Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi nước Kosala, vào buổi trưa đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi đang ngồi một bên:

– Thưa Đại vươngĐại vương đi từ đâu đến trong giữa trưa như thế này?

– Ở đây, bạch Thế Tôn, có triệu phú gia chủ ở Sàvatthi bị mệnh chung, và con đến để xem tài sản của vị không có con ấy được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn, có đến tám triệu đồng tiền vàng, không nói đến tiền bằng bạc. Bạch Thế Tôn, tuy vậy đồ ăn của triệu phú gia chủ ấy lại chỉ gồm có cháo tấm chua ngày hôm qua để lại. Còn vải mặc chỉ mang vải gai may thành ba tấm. Còn xe thì đi xe nhỏ, cũ kỹ và hư nát, có gắn tán che bằng lá.

– Thật như vậy, thưa Đại vương! Một kẻ không phải Chân nhân, thưa Đại vương, dầu cho có được tài sản lớn không đem lại an lạc cho mình, không đem lại an lạc cho cha mẹ, không đem lại an lạc cho vợ con, không đem lại an lạc cho các người phục vụ, cho các người làm công hoan hỷ, không đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, không thiết trí các sự cúng dường hướng thượng, có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới. Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Đại vương, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.

– Và bậc Chân nhân, thưa Đại vương, có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thiết trí các sự cúng dường hướng thượng, có khả năng thăng lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới. Các tài sản của người ấy được thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa không cướp đoạt, hay trộm cắp không cướp đoạt, hay không bị lửa đốt, hay không bị nước cuốn trôi, hay không bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Đại vương, các tài sản nếu thọ dụng chơn chánh, sẽ đưa đến thọ hưởng, không đưa đến tổn giảm.

(Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 2)

SUY NGHIỆM:

Làm ra nhiều tiền của, có tài sản lớn vốn rất khó khăn nhưng biết xài tiền cho đúng đắnhợp lý lại là điều không phải dễ. Mới hay, không phải hễ “có tiền thì mua tiên cũng được”.

Có thể xem “thọ dụng chơn chánh” chính là quan điểm của Thế Tôn về việc sử dụng tiền bạc, nói nôm na là tiêu tiền, sử dụng đồng tiền của mình làm ra để mình và người đều lợi ích.

Trước hết, tiền bạc mình làm ra để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến an lạc cho cha mẹ và vợ con, nói chung là xây dựng gia đình ấm nohạnh phúc. Kế đến là san sẻ lợi lộc ấy đến các cộng sự, nhân viên, bạn bè thân hữu, những người đã góp sức làm ra tiền bạc cho mình.

Điều đáng nói ở đây là Thế Tôn đã đề cập đến lợi ích song phươngQuan tâm đến lợi ích cộng đồng, gần nhất là những cộng sự và thân hữu như là một phương cách để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững. Trong bối cảnh phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt như xã hội Ấn Độ cổ đại thì quan điểm này của Thế Tôn thật đáng trân trọng.

Không chỉ thiết lập hạnh phúc trong hiện tạiThế Tôn còn chỉ dạy phương thức thiết lập hạnh phúc trong đời vị lai bằng cách cúng dường chư vị Sa-môn. Tam bảo là ruộng phước tối thắng trong thế gian, dùng một phần tài sản có được dâng cúng Tam bảo để trang nghiêm phước báo tự thân cũng là một cách sử dụng tiền bạc có ý nghĩa.

Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện. Nếu tiêu xài phung phí vô bổ, không dùng đồng tiền có được để làm lợi ích cho đời sống cá nhân và cộng đồng thì tiền bạc ấy xem ra cũng chẳng có mấy giá trị, vì không biết thọ dụng chơn chánh. Hoặc bo bo cất chứa tiền bạc cho đầy kho lẫm mà chẳng khiến sinh thêm lợi ích cho mình và người thì kết cuộc ra đi mình cũng trắng tay.

Do vậy, người đệ tử Phật sau khi cần mẫn lao động, kiếm tiền cần phải sử dụng tiền bạc đúng pháp để đem đến lợi ích cho mình và người, đời này và những đời sau.

Quảng Tánh


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục, tâm hiếu được hình thành
Lời Phật dạy

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ tròn đầy như nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu, trọn vẹn với đạo làm cha mẹ thì con cái sẽ...

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời Phật dạy

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Một...