1. Nguyên văn

伏以

大道無忘、日省椿萱寂寞、小祥預到、今修齋事薦拔、一念 至孚、十方感格。疏為越南國… 省… 縣[郡]…社…村、蒙 居奉

佛修香諷經小祥之齋旬、報答深恩、祈超度事。今弟 子…等、惟日仰干

大覺世尊俯垂接度。痛念

奉為…之香靈。

元命生於…年…月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終。全承

佛法以弘深、全賴經文而解脫。竊念、弟子等叨為小子、感 荷洪恩、生成体郭於天心(坤維)、涵養容陶于性海(海際)、仰 期岵(屺)山奠固千年、永鎮於生方、豈知天命俄臨、一旦厭離 於濁世。茲臨小祥之齋旬、正值坤府第九殿、都市冥王案前呈 過。由是虔仗六和之淨侶、諷誦

大乘法寶之經文…加持往生淨土神呪、頂禮三身寶相、萬 德金容、集此勝因、祈生安養。今則謹具疏章、和南拜白

南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座作大證明。恭奉、觀音 接引、勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂 愍念之心。伏願、

三身具足、十號圓明、普放慈心、弘開方便、百八煩惱、俾 萬劫以消除、十二因緣、使一辰而早遇、不生不滅、無去無 來。仰賴

佛恩證明、謹疏。

佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏。

(疏)   奉   白佛金章   弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Đại đạo vô vong, nhật tỉnh thung huyên1 tịch mịch; Tiểu Tường2 dự đáo, kim tu trai sự tiến bạt; nhất niệm chí phù, thập phương cảm cách.

Sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh …Huyện (Quận) …Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh Tiểu Tường chi trai tuần, báo đáp thâm ân, kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can, Đại Giác Thế Tôn, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm:

Phụng vị … chi hương linh.

Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu … niên nguyệt … nhật … bài mạng chung.

Đồng thừa Phật pháp dĩ hoằng thâm, toàn lại kinh văn nhi giải thoát.

Thiết niệm: Đệ tử đằng thao vi tiểu tử, cảm hà hồng ân; sanh thành thể quách ư thiên tâm3 (khôn duy)4, hàm dưỡng dung đào ư tánh hải (hải tế); ngưỡng kỳ hỗ5 (dĩ)6 sơn, điện cố thiên niên vĩnh trấn ư sanh phương; khởi tri thiên mạng nga lâm7,nhất đán yếm ly uư trược thế. Tư lâm Tiểu Tường chi trai tuần, chánh trị khôn phủ đệ cửu điện, Đô Thị Minh Vương án tiền trình quá. Do thị kiền trượng Lục Hòa chi tịnh lữ, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo kinh văn …, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung, tập thử thắng nhân, kỳ sanh An Dưỡng. Kim tắc cẩn cụ sở chương, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật liên tọa tác đại chứng minh.

Cung phụng: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đề huề, Địa Tạng từ tôn, tiếp xuất u đồ chi khổ, minh dương liệt thánh, đồng thùy mẫn niệm chi tâm.

Phục nguyện: Tam Thân cụ túc, Thập Hiệu8 viên minh; phổ phóng từ tâm, hoằng khai phương tiện; Bách Bát Phiền Não9, tỷ vạn kiếp dĩ băng tiêu; Thập Nhị Nhân Duyên10, sử nhất thần nhi tảo ngộ; bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai.

Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cẩn sớ.

Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Đạo lớn không quên, ngày sáng mẹ cha vắng vẻ; Tiểu Tường đã đến, nay thiết trai lễ cúng cầu; một niệm chí thành, mười phương cảm ứng.

Sớ tâu: Nay tại Thôn … Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh…, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân dịp tuần chay Tiểu Tường, báo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử … hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ.

Xót lòng tưởng nhớ hương linh (thân phụ, thân mẫu, v.v…)

Sanh lúc … giờ, ngày … tháng … năm tuổi. hưởng thọ (hưởng dương)

Tạ thế lúc … giờ, ngày … tháng … năm…

Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, làm thân con trẻ, xót nặng ơn sâu; sinh thành thể xác nơi trời tâm, hàm dưỡng dung nghi chốn biển tánh; ngưỡng lên cha (mẹ) núi, vững chắc ngàn năm mãi nguyện được sống còn; mạng trời chợt đến ai hay, một sáng rời xa đời vẫn đục. Nay gặp lúc tuần chay dịp Tiểu Tường, đúng vào điện thứ chín, xin trình trước án Bình Đẳng Minh Vương; trông nhờ sức chúng tăng thanh tịnh, trì tụng kinh văn pháp bảo Đại Thừa …. gia trì Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng, lấy nhân lành này, cầu sanh An Dưỡng. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:

Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, giáo chủ Tây Phương, ngồi trên tòa sen chứng giám cho. Cúi xin: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đón đi; Địa Tạng từ bi, tiếp khỏi cảnh khổ tăm tối; Thánh hiền âm dương, rũ lòng thương tưởng.

Lại nguyện: Ba Thân đầy đủ, Mười Hiệu sáng tròn; khắp phóng từ tâm, rộng mở phương tiện; thảy các phiền não, giúp vạn kiếp được tiêu trừ; Mười Hai Nhân Duyên, khiến một chốc mà sớm ngộ; chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi. Ngưỡng trông ơn Phật chứng minh. Kính dâng sớ.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm …

Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.

4.Chú thích

  1. Thung huyên (椿萱): Thung hay xuân (椿) là loại cây cao lá rụng thuộc Khoa Chiên Đàn (栴檀), gỗ cứng, thường dùng làm khí cụ rất tốt. Trong Trang Tử (莊 子), phần Tiêu Dao Du (逍遙遊) có đoạn rằng: “Thượng cổ hữu đại Thung giả, dĩ bát thiên tuế vi Xuân, bát thiên tuế vị Thu (上古有大椿者、以八千歲為春、 八千歲為秋, thời xưa có cây thung lớn, lấy tám ngàn năm làm một mùa Xuân, tảm ngàn năm làm một mùa Thu)”; vì vậy sau này cây Thung được dùng để thể hiện sự trường thọ và mượn thay thế cho người cha. Nơi người cha ở được gọi là Thung Đình (椿庭), Thung Đường (棒堂), Thung Phủ (椿府); vì thế người ta hay dùng câu “Thung Đường Trường Thanh (椿堂長青, Cha Lành Sống Mãi [nhà có cây thung xanh mãi])” để chúc thọ cho phụ thân. Bên cạnh đó, Huyên (壹) là loại cây cỏ sống lâu năm, Huyên Thảo (萱草) là loại Kim Châm (金針), tương truyền khi ăn vào thì làm cho người ta quên đi ưu sầu, phiền muộn; nên được gọi là Vong Ưu Thảo (忘憂草, Cỏ Quên Buồn) và thường được dùng thay thế cho người mẹ. Nơi người mẹ cư ngụ được gọi là Huyên Đường (萱堂), tức là nơi có trồng nhiều loại cỏ huyên để giúp cho mẹ quên đi mọi ưu phiền. Nếu như cả cha lẫn mẹ đều song toàn, tức vẫn còn sống thọ, thế gian vẫn thường dùng câu chúc thọ là “Thung Huyên Tình Mậu (椿萱並茂, Cha Mẹ Cùng Thọ (cây Thung và cây Huyên cùng tươi tốt]).” Trong bài thơ Tống Từ Hạo (送徐浩) của Mâu Dung (牟融,?-?) nhà Đường có câu: “Tri quân thử khứ tình thiên thiết, đường thượng thung huyên tuyết mãn đầu (知君此去情偏切、堂上椿萱雪滿頭, biết người đi mãi tình ngăn cách, nhà vắng mẹ cha tóc bạc đầu).” Hay trong Nhất Chỉ Hoa (一枝花), Tử Đệ Mỗi Tâm Kí Thanh Lâu Thọ Nhân Khúc(子弟毎心寄青樓受人曲) của Thang Thức (湯式,?-?) nhà Minh có đoạn: “Thung huyên suy mại, tùng cúc tiêu điều (椿萱衰邁、松菊蕭條, mẹ cha suy yếu, tùng cúc tiêu điều)”. Hoặc trong bài Mẫu Đơn Đình (牡丹亭) của Thang Hiển Tổ (湯顯祖,1550-1616) nhà Minh cũng có câu: “Đương kim sanh hoa khai nhất hồng, nguyện lai sanh bả huyên thung tái phụng (當今生花開一紅、願來生把萱椿再奉,ngày nay đơm hoa nở nụ hồng, nguyện đời sau gặp mẹ cha cung phụng).” Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu rằng: “Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng, một nhà tấp nập kẻ trong người ngoài.” Câu “Nhật tỉnh thung huyên tịch mặc (日省椿萱寂寞)” trong lòng văn sớ trên có nghĩa là khi tỉnh dậy ban ngày thì thấy cây Thung và Huyên đều vắng vẻ, tức cha mẹ không còn nữa.
  2. Tiểu Tường (小祥): lễ cúng tiến hành đúng 1 năm sau khi cha mẹ qua đời.
  3. Thiên tâm (天心): tâm của trời, ngay giữa lòng trời, trung tâm của không gian. Thiên (天) còn là tiếng kính xưng đối với cha, chồng. Trong bài thơ Sơn Trung Vấn Đáp (山中問答) của Lý Bạch(李白, 701-762) có câu rằng: “Biệt hữu thiên địa phi nhân gian (別有天地非人間, Không có trời đất thì chẳng có con người)”. Hơn nữa, trong Thái Thượng Động Thần Thiên Công Tiêu Ma Hộ Quốc Kỉnh (太上洞神天公消魔護國經) quyền hạ, Thống Ngự Phẩm Đệ Tam (統御品第三) của Đạo Giáo có đoạn: “Lão Quân viết: “Thiên công giả, thiên đạo công bình vô tư dã; thiên phụ địa mẫu…'(老君曰:天公者,天道公平無私也,天父地母,Lão Quân dạy rằng: “Thiên công là đạo Trời công bình, vô tư; Trời là cha và Đất là mẹ … )”. Trời đất được xem như là đấng sáng tạo ra vạn vật, từ đó trời được ví cho người cha và đất là người mẹ; vì không có cha mẹ thì không có con. Vì vậy, thiên tâm còn có nghĩa là tâm, tấm lòng của người cha. Câu “Sanh thành thế quách ư thiên tâm (生成体郭於天心)” ở trên có nghĩa là sanh thảnh thể xác này đều do nơi tâm của người cha.
  4. Khôn duy (坤維): có nhiều nghĩa khác nhau như: (1) chỉ phương Tây Nam; (2)chỉ phương Nam; (3) chỉ ngay trung tâm của đại địa. Như trong Kinh Dịch, quẻ càn (乾) tượng trưng cho trời (cha), quẻ khôn (坤) tượng trưng cho đất (mẹ); cho nên khôn duy còn có nghĩa là tâm, tấm lòng của người mẹ. Nếu cúng cho mẹ thì ghi từ này.
  5. Hỗ (岵): ngọn núi có nhiều cây cỏ. Trong bài Trắc Hỗ (陟岵) của Thi Kinh (詩經) có câu: “Trắc bị hỗ hề, chiêm vọng phụ hề (陟彼岵兮、瞻望父兮,Lên núi kia chừ, trông nhớ cha chừ)”; có nghĩa là khỉ người con đi làm ăn xa, thường leo lên núi cao để tưởng nhớ về người thân của mình như cha mẹ, anh em, v.v… Người xưa thường dùng chữ hỗ để ví cho người cha và nhớ đến cha được gọi là trắc hỗ (陟岵). Hơn nữa, trong bài Phụ Tiếu Tường (父小祥) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄) lại có câu: “Vô phụ hà hỗ mỗi hoài trắc hỗ chi bi (無父何估每懷陟岵之悲,Không cha cậy ai, mỗi lần nhớ lên núi buồn đau)”. Người ta thường dùng câu “Hỗ Sơn Vân Ám (站 山雲啼, Núi Hồ Mây Mù)” treo tại bàn thờ khi đám tang người cha. Cho nên, câu “Ngưỡng kỳ hỗ sơn điện cố thiên niên (仰期岵山奠固千年)” có nghĩa là ngưỡng lên nhìn núi người cha vẫn còn vững chắc ngàn năm, tức người cha vẫn còn sống mãi với mình.
  6. (屺): ngọn núi không có cây cỏ. Căn cứ vào bài Trắc Hỗ của Thi Kinh có câu: “Trắc bỉ đĩ hề, chiêm vọng mẫu hề (陟彼屺兮、瞻望母兮, Lên núi kia chừ, trông nhớ mẹ chừ)”; dĩ còn có nghĩa là người mẹ và nhớ đến mẹ được gọi là trắc dĩ (陟屺). Trong khi đám tang người mẹ, câu “Dĩ Lãnh Vân Mê (屺嶺雲迷, Non Di Mây Mờ)” thường được treo tại bản thờ hương lĩnh quá cố. Nếu cúng cho mẹ thì thay thế từ đĩ này.
  7. Nga lâm (俄臨): đến trong khoảnh khắc, trong chớp mắt. Như trong bài Phụ Ngũ Thất (父五七) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高 峰龍泉院因師集賢語錄) có đoạn rằng: “Chu hạ nga lâm đương hiểu từ thù ân chỉ nhật, dục tiến linh hồn độ thoát, tu bằng ngã Phật từ bi (朱夏俄臨當孝子酬 恩之日、欲薦靈魂度脫、須憑我佛慈悲, Hạ đỏ chợt đến nhằm ngày hiểu tử bảo ơn, muốn cúng cho linh hồn độ thoát, nên nương đức Phật từ bí).”
  8. Thập Hiệu (十號): 10 danh hiệu của đức Phật Thích Ca cũng như các đức Phật khác, còn gọi là Như Lai Thập Hiệu (如來十號), Thập Chúng Thông Hiệu (十種 通號), gồm: (1) Như Lai (s, p: tathagāta, 如來), âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀 阿伽陀), nghĩa là cỡi đạo như thật mà đến và thành chánh giác. (2) Ứng Cúng (s: arhat, p: arahant, 應供), âm dịch là A La Hán (阿羅漢), nghĩa là xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường của trời, người. (3) Chánh Biến Tri (s: samyaksambuddha, p: sammāsambuddha,正编知), âm dịch là Tam Miệu Tam Phật Đà (三藐三佛 陀), nghĩa là biết đúng đắn, cùng khắp tất cả các pháp. (4) Minh Hạnh Túc (s: vidyā-carana-sampanna, p: vijjācarana-sampanna, 明行足), tức Tam Minh (三 明) là Thiên Nhãn (天眼), Túc Mạng (宿命), Lậu Tận (漏盡) và hạnh nghiệp của thân miệng được viên mãn, đầy đủ. (5) Thiện Thệ (s, p: sugata, 善逝), có nghĩa là lấy hết thảy các trí làm cổ xe lớn và hành Bát Chánh Đạo (s: āryāșțānga- mārga, āryāşțängika-mārga, p: ariyāţţhangika-magga, 八正道) để nhập Niết Bàn (s: nirvāņa, p: nibbāna, 涅槃). (6) Thế Gian Giải (s: lokavid, p: lokavidū,世間 解), nghĩa là biết rõ hai loại thế gian có chúng sanh và không phải chúng sanh; cho nên biết rõ sự diệt tận của thế gian và con đường thoát ra khỏi thế gian. (7) Vô Thượng Sĩ (s, p: anuttara, 無上士), như trong các pháp, Niết Bàn là trên hết, trong tất cả chúng sanh, Phật là đấng tối thượng. (8) Điều Ngự Trượng Phu (s: puruşa-damya-sārathi, p: purisa-damma-sārathi,調御丈夫), là đại bi và đại trí của Phật, có khi dùng lời nhu hòa, có khi dùng lời bị thiết hay tạp ngữ, v.v…, lấy đủ các loại phương tiện để điều ngự người tu hành, giúp cho họ nhập Niết Bàn. (9) Thiên Nhân Sư (s: śāstā devamanuşyanam, p: satthā devamanussānaṁ,天人 師), nghĩa là bậc thầy hướng dẫn chúng sanh việc gì nên làm, việc gì không nên làm, cái nào là thiện, là không thiện, khiến cho họ giải thoát khỏi phiền não. (10) Phật Thế Tôn (s, p: buddha-bhagavat, 佛世尊), nghĩa là bậc tự giác tỉnh chính minh, giác tỉnh mọi người, biết và thấy hết thảy các pháp trên đời, có đầy đủ các đức; cho nên được mọi người tôn trọng, cung kính. Như trong Đế Thích Sở Vấn Kinh (帝釋所問經, Taishō No. 15) có câu: “Ngã Phật Thế Tôn Thập Hiệu cụ túc, Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn (我佛世尊 十號具足、如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御 丈夫、天人師、佛世尊,đức Phật Thế Tôn chúng ta có đủ Mười Hiệu là Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biển Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn).”
  9. Bách Bát Phiền Não (百八煩惱): 108 loại phiền não, còn gọi là Bách Bát Kết Nghiệp (百八結業), vì phiền não thường có thể sinh các loại ác nghiệp. Về nội dung của chúng, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 7, Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) quyền 6, v.v…, có liệt kê 108 loại phiền não chỉ cho 10 Triền (十線, 10 loại phiền não trói buộc chúng sanh) và 98 Kiết (九十八結,98 loại phiền não trói buộc và sai khiến chúng sanh). 10 Triền là Vô Tàm (無慚, không biết xấu hổ khi không cung kính người có công đức và đức độ), Vô Quý (無愧, không biết xấu hổ khi phạm tội), Tật (嫉, đố kỵ, ghen ghét), Xan (怪, keo kiệt đối với tài sản bố thí của thế gian và pháp tài của xuất thế gian), Hối (悔, tâm bất an khi hối hận những sai lầm đã tạo ra), Miên (眠, tâm hôn trầm nên không có năng lực tỉnh giác), Trạo Cử (掉舉, khiến cho tâm không yên lắng, không thể thành tựu các Thiền quán), Hôn Trầm (懼沈, thần thức hôn mê, thân tâm không có năng lực an trú các thiện pháp), Phẫn (忿, khi bị làm sai ý mình thì sanh phẫn nộ, mất đi chánh niệm) và Phú (覆, che giấu tội lỗi của mình). 98 Kiết gồm 88 Kiến Hoặc (見惑, sai lầm về cái nhìn, quan điểm) và 10 loại Tu Hoặc (修惑, sai lầm về tu tập) của Ba Cõi. Trong các tự viện, thường đánh 108 tiếng chuông vào buổi sáng sớm cũng như chiều, với ý nghĩa là để tiêu trừ 108 loại phiền não này. Bên cạnh đó, cũng căn cứ vào số phiền não này, có hình thức 108 lần niệm tụng, xâu chuỗi 108 hạt, 108 Tam Muội, 108 hồi chuông, v.v…
  10. Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśānga-pratītya-samutpāda, p: dvādasanga- pațicca-samuppāda, 十二因緣): 12 loại nhân duyên sanh khởi, 12 điều kiện để cấu thành nên loại hữu tình, nói lên mối quan hệ nhân quả của cõi mê; còn gọi là Thập Nhị Chi Duyên Khởi (十二支緣起),Thập Nhị Nhân Duyên Khởi (+ 二因緣起), Thập Nhị Duyên Khởi (十二緣起), Thập Nhị Duyên Sanh (十二緣 生), Thập Nhị Duyên Môn (十二緣門), Thập Nhị Nhân Sanh (十二因生), Thập Nhị Trùng Thành (十二重城), Thập Nhị Khiên Liên (十二牽連), Thập Nhị Luân Chuyển (十二輪轉), v.v… Theo Kinh A Hàm (阿含經), Thập Nhị Nhân Duyên là giáo nghĩa căn bản của Phật Giáo, gồm (1) Vô Minh (s: avidyā, p: avijjā,無明), do vì căn bản của sự mê lầm là vô trí, nên không biết rõ thế giới quan cũng như nhân sinh quan đúng đắn của Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四 諦), Nhân Duyên (因緣), v.v… (2) Hành (s: samskāra, p: sankhāra,行) là hạnh nghiệp, hành vi thiện ác sai lầm do vì Vô Minh, cũng như hành vi ấy được phản tỉnh và trở thành sức mạnh tập quán. (3) Thức (s: vijñāna, p: viññāņa, 識) là nhận thức sanh khởi trên cơ sở của Vô Minh và Hành, hay còn là thức thể có năng lực tập quán theo Vô Minh và Hành; đặc biệt nó còn chỉ cho Kiết Sanh Thức (結生 識) trong sát na đầu tiên khi mới vào bào thai mẹ. (4) Danh Sắc (s, p: nāma-rūpa, 名色), Danh là cái thuộc về tinh thần, Sắc là cái thuộc về vật chất; tức là các pháp thuộc về vật chất cũng như tinh thần với tư cách là sở duyên của Thức; gồm 6 cảnh là Sắc (色), Thanh (聲), Hương (香), Vị (味), Xúc (觸), Pháp (法). (5) Lục Xứ (s: sad-āyatana, p: salāyatana, 六處, hay Lục Nhập [六入]), gồm 6 khí quan xúc lực của cảm giác và tri giác là Nhãn (眼, mắt), Nhĩ (耳, tai), Tỷ (鼻, mũi), Thiệt (舌, lưỡi), Thân (身), Ý(意). (6) Xúc (s: sparśa, p: phassa, 觸) là sự hòa hợp, tiếp xúc của 3 yếu tố là thức thể, Sáu Căn và Sáu Xứ; nhờ yếu tố Xúc này mà tác dụng nhận thức có mặt. (7) Thọ (s, p: vedanā, 受) là tác dụng cảm thọ sanh khởi từ Xúc; nguyên lai từ này có nghĩa là tác dụng của lãnh vực nhận thức. (8) Ái (s: trșņā, p: tanhã, 愛) là căn bản dục vọng làm sanh khát vọng yêu thương với niềm vui và chán ghét khổ đau. (9) Thủ (s, p: upādāna, 取) là hành vi chọn lọc như bỏ những gì đau khổ và chọn lấy những gì ái lạc. (10) Hữu (s, p: bhava, 有) là sức mạnh tập quán sinh khởi thông qua việc chọn lọc được lập đi lập lại nhiều lần; hay là sự tồn tại với tư cách là tính cách, nhân cách. (11) Sanh (s, p: jāti, 生) là cái sanh ra, có đầy đủ tính cách của Hữu; (12) Lão Tử (s, p: jarā-maraņa, 老死), sau khi sinh khởi, có đủ loại kinh nghiệm nhận thức và thọ nhận sự khổ đau, phiền não của già, chết. Bên cạnh đó, xưa nay Thập Nhị Nhân Duyên được thuyết với tính cách nhân quả lưỡng trùng và có tên là Nghiệp Cảm Duyên Khởi (業感緣起). Trong đó, thực chất Vô Minh, Hành-2 nhân của quá khứ không khác gì với Ái, Thủ, Hữu-3 nhân của hiện tại; Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ-5 quả của hiện tại cũng chẳng khác gì Sanh, Lão Tử-2 quả của tương lai; chỉ khác nhau qua tên gọi mà thôi, và tất cả đều sanh khởi trong một tâm. Hơn nữa, trong Đại Thừa có lập ra Ba Thừa, Thanh Văn Thừa (聲聞乘) thì ngộ nhờ lý Tứ Đế, Bát Chánh Đạo (s: āryāșțānga-mārga, āryāşțāngika-mārga, p: ariyāțthangika-magga, 八正 道); Duyên Giác Thừa (緣覺乘) thì quán Thập Nhị Nhân Duyên để khai ngộ; Bồ Tát Thừa (菩薩乘) thì thực hành Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜) để thành Phật. Thuyết Duyên Khởi thông cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, là tư tưởng căn bản của Phật Giáo. Tuy nhiên, thuyết này không những được xem như là mối quan hệ nhân quả về mặt thời gian như Nghiệp Cảm Duyên Khởi, mà còn là mối quan hệ luận lý tương quan tương duyên lẫn nhau. Trong Hòa Hán Lãng Vịnh Tập (和漢朗詠 集) quyền hạ có câu: “Tam thiên thế giới nhãn tiền tận, Thập Nhị Nhân Duyên tâm lí không (三千世界眼前盡、十二因緣心裏空, Ba ngàn thế giới trước mắt sạch, Mười Hai Nhân Duyên trong tâm không).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớ Khai Kinh Nhập Đàn (Giác Đạo Nguy Nguy)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Giác đạo nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thắng phước; trai đàn tế tế, pháp môn khai Bất Nhị chỉ huyền văn; phần hương nhất chú lô trung, phủ đàn tố khổn; khể thủ thiên hoa đài thượng, ngưỡng đạt hồng từ.

Sớ Cúng Đại Tường Và Tiểu Tường (Kim Thân Sắc Tướng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Kim thân sắc tướng, danh hiệu Di Đà; sát trần biến tam thiên, độ vong đăng Cửu Phẩm.

Trạng Cúng Tiên Sư I (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ...

Trạng Cúng Thánh Mẫu (Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng Thánh Mẫu kỳ an bảo mạng nghênh tường tập phước sự. Kim ... thị nhật thành tâm, bạc lễ cụ trần, khất bảo bình an, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh cước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Thù Nguyện Tạ Bệnh (Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Kim cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng thù nguyện tạ bệnh bảo an sự. Kim tín chủ ... đẳng kỳ nguyện bệnh nhân ... pháp danh ... nguyên sanh ... duy nhật cẩn dĩ kim ngân hóa hạng thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Cúng Đúc Chuông (Đào Dung Khí Vật)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đào dung khí vật, tất tu giả thủ ư nhân thủ; hà luyện thể tỉnh, chỉ tại do tâm ư tạo hóa; Hồng Chung phương chú, trì giá phương minh.

Điệp Tổng Đàn Bạt Độ – Điệp Cúng Chết Cạn (Tư Độ Đạo Tràng Trai Đàn)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... sự. Kim ... Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức.

Điệp Cúng Tuần II (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... xã, ... thôn, gia cư phụng Phật thiết cúng phúng kinh ... thất chỉ trai tuần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tuần I (Tư Độ Vãng Sanh)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ VÃNG SANH Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh chi trai tuần, kỳ siêu độ sự.

Văn Cáo Đạo Lộ I
Sớ điệp Công Văn

Duy Hoàng hiệu ... Tuế thứ ... niên nguyệt ... nhật kiến ... cần dĩ kim ngân thanh chước thứ phẩm chỉ nghi, cảm cáo vu: Ngũ Phương Khai Thông Đạo Lộ Chi Thần vị tiền.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn III (Khải Kiến Pháp Duyên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ quyên thủ nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn II (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ ... quyên thủ ... nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ

Điệp Cáo Đạo Lộ (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh kỳ cáo thiên cữu chi thần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim tang chủ ... đẳng, duy nhật cần dĩ hương hoa phỉ nghi chi lễ, hữu cần phụng thượng.

Điệp Cúng Khiển Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cứu quy sơn an phần Tịnh Độ Khiển Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Thành Phục I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ thành phục chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tịch Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, ... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.