Nhiều người không chấp nhận Kinh Đại Thừa, cho đó không phải là những lời do Đức Thích Ca giảng dạy, mà do những người sau ngụy tạo ra. Điều đó chúng ta nên hiểu như thế nào, bởi đúng là ngay thời kỳ Kết Tập lần thứ I chỉ có 4 Bộ Kinh được nói đến, đó là các Bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.

Lịch Sử của Đạo Phật còn ghi lại: Ngay thời kỳ Kết tập Lần II, sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm là đã có sự bất đồng quan điểm trong Nội Bộ Tăng chúng. Kể từ đó, các nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo chia ra thành hai nhóm. Một nhóm là Thượng Tọa Bộ, là Trưởng Lão trong Tăng chúng, nói rằng giữ nguyên những gì Phật thuyết lúc sinh thời, ngày xưa gọi là Tiểu Thừa, sau này gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy và nhóm thứ hai là Đại Chúng Bộ hay còn gọi là Đại Thừa.

Là người muốn tìm hiểu để tu tập, hẳn chúng ta không khỏi hoang mang, vì rõ ràng hai bên, dù cùng xuất phát từ Giáo Pháp của Đức Thích Ca, nhưng khi đã tách ra ắt hẳn có một số điểm khác biệt. Tôi là người được học Giáo Pháp và Kinh Điển Đại Thừa. Quá trình tìm hiểu, tôi chấp nhận được lý lẽ của Giáo Pháp này, vì đã mang lại cho tôi một số hiểu biết mà khi đưa vào áp dụng thấy có nhiều lợi ích cho bản thân. Hoàn toàn không mê tín, thần quyền, cầu xin, nương tựa. Cũng không Cầu An, cầu Siêu mà chỉ tự mình giữ Giới, hành theo Bát Chánh Đạo là hai căn bản của Đạo Phật mà tôi tin là dù theo Thừa nào cũng phải giữ.

Vì đã thận trọng đối chiếu nhiều Kinh với nhau, nhưng không thấy có gì mâu thuẫn trong lời Phật dạy, nên tôi cũng không thắc mắc xem Giáo Pháp của bên Phật Giáo Nguyên Thủy khác với bên Đại Thừa như thế nào. Dù vậy, trước khi đưa ra một quyển Kinh bên Đại Thừa là PHÁP BẢO ĐÀN KINH ra để mổ xẻ nghĩa lý, tôi cũng muốn tham khảo, nên lên mạng để tìm hiểu xem thế nào là sự khác biệt của hai Thừa.

Thật là bất ngờ, khi tôi đọc được một bài bênh vực Giáo Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy của một Phật Tử. Tôi đồng ý là mọi người đều có quyền chọn lựa giáo pháp nào mà mình thấy thích hợp và dùng mọi lý lẽ để bảo vệ.

Nhưng đã là người tu Phật thì nên trình bày lý lẽ trong ôn hòa. Vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi thấy người bênh vực Phật Giáo Nguyên Thủy lại thóa mạ người tin theo Đại Thừa là “ngu”, “óc heo” và thách thức bất cứ ai đưa ra luận cứ nào để chứng minh Đại Thừa là đúng! Bản thân tôi học Đạo với một cư Sĩ, không Quy Y với Thầy nào, Chùa nào, chỉ nghiên cứu và thực hành theo Kinh của Đại Thừa. Nhưng với lời Phật dạy thì tôi không cần xem do Phật Giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa phổ biến, cứ theo đó để tu sửa, nên không bao giờ có ý tranh biện hay ganh đua, đúng, sai, cao, thấp với ai.

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, đây là một vấn đề khá tế nhị mà người Phật Tử thường phân vân, thắc mắc mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Bên nào lập luận xem ra cũng vững vàng. Người đi sau chỉ còn trông chờ vào duyên phận. Bởi suy cho cùng thì dù theo Phật giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa, dù hành chưa tới rốt ráo, nhưng ít ra cũng được pháp Thập Thiện, không còn gieo nhân xấu. Được vậy thì cũng tạm ổn rồi.

Tuy vậy tôi phải tự trả lời cho chính mình: Điều gì khiến cho tôi hoàn toàn tin vào Giáo Pháp Đại Thừa mà dù nghe chê bai, xúc xiểm đến như vậy mà niềm tin không bị lung lay?  Giả sử có ai hỏi thì tôi sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào cho đúng lý nhất?


Tâm Nguyện – Vườn hoa Phật giáo

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...

Biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

1. Vị trí, vai trò biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc Bộ Trong kiến trúc một ngôi chùa Việt, các biểu tượng Phật giáo được hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các hoa văn trên từng viên gạch, viên ngói, đến trên các trang trí cửa võng, y môn,...

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...