Vào thời Minh Mạng, nhà vua cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ XIX. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam.
“Năm Nhâm Thân (1692) chúa Nguyễn Phước Chu đã cho sửa chữa chùa. Kể từ năm 1774 chùa lại lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát”.
Theo Đại Nam nhất thống chí: “Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825) nhà vua qua đây đã cho lệnh xây dựng lại”.
Chùa có cổng Tam quan quay về hướng Đông Nam, phía trước là biển Đông, chếch bên trái là cửa Tư Hiền, phía Tây là núi Bạch Mã, Trường Sơn, dưới chân bao quanh là một vùng đầm phá Cầu Hai – Đá Bạc, phía chính Đông là núi Linh Thái.
Vào thời vua Minh Mạng, nhà vua cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ XIX. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 55cm, chiều ngang từ 34 đến 42cm đặt trên một đế cao 13cm.