1. Nguyên văn

伏以

真身絕待、諸

佛恒涅槃於常寂光中、悲力弘深、菩薩示有生於娑婆界 內、俯陳素悃、仰達青蓮、拜疏為越南國佛教七眾 等、恭詣于…(慈雲寺)奉

佛修香献供寶誕之晨、祈增福慧事。維日香焚戒定、花 献曼陀、仰干大覺之尊、俯鑒微誠之懇。恭惟娑婆教 主、無上醫王、兜率陀降夢之期、祥徵白象、迦惟衛 慶生之日、瑞應曇花、七七年之敎法宣揚、無量無邊 無數韧、萬萬世之眾生化導、大雄大力大慈悲、寔為 三界導師、四生慈父。玆者恭逢慶誕、虔備心香、謹 具疏文、和南拜白。

南無娑婆教主本師釋迦牟尼文佛金蓮花座下作大証明。 筵奉、靈山會上無量聖賢不捨威光仝垂證鑒。伏願、 慈心廣布、攝群生於般若門中、妙用難思、澄五濁于 毘盧海內、俾以三災頓息、家家共享太平天、更祈 十界圓融、處處長凝安樂地、但下情無任激切屏營之 至。謹疏。

佛曆…歲次…年…月…日時。弟子眾等和南上疏

(疏)  奉  白佛金章   弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Chơn thân tuyệt đãi1, chư Phật hằng Niết Bàn2 ư Thường Tịch Quang3 trung. Bi lực hoằng thâm, Bồ Tát thị hữu sanh ư Ta Bà giới nội. Phủ trần tố khổn, ngưỡng đạt thanh liên.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Phật Giáo thất chúng4 đẳng, cung nghệ vu (Từ Đàm Tự)5 phụng Phật tu hương hiến cúng bảo đản chi thần, kỳ tăng phước huệ sự. Duy nhật hương phần giới định, hoa hiến Mạn Đà6, ngưỡng can Đại Giác chi Tôn, phủ giám vi thành chi khẩn.

Cung duy: Ta Bà giáo chủ, vô thượng y vương; Đâu Suất Đà7 giáng mộng chi kỳ, tường trưng bạch tượng8; Ca Duy Vệ9 khánh sanh chỉ nhật, thoại ứng Đàm Hoa. Thất thất niên chi giáo pháp tuyên dương, vô lượng vô biên vô số kiếp; vạn vạn thế chi chúng sanh hóa đạo, đại hùng đại lực đại từ bị; thật vi Tam Giới đạo sư, Tứ Sanh từ phụ. Tư giả cung phùng khánh đản, kiền bị tâm hương, cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật kim liên hoa10 tòa hạ tác đại chứng minh.

Diên phụng: Linh Sơn11 hội thượng vô lượng thánh hiền, bất xả uy quang, đồng thùy chứng giám.

Phục nguyện: Từ tâm quảng bố, nhiếp quần sanh ư Bát Nhã môn trung; diệu dụng nan tư, trừng Ngũ Trược vu Tỳ Lô hải nội. Tỷ dĩ Tam Tai đốn tức, gia gia cọng hưởng thái bình thiên; cánh kỳ Thập Giới12  viên dung, xứ xứ trường ngưng an lạc địa. Đản hạ tình vô nhậm kích thiết13 bình doanh14 chi chí. Cần sớ.

Phật lịch … tuế thứ… niên … nguyệt … nhật thời.

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Dịch nghĩa:

Cúi nghĩ:

Chơn thân vắng lặng, chư Phật thường Niết Bàn trong cõi Tịch Quang; lòng thương rộng sâu, Bồ Tát luôn hiện sanh nơi chốn Ta Bà; bày tấc lòng thành, dâng lên tòa sen.

Sớ tâu: Nước Việt Nam …, bảy chúng đệ tử Phật Giáo chúng con thành tâm tập trung tại Chùa Từ Đàm, vâng theo lời Phật dạy, dâng hương tụng kinh, hiến cúng dịp Lễ Thánh Đản, cầu nguyện được tăng phước huệ. Hôm nay chúng con đốt nén hương Giới Định, dâng hoa Mạn Đà La, ngưỡng mong đấng Đại Giác rũ lòng thương chứng giám cho tấc lòng thành của chúng con.

Kính nghĩ:

Vị giáo chủ cõi Ta Bà, bậc thầy thuốc không ai bằng; khi giáng mộng từ Trời Đâu Suất, hiện rõ voi trắng; ngày đản sanh nơi Thành Ca Tỳ, ứng tỏ Đàm Hoa. Bốn mươi chín năm giáo pháp tuyên dương, vô lượng vô biên vô số kiếp; hóa đạo chúng sanh hàng vạn, đại hùng đại lực đại từ bi. Thật đúng Bậc Thầy dẫn đường của Ba Côi, người Cha Lành của Bốn Loài. Nay gặp dịp Khánh Đản, góp đủ hương lòng, dâng trọn sớ văn, thành kính thưa thỉnh:

Kính xin đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ cõi Ta Bà, chứng giám cho.

Cùng xin vô lượng thánh hiền trên Hội Linh Sơn, phóng ánh sáng oai lực, cùng thương chứng giám cho.

Cúi mong: Lòng từ rộng mở, nhiếp quần sanh vào trong cửa Bát Nhã này; diệu dụng khó lường, làm sạch Ngũ Trược nơi biển Tỳ Lô ấy, để cho Tam Tai dứt sạch, nhà nhà chung hưởng đời thái bình; lại cầu Mười Cõi tròn đầy, chốn chốn mãi thấm đất an lạc, cho kẻ hạ tình (chúng con) không còn âu lo thêm nữa. Nay chúng con xin dâng sớ.

Phật lịch … ngày … tháng … năm ..

Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Chơn thân tuyệt đãi(真身絕待): chơn thân vượt ra ngoài mọi đối đãi của sanh diệt, có không, v.v…; cho nên chơn thân ấy vốn vắng lặng, thanh tịnh.
  2. Niết Bàn (s: nirvāna, p: nibbāna, 涅槃): âm dịch là Nê Hoàn (泥洹), Niết Bàn Na (涅槃那), Niết Lệ Bàn Na (涅隸槃那); ý dịch là Diệt (滅), Diệt Độ (滅度), Tịch (寂), Tịch Diệt (寂滅). Theo nguyên ngữ tiếng Sanskrit nirvāņa, Niết Bàn có nghĩa là thổi tiêu đi, cho nên nó nói lên trạng thái thổi tiêu tan lửa phiền não của Ba Độc tham sân si. Về định nghĩa của từ này, trong các Kinh A Hàm (p: Agama, 阿含) thì có câu định hình là diệt tận tham dục, sân nhuế và ngu si. Tỷ dụ như trong Kinh Tạp A Hàm19(雜阿含經) có đoạn rằng: “Vân hà vi Niết Bàn ? Xá Lợi Phất ngôn: Niết Bàn giả, tham dục vĩnh tận, sân nhuế vĩnh tận, ngu si vĩnh tận, nhất thiết chư phiền não vĩnh tận, thị danh Niết Bàn (云何為涅槃、舍利弗言、 涅槃者、 貪欲永盡、瞋恚永盡、愚癡永盡、一切諸煩惱永盡、是名涅槃, Thế nào gọi là Niết Bàn ? Xá Lợi Phất bảo rằng: Niết Bàn là hết sạch tham dục, hết sạch sân nhuế, hết sạch ngu si. Đó gọi là Niết Bàn)”. Đến thời kỳ bộ phái Phật Giáo thì Niết Bàn được chia thành 2 loại là Hữu Dư Niết Bàn (有餘涅槃, hay Hữu Dư Y Niết Bàn) và Vô Dư Niết Bàn (無餘涅槃, hay Vô Dư Y Niết Bàn). Hữu Dư Niết Bàn là trạng thái mà người giác ngộ đã diệt tận phiền não nhưng nhục thân vẫn còn sống. Vô Dư Niết Bàn là trạng thái mà người giác ngộ đã diệt tận luôn nhục thân của mình sau khi chết. Từ quan niệm đó, sự qua đời của đức Phật được gọi là Niết Bàn hay nhập Niết Bàn, viên tịch, v.v…; cho nên kinh điển mà đức Phật thuyết trước khi nhập Niết Bàn thì được gọi là Niết Bàn Kinh (涅槃經) hay Đại Bát Niết Bàn Kinh (s: Mahāparinirvāņa-sūtra, 大般涅槃經). Trong Thành Duy Thức Luận 10 (成唯識論) lại chia Niết Bàn thành 4 loại là Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn (自性清淨涅槃), Hữu Dư Y Niết Bàn (有餘依涅槃), Vô Du Y Niết Bàn (無餘依涅槃) và Vô Trú Xứ Niết Bàn (無住處涅槃). Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn là chỉ về trạng thái tâm tánh của hết thảy chúng sanh xưa nay vốn thanh tịnh. Vô Trú Xứ Niết Bàn là cõi Niết Bàn lý tưởng của Đại Thừa, chỉ về trạng thái của chư Phật cũng như Bồ Tát chẳng trú vào sanh từ, cũng chẳng nương vào Niết Bàn, mà cho rằng sanh tử chính là Niết Bàn, với từ bi và trí tuệ đầy đủ, sống tùy duyên tự tại, nhậm vận vô tác. Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士,1230-1291) của Việt Nam có câu: “Niết Bàn tâm tịch tịch, sanh tử hải trùng trùng, bất sinh hoàn bất diệt, vô thỉ diệc vô chung (涅槃心寂寂、生死海重重、不生還不滅、無始 亦無終, Niết Bàn tâm vắng lặng, sanh tử biển trùng trùng, chẳng sanh lại chẳng diệt, không trước lại không sau).”
  3. Thường Tịch Quang (常寂光): từ gọi tắt của Thường Tịch Quang Độ (常寂光 土), là cõi Tịnh Độ nơi pháp thân của chư Phật Như Lai an trú, một trong 4 quốc độ của giáo thuyết Thiên Thai Tông, còn gọi là Tịch Quang Tịnh Độ (寂光淨土), Tịch Quang Quốc (寂光國), Tịch Quang Độ (寂光土), Tịch Quang (寂光). Thế giới an trú của chư Phật là bản tánh chân như, không biến hóa, không sanh diệt (tức thường [3]), không bị phiền não nhiễu loạn (tức tịch [寂]) và có ánh sáng trí tuệ (tức quang [光]), cho nên có tên gọi là Thường Tịch Quang Độ. Đây là quốc độ chư Phật tự chứng bí tạng tối cùng cực, lấy pháp thân, giải thoát và bát nhã làm thể, đầy đủ 4 đức Thường (常), Lạc (樂), Ngã (我) và Tịnh (淨). Trong Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經, Taisho 9,393) có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni Phật danh Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ, kỳ Phật trú xứ danh Thường Tịch Quang, Thường Ba La Mật sở nhiếp thành xử, Ngã Ba La Mật sở an lập xử, Tịnh Ba La Mật diệt hữu tướng xứ, Lạc Ba La Mật bất trú thân tâm tướng xứ (釋迦牟尼佛名毘盧遮那遍一切處、其佛住處名常寂光、常波羅蜜 所攝成處、我波羅蜜所安立處、淨波羅蜜滅有相處、樂波羅蜜不住身心相 處, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ [Tỳ Lô Giá Na Biển Hết Thày Các Nơi], trú xứ của Phật ấy tên là Thường Tịch Quang, nghĩa là nơi được nhiếp thành của Thường Ba La Mật, nơi được an lập của Ngã Ba La Mật, nơi diệt hết các tướng có của Tịnh Ba La Mật và nơi không trú vào tưởng thân tâm của Lạc Ba La Mật)”. Hơn nữa, quốc độ này được phân thành Phần Chứng (分證) và Cứu Cánh (究竟) với 3 phẩm thượng, trung, hạ. Theo lời dạy trong quyền 1 của Duy Ma Kinh Lược Sớ (維摩經略疏) cho biết rằng cõi của Diệu Giác Pháp Thân (妙覺法身) cư trú là Thượng Phẩm Tịch Quang Độ (上品寂光土), cõi của Nhất Sanh Đằng Giác (一生等覺) là Trung Phẩm Tịch Quang Độ (中品寂光土), cõi của Viên Giáo (圓敎) từ sơ trú trở lên là Hạ Phẩm Tịch Quang Độ (下品寂光土). Ngoài ra, tổ thứ bảy của Thiên Thai Tông, đời Bắc Tống, là Trí Minh Tri Lễ (智明知禮,960-1028, còn gọi là Tứ Minh Tri Lễ [四 明知禮] hay Pháp Trí Tri Lễ [法智知禮]) lấy hai cõi Thật Báo (實報) và Tịch Quang (寂光) phối hợp thành Thi Giác (始覺) và Bản Giác (本覺), để xướng ra thuyết “Tịch Quang Hữu Tướng (寂光有相,Tịch Quang Có Tướng)”; ngược lại vị tăng Tịnh Giác (淨覺) lại tuyên xướng thuyết “Tịch Quang Vô Tướng (寂光無 相, Tịch Quang Không Tướng).” Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải (佛說阿彌陀經要解) của Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (藕益智旭,1599-1655) nhà Thanh có đoạn rằng: “Phục thứ, chỉ thử tín nguyện trang nghiêm nhất thanh A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược vị Thanh Tịnh Hải Hội, chuyển Kiến Trược vi Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược vị Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược vì Liên Hoa Hóa Sanh, chuyển Mạng Trược vì Vô Lượng Thọ; cố nhất thanh A Di Đà Phật, tức Thích Ca Bổn Sư ư Ngũ Trược ác thể, sở đắc chỉ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp (復次、只此信願莊嚴一聲阿彌陀佛、 轉劫濁為清淨海會、轉見濁為無量光、轉煩惱濁爲常寂光、轉眾生濁為蓮 華化生、轉命濁為無量壽、故一聲阿彌陀佛、即釋迦本師於五濁惡世、所得之阿耨多羅三藐三菩提法,lại nữa, chỉ lấy nguyện này trang nghiêm một tiếng niệm A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược thành Hải Hội Thanh Tịnh, chuyển Kiến Trược thành Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược thành Thường Tịch Quang, chuyến Chúng Sanh Trược thành Hoa Sen Hóa Sanh, chuyển Mạng Trược thành Vô Lượng Thọ, cho nên một tiếng niệm A Di Đà Phật là pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề do đức Bổn Sư Thích Ca chứng đắc ở đời ác có Năm Trược).” Hay như trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰萬益大 師宗論) quyền 6, phần Cảnh Tâm Cư Sĩ Trì Địa Tạng Bồn Nguyện Kinh Kiêm Khuyến Nhân Tự (警心居士持地藏本願經兼勸人序)có câu: “Nhất niệm mê Thường Tịch Quang Độ tiện thành A Tỳ Địa Ngục, nhất niệm ngộ A Tỳ Địa Ngục tiện thị Thường Tịch Quang Độ (一念迷常寂光土便成阿鼻地獄、一念悟阿 鼻地獄便是常寂光土, một niệm mê thì Thường Tịch Quang Độ bèn thành Địa Ngục A Tỳ, một niệm ngộ thì Địa Ngục A Tỳ tức là Thưởng Tịch Quang Độ).”
  4. Thất chúng (七眾): 7 hạng đệ tử hình thành nên giáo đoàn xuất gia và tại gia của đức Phật, gồm (1) Tỳ Kheo (s: bhikșu, p: bhikkhu,比丘); (2) Tỳ Kheo Ni (s: bhikşuņi, p: bhikkhunī,比丘尼); (3) Sa Di (s: śrāmanera, p: samaņera,沙彌); (4) Sa Di Ni (s: śrāmanerikā, p: sāmaņerā, sāmaņerī, 沙彌尼); (5) Thức Xoa Ma Na (s: śikṣamāņa, p: sikkhamānā, 式叉摩那); (6) Uu Bà Tắc (s, p: upāsaka,優 婆塞); và (7) Ưu Bà Di (s, p: upāsikā, 優婆夷). Như trong Đại Trí Độ Luận (大 智度論) quyển 10 có giải thích rằng: “Phật đệ tử thất chúng, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Học Giới Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di; Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di thị cư gia, dư ngũ chúng thị xuất gia (佛弟子七眾、比丘、比丘尼、學戒尼、 沙彌、沙彌尼、優婆塞、優婆夷、優婆塞、優婆夷是居家、餘五眾是出家, bảy chúng đệ tử của Phật là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Học Giới Ni [tức Thức Xoa Ma Na], Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di; Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di là cư sĩ tại gia, còn năm chúng kia là xuất gia).” Trong bài văn Đông Dương Song Lâm Tự Phó Đại Sĩ Bi (東陽雙林寺傅大士碑) của Từ Lăng (徐陵,507-583) nhà Trần (陳, 557-589) thời Nam Triều (南朝,420-589) có câu: “Thất chúng phàn hiệu, ai du thanh thọ (七眾攀號、哀踰青樹, bảy chúng khóc thảm thiết, buồn ngút cây xanh).” Hay như trong bài Thống Lược Tịnh Trú Tử Tịnh Hạnh Pháp Môn Tự (統略淨住子淨行法門序) của Đạo Tuyên (道宣,596-667) nhà Đường cũng có khẳng định rằng: “Dĩ Tam Quy thất chúng, chế ngự tình trần(以三歸七眾、制御 情團, lấy ba phép Quy Y bảy chúng để chế ngự ô nhiễm bụi trần).”
  5. Từ này có thể thay vào bất cứ tên chùa nào tùy theo nơi cử hành đại lễ.
  6. Mạn Đà (曼陀): tên một loài hoa, gọi đủ là Mạn Đà La (s: māndāra, māndārava, māndāraka, 曼陀羅), ý dịch là thiên diệu (天妙), duyệt ý (悅意), thích ý (適意), bạch (白). Nó còn được gọi là Mạn Đà Lặc Hoa (曼陀勒華), Mạn Na La Hoa (曼 那羅華), Mạn Đà La Phạn Hoa (曼陀羅梵華), Mạn Đà La Phàm Hoa (曼陀羅帆華). Đây là một trong 4 loại hoa trời và là tên loài hoa trên thiên giới. Hoa có màu đỏ, rất đẹp làm cho người nhìn thấy sanh tâm vui mừng. Cây của nó giống như cây Ba Lợi Chất Đa (s: pārijāta, pārijātaka, pāriyātraka, p: pāricchattaka,波利 價多, tên loại cây trên cung trời Đao Lợi [s: Trāyastrimsa, p: Tāvatimsa, 忉利]). Tên khoa học của loài hoa này là Erythrina indica (Coral tree), sanh sản ở Ấn Độ, nở hoa vào mùa hè, đến khoảng tháng 6, 7 thì kết trái, lá rất sum sê. Bên cạnh đó, nó còn có tên khoa học khác là Calotropis gigantean, là loài thực vật thuộc Mã Lợi Cân (馬利筋), cũng được gọi là Mạn Đà La, thường dùng để dâng cúng cho thần Thấp Bà (s: Siva, p: Siva, 濕婆). Tại Bồ Tát Đảnh Văn Thù Điện (菩薩頂文 殊殿) ở Ngũ Đài Sơn (五臺山), Tỉnh Sơn Tây (山西省), Trung Quốc có câu đối: “Bách đạo tuyền phi giản lưu công đức thủy, ngũ phong vân dũng thiên vũ Mạn Đà hoa (百道泉飛澗流功德水、五峰雲湧天雨曼陀花, trăm lối khe bay suối chảy nước công đức, năm núi mây tuôn trời mưa hoa Mạn Đà).” Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (s: Mahāparinirvāņasūtra, 大般涅槃經, Taishō No. 374) có đoạn: “Thiện Kiến Thái Tử kiến dĩ, tức sanh ái tâm, hỷ tâm, kính tín chỉ tâm, vì thị sự cố nghiêm thiết chủng chúng cúng dường chi cụ nhi cúng dường chỉ; hựu phục bạch ngôn: Đại Sư thánh nhân, ngã kim dục kiến Mạn Đà La hoa. Thời Điều Bà Đạt Đa tức tiện vàng chỉ Tam Thập Tam Thiên, tùng bị thiên nhân cầu tác chi (善見 太子見已、卽生愛心、喜心、敬信之心、為是事故嚴設種種供養之具而供 養之、又復白言、大師聖人、我今欲見曼陀羅花、時調婆達多即便往至三 十三天、從彼天人而求索之,Thái Tử Thiện Kiến thấy xong, tức sanh tâm yêu thích, tâm vui mừng, tâm kính tín, vì việc này nên trang nghiêm thiết bày các vật phẩm cúng dường để cúng dường; rồi lại thưa rằng: “Thưa Đại Sư thánh nhân, con nay muốn thấy hoa Mạn Đà La. ‘Khi ấy Điều Bà Đạt Đa bèn qua đến cõi Trời Ba Mươi Ba, theo thiên nhân ở đó mà cầu xin hoa).” Hay trong Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất Thiên Kinh (佛說觀彌勒菩薩上生兜率天 經, Taishō No. 452) cũng có đoạn: “Bách thiên thiên tử tác thiên kỷ nhạc, trì thiên Mạn Đà La hoa, Ma Ha Mạn Đà La hoa, dĩ tán kỳ thượng, tán ngôn: “Thiện tại! Thiện tai! Thiện nam tử, nhữ ư Diêm Phủ Đề quảng tu phước nghiệp lai sanh thử xứ, thử xứ danh Đâu Suất Đà Thiên; kim thử chủ danh viết Di Lặc, nhữ đương quy y'(百千天子作天伎樂、持天曼陀羅花、摩訶曼陀羅華、以散其上、讚言、 善哉善哉善男子、汝於閻浮提廣修福業來生此處、此處名兜率陀天、今此 天主名曰彌勒、汝當歸依, trăm ngàn thiên tử tấu các kỷ nhạc trời, mang hoa trời Mạn Đà La, hoa Ma Ha Mạn Đà La để rãi lên vị ấy, rồi tán thán rằng: ‘Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, ngươi đã rộng tu phước nghiệp nơi Diêm Phù Đề mà sanh về cõi này; cõi này tên là Đâu Suất Đà Thiên; chủ nhân hiện tại tên là Dì Lặc, người nên quy y người”).”
  7. Đâu Suất Đà (s: Tușita, p: Tusita, t: Dgah-ldan, 兜率陀): tức Đâu Suất Đà Thiên (兜率陀天), Đâu Suất Thiên (兜率天); xem phần chú thích của Đâu Suất Thiên bên trên.
  8. Bạch tượng (白象): voi trắng toàn thân, vì con voi có uy lực lớn nhưng tánh tình nhu thuận, cho nên khi vị Bồ Tát vào mẫu thai thường cỡi con voi trắng có sáu ngà hay hiện thân hình con voi trắng, biểu thị tánh của vị Bồ Tát khéo nhu hòa nhưng có oai lực vĩ đại. Bên cạnh đó, 6 ngà voi thể hiện tinh thần Lục Độ (六度), 4 chân là Tử Như Ý (四如意). Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢) cỡi con voi trắng 6 ngà cũng thí dụ cho oai lực vô song như vậy. Như trong Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát (普賢菩薩勸發品) thứ 28 của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-pundarika,妙法蓮華經) có giải thích rằng: “Thị nhân nhược tọa, tư duy thử kinh, nhĩ thời ngã phục thừa bạch tượng vương, hiện kỳ nhân tiền, kỳ nhân nhược ư Pháp Hoa Kinh, sở hữu vong thất nhất cú nhất kệ, ngã đương giáo chỉ, dữ cọng độc tụng, hoàn linh thông lợi(是人若坐、思惟此經、爾時我復乘 白象王、現其人前、其人若於法華經、有所忘失一句一偈、我當教之、與 共讀誦、還令通利, người ấy nếu ngồi, suy nghĩ kinh này, lúc bấy giờ ta lại cỡi vua voi trắng, hiện trước mặt người đó, nếu người đó đối với Kinh Pháp Hoa, bị sai mất một câu một bài kệ, ta sẽ chỉ cho, cùng với người đó đọc tụng, khiến được thông lợi).” Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經,Taishō3, 624) quyển 1 có đoạn rằng: “Nhĩ thời, Bồ Tát quán giáng thai thời chí, tức thừa lục nha bạch tượng phát Đâu Suất cung, vô lượng chư thiên tác chư kỷ nhạc, thiêu chúng danh hương, tán thiên diệu hoa, tùy tùng Bồ Tát (爾時、菩薩觀降胎時 至、即乘六牙白象發兜率宮、無量諸天作諸伎樂、燒眾名香、散天妙花、 隨從菩薩, lúc bấy giờ, Bồ Tát quán sát đã đến lúc giáng xuống bào thai, liền cỡi con voi trắng sáu ngà từ trên cung trời Đâu Suất xuống; vô lượng các vị trời trỗi những thứ âm nhạc, đốt các loại hương thơm, rãi hoa trời tuyệt diệu, theo Bồ Tát xuống)”. Bên cạnh đó, Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀,Taishō 46, 14) quyển 2 có giải thích rằng: “Ngôn lục nha bạch tượng giả, thị Bồ Tát vô lậu lục thần thông; nha hữu lợi dụng như thông chỉ tiệp tật, tượng hữu đại lực, biểu pháp thân hà phụ, vô lậu vô nhiễm, xưng chi vi bạch(言六牙白象者、是菩薩無漏六神通、牙有 利用如通之捷疾、象有大力、表法身荷負、無漏無染、稱之為白, voi trắng sáu ngà là vị Bồ Tát có sảu thần thông vô lậu; ngà có mũi nhọn có thể xuyên qua rất nhanh; voi có sức mạnh phi thường, thể hiện cho pháp thân gánh vác nặng; không bị rỉ ra, không bị nhiễm ô, cho nên gọi nó là trắng).”
  9. Ca Duy Vệ (迦惟衛): từ gọi tắt của Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu,迦毘羅衛), âm dịch là Ca Duy La Duyệt (迦維羅閱), Ca Duy La Việt (迦維羅 越), Ca Duy La Vệ (迦維羅衛), Ca Tỳ La Bà Tô Đô (迦毘羅婆蘇都), Ca Tỳ La Bà Tốt Đổ (迦比羅皤窣堵), Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ (劫比羅伐窣堵), Bà Đâu Thích Xí Sưu (婆兜釋翅搜), Ca Duy La (迦維羅), Ca Di La (迦夷羅), Ca Tỳ La (迦毘羅); ý dịch là Thương Thành (蒼城, thành màu xanh), Hoàng Xích Thành (黃赤城, thành màu vàng đỏ), Diệu Đức Thành (妙德城, thành có uy đức diệu kỳ), Hoàng Đầu Tiên Nhân Trú Xú(黃頭仙人住處, chỗ ở của vị tiên nhân đầu vàng), Hoàng Phát Tiên Nhân Trú Xứ (黃變仙人住處, chỗ ở của vị tiên nhân tóc vàng), v.v… Đây là tên của thánh đô do dòng họ Thích Ca cai quân, hay tên một quốc gia. Tương truyền Ca Tỳ La Tiên Nhân (迦毘羅仙人), vị tổ của Phái Số Luận (s: Sankhya, p: Sankhyā, 败論), đã từng sống tại thành đô này, nên có tên gọi như vậy. Hiện tại nó ở tại vùng Đề La Lạp Khẩu Đặc (s: Tilorakot, 提羅拉 寇特) thuộc địa phương Ta-rai của vương quốc Nepal, là nơi đức Phật đản sanh. Quốc vương của thành này là vua Tịnh Phạn (s: Suddhodana, p: Suddhodana, 飯), thân phụ của đức Thích Ca; vườn Lâm Tỳ Ni (s, p: Lumbini, 蓝毘尼), nơi đức Phật đản sanh, là biệt trang của nhà vua, nằm về phía Tây thành. Sau khi dòng họ Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly (s: Virūdhaka, 毘瑠璃) của nước Kiều Tát La (s: Kaušala, Kośalā, p: Kosala, 憍薩羅) thảm sát, thành Ca Tỳ La Vệ đi đến tình trạng suy vong, vùng đất này dần dần bị hoang phế. Khi cao tăng Pháp Hiển (法 , 3407-7) nhà Tấn của Trung Quốc sang chiêm bái, thành quách nơi đây đã hoàn toàn lụi tàn và dân chúng chỉ còn lại mấy mươi người mà thôi. Đến khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) thời nhà Đường sang Tây du, ông vẫn còn thấy các ngôi già lam, tháp và trụ đá lớn do A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) kiến lập nên. Trụ đá ấy được khai quật vào năm 1897. Trong Phật Quốc Ký (佛國記) của cao tăng Pháp Hiển (法顯,340?-?) nhà Tấn có giải thích về Thành Ca Tỳ La Vệ rằng: “Tùng thử đông hành giảm nhất do diên, đáo Ca Duy La Vệ Thành, thành trung đô vô vương dân, thậm như khâu hoang, chỉ hữu chúng tăng dân hộ số thập gia nhi dĩ (從此東行減一由延、到迦維羅衛城、城中都無王民、甚如坵荒、 只有眾僧民戶數十家而已, từ đây đi về hướng đông, chưa đầy một do tuần, đến Thành Ca Duy La Vệ, trong thành đều không có vua và dân, thậm chỉ như đất hoang, chỉ có chúng tăng, hộ dân vài chục nhà mà thôi).” Trong Thủy Kinh Chủ (水經註), phần Hà Thủy (河水) của Lịch Đạo Nguyên (酈道元,466 hay 472- 527) nhà Bắc Ngụy (北魏,386-534) có đoạn rằng: “Hằng thủy hựu đông nam, kinh Ca Duy La Vệ Thành bắc, cố Bạch Tịnh vương cung dã (恆水又東南、逕迦 維羅衛城北、故白淨王宮也, sông Hằng lại chảy về hướng đông nam, đi thẳng về phía bắc Thành Ca Duy La Vệ, là vương cung của vua Tịnh Phạn).” Hay như trong Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh(七佛父母姓字經, Taishō No. 4) lại có câu: “Kim ngã tác Thích Ca Văn Ni Phật, phụ tự Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẫu tự Ma Ha Ma Da, sở trị quốc danh Ca Duy La Vệ (今我作釋迦文尼佛、父 字閱頭檀剎利王、母字摩訶摩耶、所治國名迦維羅衛, ta nay làm Thích Ca Văn Ni Phật, cha tên là Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẹ là Ma Ha Ma Da, trị vì nước tên là Ca Duy La Vệ).”
  10. Liên Hoa (蓮花 hay 蓮華): hoa sen. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, người ta thường cho loại hoa sen mà có rễ (củ sen) là hoa sen, nhưng ở Ấn Độ còn có thêm một loại sen nước (thủy liên) khác nữa ngoài hai thứ trên, và khi nói đến hoa sen người ta thường ám chỉ loại sen nước này nhiều hơn. Tại Ấn Độ có nhiều loại hoa sen, đầu vàng), Hoàng Phát Tiên Nhân Trú Xứ (黃變仙人住處, chỗ ở của vị tiên nhân tóc vàng), v.v… Đây là tên của thánh đô do dòng họ Thích Ca cai quân, hay tên một quốc gia. Tương truyền Ca Tỳ La Tiên Nhân (迦毘羅仙人), vị tổ của Phái Số Luận (s: Sankhya, p: Sankhyā, 败論), đã từng sống tại thành đô này, nên có tên gọi như vậy. Hiện tại nó ở tại vùng Đề La Lạp Khẩu Đặc (s: Tilorakot, 提羅拉 寇特) thuộc địa phương Ta-rai của vương quốc Nepal, là nơi đức Phật đản sanh. Quốc vương của thành này là vua Tịnh Phạn (s: Suddhodana, p: Suddhodana, 飯), thân phụ của đức Thích Ca; vườn Lâm Tỳ Ni (s, p: Lumbini, 蓝毘尼), nơi đức Phật đản sanh, là biệt trang của nhà vua, nằm về phía Tây thành. Sau khi dòng họ Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly (s: Virūdhaka, 毘瑠璃) của nước Kiều Tát La (s: Kaušala, Kośalā, p: Kosala, 憍薩羅) thảm sát, thành Ca Tỳ La Vệ đi đến tình trạng suy vong, vùng đất này dần dần bị hoang phế. Khi cao tăng Pháp Hiển (法 , 3407-7) nhà Tấn của Trung Quốc sang chiêm bái, thành quách nơi đây đã hoàn toàn lụi tàn và dân chúng chỉ còn lại mấy mươi người mà thôi. Đến khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) thời nhà Đường sang Tây du, ông vẫn còn thấy các ngôi già lam, tháp và trụ đá lớn do A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) kiến lập nên. Trụ đá ấy được khai quật vào năm 1897. Trong Phật Quốc Ký (佛國記) của cao tăng Pháp Hiển (法顯,340?-?) nhà Tấn có giải thích về Thành Ca Tỳ La Vệ rằng: “Tùng thử đông hành giảm nhất do diên, đáo Ca Duy La Vệ Thành, thành trung đô vô vương dân, thậm như khâu hoang, chỉ hữu chúng tăng dân hộ số thập gia nhi dĩ (從此東行減一由延、到迦維羅衛城、城中都無王民、甚如坵荒、 只有眾僧民戶數十家而已, từ đây đi về hướng đông, chưa đầy một do tuần, đến Thành Ca Duy La Vệ, trong thành đều không có vua và dân, thậm chỉ như đất hoang, chỉ có chúng tăng, hộ dân vài chục nhà mà thôi).” Trong Thủy Kinh Chủ (水經註), phần Hà Thủy (河水) của Lịch Đạo Nguyên (酈道元,466 hay 472- 527) nhà Bắc Ngụy (北魏,386-534) có đoạn rằng: “Hằng thủy hựu đông nam, kinh Ca Duy La Vệ Thành bắc, cố Bạch Tịnh vương cung dã (恆水又東南、逕迦 維羅衛城北、故白淨王宮也, sông Hằng lại chảy về hướng đông nam, đi thẳng về phía bắc Thành Ca Duy La Vệ, là vương cung của vua Tịnh Phạn).” Hay như trong Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh(七佛父母姓字經, Taishō No. 4) lại có câu: “Kim ngã tác Thích Ca Văn Ni Phật, phụ tự Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẫu tự Ma Ha Ma Da, sở trị quốc danh Ca Duy La Vệ (今我作釋迦文尼佛、父 字閱頭檀剎利王、母字摩訶摩耶、所治國名迦維羅衛, ta nay làm Thích Ca Văn Ni Phật, cha tên là Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẹ là Ma Ha Ma Da, trị vì nước tên là Ca Duy La Vệ).”
  11. Liên Hoa (蓮花 hay 蓮華): hoa sen. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, người ta thường cho loại hoa sen mà có rễ (củ sen) là hoa sen, nhưng ở Ấn Độ còn có thêm một loại sen nước (thủy liên) khác nữa ngoài hai thứ trên, và khi nói đến hoa sen người ta thường ám chỉ loại sen nước này nhiều hơn. Tại Ấn Độ có nhiều loại hoa sen, nhưng trong kinh điển Phật Giáo có đề cập đến 5 loại hoa sen. Đó là hoa sen trắng (s, p: pundarika, âm dịch là Phân Đà Lợi Ca [分陀利迦],白蓮), hoa sen xanh (s: utpala, p: uppala, âm dịch là Ưu Bát La [優鉢羅],青蓮), hoa sen hồng (s: padma, p: paduma, âm dịch là Bát Đầu Ma [鉢頭摩],紅蓮), hoa sen vàng (s, p: kumuda, âm dịch là Câu Vật Đầu [拘物頭],黃蓮), và loại hoa sen xanh khác (s, p: nilotpala, 青蓮). Nhưng trên thực tế thì trừ loại hoa sen trắng (pundarika) ra, loại nào cũng có màu trắng và hồng cả. Từ ngàn xưa ở Ấn Độ người ta rất yêu chuộng loại hoa sen này, trong đạo Bà La Môn có thần thoại cho rằng từ trong lỗ rún của thần Vishnu sinh ra hoa sen, trong hoa sen có Phạm Thiên là người sáng tạo ra vạn vật. Hoa sen vốn mọc trong bùn, nhưng trồi ra khỏi bùn để sống, không bị nhiễm mùi hôi tanh của bùn nhơ, mà còn có mùi thơm trong sạch, cho nên nó được ví như là Phật tâm vốn có cũng như chư Phật và Bồ Tát thanh tịnh. Một trong những kinh điển tiêu biểu của Đại Thừa nói về hoa sen là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-pundarika,妙法蓮華經), ví diệu pháp của Phật như là hoa sen trắng lớn. Thế giới của Kinh Hoa Nghiêm là Liên Hoa Tạng Thế Giới (蓮 華藏世界) hay nói cho đúng là Liên Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải (s: Kusumatalagarbha-vyūhālamkāra-lokadhātu-samudra, 蓮華藏莊嚴世界海). Cô Côn Pháp Sư (古崑法師) nhà Thanh có câu thơ rằng: “Nhất thanh Phật hiệu vi vi tụng, thất bảo Liên Hoa đại đại khai(一聲佛號微微誦、七寶蓮花大大開, một tiếng niệm Phật nhỏ nhỏ tụng, hoa sen bảy báu nở lớn dần).” Hay như tại Cửu Phong Thiền Tự (九峰禪寺) ở Vĩnh Gia (永嘉), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Hoàng kim địa thượng bảo thọ trùng trùng tận thị tu hành giả chúng, bạch ngọc trì trung Liên Hoa đóa đóa vô phi niệm Phật nhân tài (黃金地 上寶樹重重盡是修行者種、白玉池中蓮花朵朵無非念佛人栽, trên đất vàng ròng cây báu hàng hàng thảy do người tu hành trồng, trong hồ ngọc trắng hoa sen đóa đóa đều là người niệm Phật gieo).”
  12. Linh Sơn (靈山): tiếng gọi tắt của Linh Thứu Sơn (靈鷲山), hay còn gọi là Thứu Phong (鷲峰), Thứu Lãnh (嶺), tiếng phiên âm của nguyên ngữ Sanskrit là Kỳ Xà Quật Sơn (s: Grdhrakūta, p: Gijjhakūta, 耆闍崛山), tên ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc Thành Vương Xá (s: Rājagrha, p: Rājagaha, 王舍城) thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩揭陀), hiện tại nằm ở phía Đông Rajgir của Ấn Độ. Đây là một trong những thánh địa của Phật Giáo, là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp; cho nên người ta cho rằng phần lớn các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa (法華), Bát Nhã (般若), Đại Bảo Tích (大寶積), Vô Lượng Thọ (無量壽), v.V…, và cũng như câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu (拈華微笑) của Thiền Tông đều phát xuất từ đây. Trong bộ Long Hưng Phật Giáo Biên Niên Thông Luận (隆興佛教編 年通論) quyển 12 do Thạch Thất Sa Môn Tổ Tú (石室沙門祖琇) ở Phù Long Hung (隆興府) soạn, có đoạn: “Huyền Trang … sưu dương Tam Tạng tận Long Cung chỉ sở trữ, nghiên cứu Nhất Thừa cùng Thứu Lãnh chỉ di chỉ, tỉnh dĩ tải ư Bạch Mã hoàn hiến Tử Thần, tầm mông hạ chiếu sắc sử phiên dịch (玄奘… 揚三藏畫龍宮之所儲、研究一乘窮鷲嶺之遺旨、並已載於白馬還獻紫宸、 尋蒙下詔敕使翻譯, Huyền Trang tìm tòi Tam Tạng kinh điển tận chốn Long Cung tàng trữ, nghiên cứu giáo lý Nhất Thừa soi rõ yếu chỉ của Thíứu Lãnh, cùng bỏ lên Bạch Mã mang về dâng Hoàng triều, mong trên hạ chiếu cho người phiên dịch).” Trong bài thơ Linh Ân Tự (靈隱寺) của thi sĩ Tống Chi Vấn (宋之間, khoảng 656-712) đầu thời nhà Đường có câu trứ danh là: “Thứu Lãnh uất thiểu nghiêu, Long Cung tỏa tịch liêu, lâu quản thương hải nhật, môn đối Triết Giang triều, quế từ nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu (鷲嶺鬱岩燒、龍宮 鎖寂寥、樓觀滄海日、門對浙江潮、桂子月中落、天香雲外飄,Thứu Lãnh rậm vút cao, Long Cung mờ tịch liêu, trên lầu biển xanh ngắm, cửa tựa Triết Giang triều, hàng quế trăng thầm rụng, hương trời mây trắng bay).” Hoặc trong bài Hòa Vương Ký Thất Tùng Triệu Vương Xuân Nhật Du Đà Sơn Tự (和王 記室從趙王春日遊陀山寺) của Lạc Tân Vương (駱賓王,khoảng 619-687) nhà Đường cũng có câu: “Điểu dư bồi phỏng đạo, Thứu Lãnh hiệp thê chơn, Tử Thiền mình tĩnh nghiệp, Tam Không quảng thẳng nhân, tường hà sơ điệp giản, huệ nhật kiểu trùng luân, diệp ám Long Cung mật, hoa minh Lộc Uyển xuân (烏旗陪訪 道、鷲嶺狎棲眞、四禪明靜業、三空廣勝因、祥河疏疊澗、慧日皎重輪、 葉暗龍宮密、花明鹿苑春, cờ xí lên vấn đạo, Thứu Lãnh dưỡng nuôi chơn, Bốn Thiền sáng nghiệp lắng, Ba Không rõ duyên nhân, sông từ trong khe mát, trời tuệ tỏ thế nhân, lá che Long Cung thẳm, hoa tươi Lộc Uyển xuân).”

 

  1. Thập Giới (十界): 10 loại thế giới mê và ngộ, gồm (1) Địa Ngục Giới (地獄界, thế giới Địa Ngục), (2) Ngạ Quỷ Giới (餓鬼界, thế giới Ngạ Quỷ), (3) Súc Sanh Giới (畜生界, thế giới Súc Sanh) hay Bàng Sanh Giới (傍生界), (4) Tu La Giới (修羅界, thế giới A Tu La), (5) Nhân Gian Giới (人間界, thế giới con người), (6) Thiên Thượng Giới (天上界, thế giới trên trời), (7) Thanh Văn Giới (聲聞界, thế giới Thanh Văn), (8) Duyên Giác Giới (緣覺界, thế giới Duyên Giác), (9) Bồ Tát Giới (菩薩界, thế giới Bồ Tát) và Phật Giới (佛界, thế giới Phật). Trong đó, 6 thế giới đầu là cõi mê muội của hàng phàm phu, hay còn gọi là thế giới luân hồi của Lục Đạo; 4 thế giới sau là cõi giác ngộ của bậc Thánh; cho nên 10 thế giới này được gọi là Lục Phàm Tứ Thánh (六凡四聖, sáu cõi phàm và bốn cõi thánh). Hay 9 cõi đầu là nhân và cõi cuối cùng là quả, nên có tên gọi là Cửu Nhân Nhất Quả (九因一果, chín cõi nhân và một cõi quả). Hơn nữa, Mật Giáo lấy Ngũ Phảm Ngũ Thánh (五凡五聖) làm Mười Pháp Giới (十法界). Ngũ Phàm là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Người, A Tu La cùng với Trời. Ngũ Thánh gồm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Quyền Phật (佛) và Thật Phật (實佛). Trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰蕅益大師宗論) quyển 4, phần Diệu An Thuyết (妙安說) có đoạn: “Phù tâm tuy tùy duyên cụ thành Thập Giới, kỳ tánh nhưng phi Thập Giới, do hỏa tùy duyên cụ hữu hương xú, kỳ tánh nhưng phi hương xú dã (夫心雖隨緣具成十界、其性仍非十界、猶火隨緣具有香臭、其性仍非香臭也, phàm tâm tuy tùy duyên hình thành đầy đủ Mười Giới, nhưng tánh của nó không phải là Mười Giới, giống như lửa tùy duyên có đầy đủ thơm thối, nhưng tánh của nó không có thơm thổi vậy).”
  2. Kích thiết (激切): rất mãnh liệt, ngôn luận hùng hồn, mãnh liệt. Cổ Sơn Truyện (買山傳) có đoạn rằng: “Kỳ ngôn đa kích thiết, thiện chỉ sự ý(其言多激切、善 指事意, lời của vị ấy rất hùng hồn, chỉ rõ việc làm và tâm ý của ông).”
  3. Bình doanh (屏營): bồn chồn, tâm bất an. Ngô Ngữ (呉語) có đoạn rằng: “Bình doanh bàng hoàng ư sơn lâm chỉ trung (屏營彷徨於山林之中, tâm bất an, bàng hoàng trong núi rừng).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Điệp Tổng Đàn Bạt Độ – Điệp Cúng Chết Cạn (Tư Độ Đạo Tràng Trai Đàn)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... sự. Kim ... Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức.

Điệp Cúng Tuần II (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... xã, ... thôn, gia cư phụng Phật thiết cúng phúng kinh ... thất chỉ trai tuần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tuần I (Tư Độ Vãng Sanh)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ VÃNG SANH Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh chi trai tuần, kỳ siêu độ sự.

Văn Cáo Đạo Lộ I
Sớ điệp Công Văn

Duy Hoàng hiệu ... Tuế thứ ... niên nguyệt ... nhật kiến ... cần dĩ kim ngân thanh chước thứ phẩm chỉ nghi, cảm cáo vu: Ngũ Phương Khai Thông Đạo Lộ Chi Thần vị tiền.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn III (Khải Kiến Pháp Duyên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ quyên thủ nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn II (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ ... quyên thủ ... nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ

Điệp Cáo Đạo Lộ (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh kỳ cáo thiên cữu chi thần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim tang chủ ... đẳng, duy nhật cần dĩ hương hoa phỉ nghi chi lễ, hữu cần phụng thượng.

Điệp Cúng Khiển Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cứu quy sơn an phần Tịnh Độ Khiển Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Thành Phục I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ thành phục chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tịch Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, ... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Triệu Tổ I
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự.Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ, thỉnh linh cáo yết Tổ đường, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Trạng Cúng Tống Mộc II
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, ... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tình chỉ kỳ vi.

Văn Hưng Tác
Sớ điệp Công Văn

Duy Tuế thứ ………. niên ……….. nguyệt ………. nhật , thời , kiến ……… Việt Nam Quốc … gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ………… Quyên thủ bản nguyệt thị nhật , trượng mạng thiền lưu tựu vu tịnh xứ , diên khai … trú chi đạo tràng châu viên nhi tán . Sở hữu trai đàn thành tựu , khởi cỗ thượng phan vu thiên địa , chấn động thần linh , tiên đương dự cáo , mạc cảm tự chuyên . Cẩn dĩ kim ngân , thanh chước trà phẩm chi nghi

Sớ Cúng Đại Tường II (Phụng Tiên Niệm Niệm)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phụng tiên niệm niệm, thật vô chung thỉ chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chỉ dị; thống duy phụ (mẫu), tiến thử Đại Tường.

Sớ Cúng Đại Tường I (Chung Tang Chi Tất)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Chung tang chi tất, tam niên hiếu sự dĩ viên toàn; đại đạo cảm thâm, nhất niệm chí thành nhi tiến bạt.

Sớ Cúng Ngọ Khai Kinh (Phong Túc Diêu Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phong túc diêu đàn, cảnh ngưỡng từ quang chỉ tại vọng; vân khai bảo tọa, kiều chiêm Phật pháp chi vô biên; phủ lịch đơn thầm, ngưỡng can liên tọa.