Đã 712 năm kể từ ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) viên tịch, nhưng con dân đất Việt vẫn luôn tưởng nhớ đến ngài. Người ta có thể nói đến “chất vua” trong một đấng minh quân tài đức vẹn toàn, hay nói về “chất Phật” của một nhà tu khổ hạnh, một bậc Sơ tổ phước trí rạng ngời.

Trước đó ngót ngàn năm, từ thời Sĩ Nhiếp (137 – 226), trong bầu không khí huyền thoại ban sơ của Phật giáo Việt Nam, nước ta đã từng xuất hiện một vị Phật mẫu Man Nương – người sinh ra Tứ Pháp Phật: Pháp Vân (Mây), Pháp Vũ (Mưa), Pháp Lôi (Sấm), Pháp Điện (Chớp). Tứ Pháp là biểu hiện sinh động của cuộc “hôn phối” giữa văn hóa Ấn Độ, mà Phật giáo là đại diện tiêu biểu, và văn hóa dân gian Việt Nam. Sự dung hòa đó đã tạo nên nét đặc thù của người Việt, vừa kính Phật, vừa trọng thần – thần có trong Phật mà Phật cũng có trong thần, qua hình ảnh của Mây – Mưa – Sấm – Chớp, với ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…Bản hạnh của Tứ pháp Phật rõ ràng mang đậm màu sắc huyền thoại, phù hợp với nhu cầu của một dân tộc chăm chỉ với ruộng đồng, sống hòa vào thiên nhiên. Nên gần ngàn năm sau, khi Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi, dân tộc Việt Nam cần một “vị Phật” đúng với tinh thần Phật giáo hơn, do vậy nước Nam đã xuất hiện một Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tuy vẫn một bình bát, một gậy trúc, nhưng Đức Phật hoàng lại không bay trên bầu trời hay đi trong lòng đất, nắm bắt trời trăng, phi thân tán thể… Đầu trần chân đất, y quấn hở vai, quyền năng hay sức mạnh của ngài không đến từ thần thông linh dị, gọi gió hô mưa, mà đến từ sự từ bỏ, một sự từ bỏ vĩ đại.

Thử tự đặt mình vào cương vị của đức vua Trần Nhân Tông, và xa hơn nữa, Thái tử Tất-đạt-đa, chúng ta thấy, khó có lý do nào để một người phải từ bỏ cung vàng điện ngọc, hướng đến đời sống khổ hạnh, vô ngã, vô sản, vì thương yêu tất thảy chúng sanh.

Bởi về mặt lý thuyết, các vị vẫn có thể vừa nắm giữ ngai vàng, vừa có thể thương yêu chúng sinh. Thậm chí, trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực, các vị có nhiều cơ hội hơn để đem đến cho chúng dân sự an ổn, thịnh vượng.

Nhưng đó chỉ là lý thuyết, bởi trên thực tế, lắm người đã tự cột mình vào chiếc ghế, bị vầng sáng của quyền lực làm lóa mắt, bất chấp tất cả để giữ cái ngai của mình. Cái ngai, hay cái ghế ấy, không phải là bánh vẽ, không là những ý niệm trừu tượng để có thể nói bỏ là bỏ; nó chính là tất cả. Từ bỏ ngôi cao, người ta thấy bản thân không còn gì nữa, ngoài tấm thân trần trụi, không bổng lộc và chẳng còn sự cung kính. Người ta trở nên khiếp nhược!

Trong sự khiếp nhược ấy, làm sao họ có thể cảm nhận được cái đẹp sơ nguyên của vạn vật, như đức vua Trần Nhân Tông từng thấy: “Muôn việc nước theo nước/ Trăm năm lòng bảo lòng/ Tựa hiên nâng sáo ngọc/ Ngực áo đầy trăng trong” (Lên núi Bảo Đài). Chỉ có những ai thấy được Duyên khởi – tức thấy Phật – mới có được cái tâm vô sở trước, “đối cảnh vô tâm”, mới có được sức mạnh không-sợ-hãi, kết tinh từ phước đức – trí tuệ, để “một lần nêu ra, một lần mới”, và có thể vì người quên mình.

Được như vậy, đấng quân vương mới có thể từ bỏ ngôi cao quyền lực để thực hành hạnh đầu đà. Vì rằng, ngôi cao dẫu quý, nhưng làm sao có thể sánh với tuệ giác giải thoát!

Đăng Tâm/ Báo Giác Ngộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...