cùng xin chư Thánh trong Ba Thừa, vạn loài của Bốn Phủ; Hộ Pháp trời rồng, chủ tể Già Lam, các đời Tổ Sư, Mười Hai Dược Xoa Đại Tướng, hết thảy thiện thần, đồng thương chứng giám.

Lại nguyện: Phật thương giúp đỡ, Thánh ban cát tường; nghiệp chưởng nhiều đời được tiêu tan, tất cả căn lành đều thành tựu.

Ngưỡng mong: Tội lỗi ba đời, oan gia trái chủ; cừu thù đối địch, hết thảy vong hồn; cùng nhờ cỗ chay, nghe pháp nghe kinh, sanh về Tịnh Cảnh. Ngưỡng trông Tam Bảo Phật Thánh phò trì năng lực lớn. Kính dâng sớ.

Phật lịch… Ngày … tháng … năm …

Trai chủ … chúng con thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Nghĩ khổn (蟻個): từ khiêm tốn bày tỏ tâm thành khẩn thiết của mình lên đấng trên. Như trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證,CBETA No. 1252) quyển 1 có câu: “Thần công phả trắc, khai chúng sanh phương tiện chi môn, kiệt nghĩ khốn dĩ quy y, kỉ hồng hưu chỉ gia bị (神功叵測、開眾生方便之 門、竭蟻悃以皈依、冀鴻休之加被,thần công khó lường, mở cửa phương tiện cho chúng sanh, tận lòng thành xin quy y, mong ơn trên thẩm gia hộ).” Tác phẩm này có chú thích về từ “nghĩ khốn” như sau: “Đông Dương Nguyên Ngưng Tề Hài Kỷ viết: “Đổng Chiêu chỉ quá giang kiến nghĩ quyền, nhất đoán lô chiêu chi cứu chỉ, hậu hệ ngục, nghĩ lãnh quần nghỉ huyệt ngục, Chiêu chỉ toại đắc miễn’ (東 陽元凝齊諧記曰、董昭之過江見蟻圖、一短蘆昭之救之、後繫獄、蟻領群 蟻穴獄、昭之遂得免, tác phẩm Tề Hài Ký của Đông Dương Nguyên Ngưng ghi rằng: ‘Khi Đồng Chiêu (156-236) qua sông thì gặp tổ kiến, ông dùng nhành lau vớt lên cứu tổ kiến; về sau ông bị giam vào ngục thất, kiến thống lãnh cả đàn đào huyệt vào ngục, nhờ đó Đổng Chiêu được thoát nạn”).” Như vậy, nghĩ khốn ở đây có nghĩa là tấm lòng chân thành, khẩn thiết của đàn kiến, cho dù là con vật nhỏ như kiến đi nữa cũng tận lực báo ơn cứu mạng.
  2. Tiền khiên (前愆): tội lỗi, sai lầm trước đây, hay đời trước. Như trong Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖大師法寶壇經, Taishō No. 2008), phẩm Sám Hối thứ 6 có đoạn giải thích về ý nghĩa sám hối rằng: “Sám giả, sám kỳ tiền khiên, tùng tiền sở hữu ác nghiệp, ngu mê, kiêu cuống, tật đổ đẳng tội, tất giai tận sám, vĩnh bất phục khởi, thị danh vi sám (懺者、懺其前愆、從前所有惡業、愚迷、憍 誑、嫉妒等罪、悉皆盡懺、永不復起、是名為懺, Sám nghĩa là ăn năn những tội lỗi trước đây, từ trước đến nay các tội ác nghiệp, ngu mê, kiêu ngạo, ganh tỵ, v.v…, thảy đều sám hối, mãi không phạm lại, đó nghĩa là sám).” Hay trong Ngụy Thư (魏書) quyển 100 có câu: “Nhược thiên tử thứ kỳ tiền khiên, cần đương phụng chiếu (若天子恕其前愆、謹當奉詔, nếu thiên từ tha thứ tội trước, thì kính cẩn vâng chiếu).” Ngoài ra, trong Thiền Tông Quyết Nghi Tập (禪宗決疑 集, Taishō No. 2021) cũng có câu: “Ngũ thể đầu địa nhiên chỉ nhiên hương, phát lộ tiền khiên cầu ai sám hối(五體投地然指然香、發露前愆求哀懺悔,năm vóc gieo xuống đất đốt tay đốt hương, phơi bày tội trước cầu xin sám hối).”
  3. Phế kim (肺金): theo quan niệm của Y Học Trung Quốc cổ đại, Ngũ Tạng (五臟) của con người ứng với Ngũ Hành (五行); như Phế (肺, phối) ứng với Kim (金), Tâm (心, tim) với Hỏa (火), Can (肝, gan) với Mộc (木), Thận (腎, thận) với (水) và Tỳ (脾, lá lách) với Thổ (土). Như trong Y Đạo Hoàn Nguyên (醫道還元), tác phẩm y học của Đạo Giáo, có câu: “Kim chung giả, phế thị dã; phế thuộc kim, kỳ hình chỉ huyền ư nội, hữu như chung, cố viết kim chung(金鐘者,肺是也。肺 屬金,其形之懸於內,有如鐘,故曰金鐘, chuông vàng là lá phổi; phổi thuộc về kim, hình của nó treo bên trong, giống như chuông, nên gọi là chuông vàng).” Ngũ Tạng có mối quan hệ tương sanh và tương khắc lẫn nhau. Về tương sanh, gan sanh tim, tim sanh lá lách, lá lách sanh phối, phổi sanh thận, thận sanh gan. Về tương khắc, gan khắc lá lách, lá lách khắc thận, thận khắc tim, tim khắc phổi, phổi khắc gan.
  4. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (s: Bhaişa jyaguruvaidūryaprabhāsapūryapranidhāna,藥師瑠璃光如來本願功德經):1 quyển, được thâu lục vào Taisho Vol. 48, No. 450, do Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (大唐三藏法師玄奘,602-664) dịch, gọi tắt là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師如來本願功德經), Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師本願功德經), Dược Sư Kinh (藥師經). Bản Hán dịch của kinh này có 5 loại: (1) bản do Bạch Thi Lê Mật Đa La (帛尸梨多羅) nhà Đông Tấn dịch (317-322); (2) bản do Huệ Giản (慧簡) nhà Lưu Tống dịch (457); (3) bản do Đạt Ma Cấp Đa (達磨笈多) nhà Tùy dịch (615); (4) bản do Huyền Trang nhà Đường dịch (650); và (5) bản do Nghĩa Tịnh (義淨,635-713) nhà Đường dịch (707). Ba bản đầu cường điệu về công đức của Phật Dược Sư, được gọi là Dược Sư Tùy Nguyện Kinh (藥師隨願經). Bản của Nghĩa Tịnh dịch là Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師琉璃光七佛本願功德 經, Taishō No. 451), hay Thất Phật Dược Sư Kinh (七佛藥師經), nói rõ về bản nguyện cũng như Đà La Ni (陀羅尼) của 7 vị Phật. Bản do Huyền Trang dịch là thông hành nhất, có đủ tính chất Mật Giáo, với đặc tính thuyết về tư tưởng lợi ích hiện thế và vãng sanh Tịnh Độ. Bản dịch Kinh Dược Sư bằng tiếng Tây Tạng có 2 loại, trong đó có bản tương đương với bản hiện hành là Bcom-ldam hdás sman-gyi bla vaidūryahi hod-kyi snon-gyi smon-lam-gyi khyad-par rgyas-pa. Bản tương đương với bản của Nghĩa Tịnh dịch là De-bshin-gśegs-pa bdun-gyi snon- gyi smon-lam-gyi khya-par rgyas-pa. Bản chú sớ về kinh này có Dược Sư Bồn Nguyện Công Đức Nghĩa Sớ (藥師本願功德義疏) 3 quyển của Thật Quán (實 觀), cũng như Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh Sớ (藥師本願功德經疏) của Khuy Cơ (窺基,632-682), Tĩnh Mại (靖邁), Thần Thái (神泰), Độn Luân (通倫), Cảnh Hưng (憬興), v.v…, mỗi vị viết 1 quyển; cọng thêm Dược Sư Bồn Nguyện Kinh Cổ Tích (藥師本願古迹)2 quyển của Thái Hiền (太賢).
  5. Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng (十二藥叉大將): 12 vị Dược Xoa Đại Tướng, còn gọi là Dược Sư Thập Nhị Thần Tướng (藥師十二神將), Thập Nhị Thần Vương (十二神王), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將), là quyến thuộc của đức Phật Dược Sư, những vị phát nguyện hộ trì người nào trì tụng Dược Sư Kinh. Đôi khi họ cũng được xem như là phân thân của Phật Dược Sư. Như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師瑠璃光如來本願功 德經) có nêu rõ tên của 12 vị Đại Tướng này, gồm: (1) Cung Tỳ La (s: Kumbhīra, 宮毘羅), còn gọi là Kim Tỳ La (金毘羅), ý dịch là Cực Úy (極畏); thân màu vàng, tay cầm cây chày báu, thuộc chi Hợi, lấy Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) làm bản địa. (2) Phạt Chiết La (s: Vajra, 伐折羅), còn gọi là Bạt Chiết La (跋折羅), Hòa Ki La (和普羅), ý dịch là Kim Cang (金剛), thân màu trắng, tay cầm kiếm báu, chỉ Tuất, lấy Bồ Tát Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至) làm bản địa. (3) Mê Xí La (s: Mihira, 迷企羅), còn gọi là Di Khư La ( 佉羅), ý dịch là Chấp Nghiêm (執嚴), thân màu vàng, tay cầm cây gậy báu hay Độc Cô (獨鈷), chỉ Dậu, lấy Phật A Di Đà (s: Amitabha; 阿彌陀佛) làm bản địa. (4) An Đề La (s: Andira, 安底羅), còn gọi là Át Nễ La (類個羅), An Nại La (安 捺羅), An Đà La (安陀羅); ý dịch là Chấp Tỉnh (執星), thân màu xanh, tay cầm chùy báu hay hạt châu báu, chỉ Thân, lấy Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) làm bản địa. (5) Ngạch Nễ La (s: Anila, 額爾羅), còn gọi là Mạt Nhĩ La (末爾羅), Ma Ni La (摩尼羅), ý dịch là Chấp Phong (執風), thân màu hồng, tay cầm cây xoa báu hay cái nó, chỉ Mùi, lấy Bồ Tát Ma Lợi Chi (摩利支) làm bản địa. (6) San Đế La (s: Śandila, 珊底羅), còn gọi là Ta Nễ La (娑個羅), Tố Lam La (素藍羅); ý dịch là Cư Xứ (居處); thân màu khói lam, tay cầm bảo kiếm hay vỏ sò; chỉ Ngọ, lấy Bồ Tát Hư Không Tạng (s: Ākāśagarbha,虚空藏) làm bản địa. (7) Nhân Đạt La (s: Indra, 因達羅), còn gọi là Nhân Đà La (因陀羅); ý dịch là Chấp Lực (執力), thân màu hồng, tay cầm côn báu hay cái mâu, chi Tỵ, lấy Bồ Tát Địa Tạng (s: Ksitigarbha, 地藏) làm bản địa. (8) Ba Di La (s: Pajra, 波夷 羅), còn gọi là Bà Da La (婆耶羅); ý dịch là Chấp Âm (執飲); thân màu hồng, tay cầm chùy báu hay cung tên, chỉ Thìn, lấy Bồ Tát Văn Thù (s: Manjuśrī, 文殊) làm bản địa. (9) Ma Hồ La (s: Mahoraga,摩虎羅), còn gọi là Bạc Hô La (薄呼 羅), Ma Hưu La (摩休羅); ý dịch là Chấp Ngôn (執言); thân màu trắng, tay cầm búa báu, chỉ Mão; lấy Phật Dược Sư (s: Bhaisajyaguru, 藥師) làm bản địa. (10) Chơn Đạt La (s: Kinnara, 眞達羅), còn gọi là Chơn Trì La (眞持羅); ý dịch là Chấp Tưởng (執想); thân màu vàng, tay cầm cây Quyên Sách (羅索) hay gậy báu, chỉ Dần; lấy Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢) làm bản địa. (11) Chiêu Đỗ La (s: Catura, 招杜羅), còn gọi là Chiêu Độ La(招度羅), Châu Đỗ La (朱 杜羅), Chiếu Đầu La (照頭羅); ý dịch là Chấp Động (執動); thân màu xanh, tay cầm chùy báu; chỉ Sửu, lấy Bồ Tát Kim Cang Thù (金剛手) làm bản địa. (12) Tỳ Yết La (s: Vikarāla, 毘羯羅), còn gọi là Tỳ Già La (毘伽羅); ý dịch là Viên Tác (圓作), thân màu hồng; tay cầm vòng tròn báu; chỉ Tý, lấy Phật Thích Ca Mâu Ni (s: Śākyamuni, p: Sakyamuni, 釋迦牟尼) làm bản địa. Cho nên, 12 vị Thần Tướng này cũng là tên gọi của Kinh Dược Sư như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh cho biết rằng: “Thủ pháp môn danh thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, diệc danh thuyết Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chủ, diệc danh Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng (此法門名說藥師琉璃光如來本願功德、亦名說十 二神將饒益有情結願神咒、亦名拔除一切業障, pháp môn này có tên là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, cũng gọi là Thập Nhị Thần Tưởng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi là Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng).”
  6. Tịnh Cảnh (淨境): cảnh giới thanh tịnh, tên gọi khác của Tịnh Độ. Như trong bài thơ Phụng Hòa Cửu Nguyệt Cửu Nhật Đăng Từ Ân Tự Phủ Đồ Ứng Chế (奉和 九月九日登慈恩寺浮圖應制) của Phàn Thầm (樊忱) nhà Đường có câu: “Tình cảnh Trùng Dương Tiết, tiên du vạn thừa lại, sáp du đăng Thứu Lãnh, bả cúc tọa Phùng Đài, Thập Địa tường vân hợp, tam thiên thoại cảnh khai, thu phong từ cánh viễn, thiết biện lạc khang tai (淨境重陽節、仙遊萬乘來、插萸登鷲嶺、 把菊坐蜂臺、十地祥雲合、三天瑞景開、秋風詞更遠,竊抃樂康哉, Cảnh tịnh Trùng Dương Tiết, tiên ngự vạn xe bay, thù du lên Đỉnh Thứu, mang cúc ngắm Phùng Đài, Mười Địa mây lành khai, gió thu về xa tít, vui mừng khôn xiết thay).” Hay như trong Mộng Du Tập (夢遊集) quyền 33 của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清,1546-1623) nhà Thanh có câu: “Thổ bốn vô tịnh uế, tịnh uế tùng tâm biến, tâm cấu nhược tiêu trừ, tịnh cảnh ứng tâm hiện (土本無淨穢、淨穢從心 變、心垢若消除、淨境應心現,đất vốn không sạch bẩn, sạch bẩn từ tâm biến, tâm bẩn nếu tiêu trừ, cảnh tịnh theo tâm hiện).” Trong Kim Cang Bát Nhã Kinh Tập Nghiệm Ký (金剛般若經集驗記,CBETA No. 1629) cũng có đoạn: “Công tự ngôn hữu hóa nhân lai nghênh, đương trú Tây Phương Tịnh Cảnh, nhân dữ thân thích quyết biệt, ngôn ngật nhi chung (公自言有化人來迎、當往西方淨境、因 與親戚訣別、言訖而終, ông tự bảo rằng có người hiện đến rước đi, sẽ về cõi Tịnh Cảnh ở phương Tây, nhân đó chia tay bà con thân thích, nói xong rồi đi).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớ Cúng Ngọ Khai Kinh (Phong Túc Diêu Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phong túc diêu đàn, cảnh ngưỡng từ quang chỉ tại vọng; vân khai bảo tọa, kiều chiêm Phật pháp chi vô biên; phủ lịch đơn thầm, ngưỡng can liên tọa.

Sớ Cúng Bách Nhật (Đông Phương Giáo Chủ)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đông phương giáo chủ, hoằng khai giải thoát chi môn; Tây Trúc đạo sư, chỉ thị vãng sanh chỉ lộ.

Sớ Khai Kinh Thánh Đản Thế Tôn (Nhất Chơn Diệu Thể)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Nhất chơn diệu thể, ninh hữu khứ lai chỉ thoại; thù nguyện ứng cơ, bất vô ngôn tướng chỉ lương; nhân quần mê lưu lãng ư thao vi, trí Đại Thánh giáng tích ư trần thế.

Sớ Cúng Tiểu Tường (Đại Đạo Vô Phong)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại đạo vô vong, nhật tỉnh thung huyên tịch mịch; Tiểu Tường dự đáo, kim tu trai sự tiến bạt; nhất niệm chí phù, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Thù Nguyện II (Đại Bi Quan Âm)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại bi Quan Âm, toại hưng tế vật chỉ niệm; chí thánh Mâu Ni, bất phụ thù nguyện chi tâm; tại cổ Phật sở năng kích thiết, hồ kim nhân nhi bất tuân y.

Sớ Cúng Thù Nguyện I (Tinh Chiếu Quang Thiên)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Tinh chiếu quang thiên, tín hữu khẩn cầu nhi báo ứng; thủy trừng huy nguyệt, tùy kỳ đảo thỉnh dĩ toại thông.

Sớ Cúng Mừng Sinh Con (Thiên Cao Địa Hậu)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên cao địa hậu, bao hàm phát dục vô cùng; nhật văng nguyệt lai, chiếu diệu châu toàn mạc trắc; thâm công hậu đức, lập phân chí dĩ nan thủ; cao thọ minh đăng, xao Phật thiên nhi vi đáp

Trạng Cúng Đất (Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng ... tiết lễ tạ Thổ Thần kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim...

Sớ Khai Kinh Cầu An I (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.

Sớ Cầu An (Thiên Chi Định Viết Vị Viết Sanh)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên chỉ định viết vị viết sanh, vô hào vọng niệm; nhân chi tỉnh dục an dục dật, hữu sự khả cầu; trí kính trí thành, tất văn tất kiến.

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Cầu Con Nối Dõi (Thiên Đạo Chi Đại)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên đạo chỉ đại, hữu nhật nguyệt hữu âm dương; nhân luân chi trung, viết phu thê viết phụ tử; dục tồn hồ thử, tu yếu khả cầu.

Sớ Cúng Đáp Nguyện Lành Bệnh (Vô Thượng Y Vương)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Vô thượng Y Vương, liệu cứu trầm kha chỉ thuật; được pháp hồi sinh, trí hiệu linh ứng chỉ đơn; phủ lịch nghĩ thầm, ngưỡng vu nghê tòa.

Sớ Cầu An Đi Thuyền (Phật Thiên Bất Viễn)
Sớ điệp Công Văn

Phật thiên bất viễn, cầu chỉ giả thủy nguyệt ấn tâm; thần thánh phí diêu, đảo chỉ giả tùy duyên phó cảm.

Sớ Cúng Bổn Mạng II (Phật Đức Sung Mãn)
Sớ điệp Công Văn, Tin tức

Phục dĩ Phật đức sung mãn ư sa giới, tỉnh quang chiếu diệu ư cân khôn; phùng cát nhật nhi phúng tụng chơn thừa, nguyện chung thân nhi thường năng an lạc.

Trạng Cúng Tống Mộc
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh, ... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tỉnh chỉ kỳ vi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, trượng mạng Thiền lưu, khai hành pháp sự ư trung, đặc thiết giải thích hung ương, kỳ gia trạch dĩ điện an, bảo môn lư nhi cát khánh. Kim tắc nghi diên tứ thiết, lễ phẩm cụ trần; sở hữu trạng văn, phổ thân phụng thỉnh.