Sự thấu cảm là một kinh nghiệm của trái tim thông thái và trí não biết yêu thương. Nó là dòng chảy của sự sống. Nó chính là sự sống mà mỗi người có trí tuệ sáng suốt và trái tim nhân hậu luôn nuôi dưỡng dọc theo hành trình cuộc sống vậy.

Thấu cảm là khả năng hiểu được đối phương đang cảm nghĩ gì, nói gì – hiểu như chính họ hiểu- đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, đi vào thế giới của họ và truyền đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ và họ đang được hiểu, quan điểm của họ đang được chú ý và chấp nhận.

Thấu cảm có nhiều định nghĩa khác nhau, chứa đựng một chuỗi các trạng thái tâm lý thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình về người khác, có biểu hiện thương yêu chia sẻ với người khác như thế ta đang ở vào tình huống ấy và phải giải quyết vấn đề mà người kia đang gặp phải.

Từ đó, chúng ta mở rộng tâm cảm thông, thương yêu, bao dung thông qua các biểu hiện như an ủi, chăm sóc người khác và mong muốn giúp họ, khi chúng ta có những tình cảm trải nghiệm trùng hợp với cảm xúc người khác, hiểu sâu sắc những gì người khác suy nghĩ hay cảm nhận, lý giải được cách người khác phản ứng và sẵn lòng chấp nhận và trợ duyên họ nhiều nhất trong khả năng có thể.

Khi có thấu cảm, ta dễ dàng tha thứ người khác khi biết ướm chân mình vào đôi giày người khác đang mang. Với thấu cảm, không còn ranh giới rõ ràng giữa ta và người. Mức độ thấu cảm càng cao, ranh giới này càng nhạt nhòa, khi ấy, bằng trải nghiệm bản thân, ta hiểu người như thể hiểu bản thân mình. Thấu cảm là cơ sở để nuôi dưỡng các hạnh lành của bản thân trong đời sống xã hội.

Nhờ thấu cảm mà niềm tin giữa con người trong xã hội được thiết lập và các mối quan hệ này được nuôi dưỡng ngày càng bền chặt hơn nhờ chất liệu yêu thương.
Nhờ thấu cảm mà niềm tin giữa con người trong xã hội được thiết lập và các mối quan hệ này được nuôi dưỡng ngày càng bền chặt hơn nhờ chất liệu yêu thương.

Thấu cảm không phải là thông cảm, đồng cảm, thương hại mặc dù có sự liên quan giữa các trạng thái tâm lý này. Tiếng Việt ta có nhiều từ “thấu” rất hay như thấu hiểu, thấu đáo, đau hay lạnh thấu xương thấu tủy. Thấu có nghĩa là xuyên suốt, toàn diện, thấm nhuần, hòa lẫn, hòa nhập, giao thoa trọn vẹn. Như vậy, khi thấu cảm trọn vẹn giữa ta và người, giữa ta và vật diễn ra, ta hoàn toàn có thể cảm nhận thay, nghĩ thay, hiểu thay tâm trạng của người khác.

Thấu cảm đòi hỏi phải có khả năng đặt mình vào vị trí người khác để hiểu rõ nguồn cơn, ngọn ngành. Từ cái hiểu sâu sắc đó mới có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với lòng yêu thương thật sự xuất phát từ đáy con tim.

Người thấu cảm có đủ tâm bao dung để tha thứ cho người như thể tha thứ cho chính mình vì họ hiểu rằng, bản thân mình cũng vậy, không lúc này thì lúc khác, ai trong chúng ta đều mắc phải lỗi lầm. Ta chấp nhận lỗi lầm là một phần của cuộc sống và từ đó, ta hoàn thiện hơn thì người khác cũng như vậy. Chấp nhận điều này, việc tha thứ cho nhau là điều không phải quá khó vậy.

Nhờ thấu cảm mà niềm tin giữa con người trong xã hội được thiết lập và các mối quan hệ này được nuôi dưỡng ngày càng bền chặt hơn nhờ chất liệu yêu thương. Từ đó, mọi suy nghĩ, hành động đều được thiết lập trên cơ sở của tâm lý thấu cảm này và tinh thần gắn kết, xây dựng và hòa hợp được thiết lập và củng cố ngày càng tốt hơn trong cộng đồng mình đang sống.

Để có được sự thấu cảm trọn vẹn với ai đó, ta cần phải chân thành tự đáy lòng, thương yêu đối tượng ấy thật sự, thấu hiệu tận ngọn nguồn những gì đang tác động đến đối tượng và quan trọng là những diễn biến tâm lý đang diễn ra trong ý thức và tiềm thức người đó, thành công trong việc hòa nhập hoàn toàn khi đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện. Làm được như vậy là thấu cảm, là tâm lý vượt lên cả hiểu, thương, thông cảm và đồng cảm.

Trong thấu cảm, có sự tương giao sâu sắc, giao thoa hòa nhập hoàn toàn, không thấy sự khác nhau giữa chủ thể và đối tượng nữa. Khi một người nào đó thể hiện sự thấu cảm của mình, đối tượng cảm nhận được sự quan tâm và thấu hiểu của người ấy, mối quan hệ trở nên gần gũi, thân thiết hơn, cõi lòng cảm thấy ấm áp hơn khi có người hiểu và thay mình nói hộ nỗi lòng. Ranh giới ta-người xóa nhòa và tinh thần vô ngã hoàn toàn được thiết lập trong xã hội. sự vận hành của tâm mình và thấu hiểu tâm người thông qua kinh nghiệm bản thân để góp phần chuyển hóa cuộc sống ngày càng tươi đẹp thêm.

Khi mình cảm nhận được sự thấu cảm từ người khác, nghĩa là mình được hiểu, được thương, rõ ràng là chúng ta cảm thấy an toàn để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân sâu sắc với đối tác của mình và tin rằng họ thực sự quan tâm những điều chúng ta nói, trăn trở những nỗi khổ niềm đau của chúng ta như chính của bản thân họ. Ta có thể cảm thấy hạnh phúc, ấm áp và thân mật trong mối quan hệ ấy.

Sự thấu cảm là một kinh nghiệm của trái tim thông thái và trí não biết yêu thương. Nó là dòng chảy của sự sống. Nó chính là sự sống mà mỗi người có trí tuệ sáng suốt và trái tim nhân hậu luôn nuôi dưỡng dọc theo hành trình cuộc sống vậy.

Tiểu Hạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Bốn thứ gây khổ trong đời
Đời sống

Con người, dù quyền quý sang giàu tột bực vẫn thường bị bốn thứ gây khổ nếu không biết tu tập theo Phật. Phần lớn con người chúng ta, dù vô tình hay cố ý vẫn ưa thích chấp thủ, thích thú khi chấp thủ, vui thú khi chấp thủ. Nhưng không biết rõ hậu quả...

Kho báu bên trong chúng ta
Đời sống

“Lòng từ bi là kho báu bên trong mà mỗi chúng ta cần trân trọng bảo vệ. Hãy học cách ban tặng không do dự, cho đi không hối tiếc và chiến thắng trong cao thượng”. Nhiều người không dám yêu thương bản thân mình, họ cho rằng như vậy là ích kỷ và nhu...

Buông xả tham chấp để chế tác sự bình an
Đời sống

Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và đầy rẫy sự bất an như thế này, tự nhiên chúng ta muốn cống hiến, muốn cho đi nhiều hơn một chút những gì thuộc về bản thân mình để giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Mặc dù chúng ta thường nghĩ về sự rộng lượng...

Một ngày, bạn sẽ nhận ra…
Đời sống

Một ngày, bạn sẽ nhận ra giữa cuộc đời giả tạm này, không có điều gì là vĩnh cửu. Không có tình thương vĩnh cửu, không có sự oán ghét vĩnh hằng, cũng không có điều tốt hay điều xấu nào là miên diễn. Một ngày! … Có những ngày, bạn dành cuộc đời chỉ...

Mọi phương pháp Thiền đều có khả năng phát triển Chính niệm
Đời sống

Với chính niệm bạn sẽ nhận diện được chủ nhân thực sự của mọi pháp. Bạn sẽ không còn có tư tưởng đây là thế giới của ta, đây là thân thể của ta mà là thế giới của thế giới, và thân thể của thân thể. Thiền có hai loại: Thiền Chỉ và Thiền Quán...

Cách để bạn vượt qua sự bế tắc trong cuộc sống
Đời sống

Bế tắc là một trạng thái tâm lý trong của mỗi người trong cuộc sống. Cảm giác này thường xuất hiện khi bạn không tìm được lối thoát hay giải pháp mà mình mong muốn cho một vấn đề nào đó. Trạng thái này mang đến xu hướng tiêu cực, chán nản và mệt mỏi....

Lời Phật dạy về đạo đức gia đình
Đời sống

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống và sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi ở đó có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia...

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
Đời sống

Trong cuộc sống xã hội hiện nay, dối trá không chỉ là một thói quen xấu mà nó đã lan ra thành một dịch bệnh nguy hiểm khó chữa, gây ra những tác hại nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực. Một người đã sống không biết thật với người khác và với bản thân mình, thì...

Bình yên đến từ tình thương và điều đơn giản
Đời sống

Tình thương và điều giản đơn luôn gắn liền với nhau. Khi ta biết yêu thương, lòng sẽ rộng mở hơn với những điều nhỏ bé xung quanh. Ta sẽ thấy rằng mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc sống hiện đại, con người không ngừng chạy theo những thành...

Khi lòng biết ơn tràn ngập mọi điều đều trở nên thiêng liêng
Đời sống

Trong lòng biết ơn, ta nhận ra sự vô ngã/ Không còn cái tôi tách biệt với thế gian/ Ta như giọt nước trong biển lớn/Hoà vào dòng chảy của cuộc đời, bao la, tĩnh lặng… Lòng biết ơn là bài kinh không lời Nghe bằng trái tim hơn là đôi tai Thấy bằng tâm...

Hãy sống như chiếc lá
Đời sống

Cuộc đời vốn dĩ là một dòng chảy không ngừng, mỗi người chúng ta đều có vai trò và vị trí riêng trong dòng chảy ấy. Như chiếc lá trên cành, mỗi ngày chúng ta đều trải qua những cung bậc cảm xúc, những niềm vui, nỗi buồn, và cả những kỳ vọng vô hình...

5 phút quán vô thường mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn
Đời sống

Trong cuộc sống bận rộn, chúng ta thường bị cuốn vào những lo toan, hoài bão mà quên mất rằng mọi thứ xung quanh đều vô thường. Hiểu rõ vô thường giúp ta trân trọng cuộc sống và từng khoảnh khắc hiện tại. Dành ra 5 phút mỗi ngày để quán chiếu về vô thường...

Mỗi cuộc gặp gỡ trong cuộc đời đều là duyên phận, không có đúng sai
Đời sống

Trong đạo Phật, cuộc sống này được hình thành từ vô vàn duyên khởi, và mọi điều xảy ra đều do nhân duyên hội tụ. Mỗi con người ta gặp gỡ, mỗi sự kiện ta trải qua đều không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của những duyên lành hoặc duyên nợ từ...

Buông bỏ kiểu căng để thấu hiểu bình đẳng
Đời sống

Theo triết lý nhà Phật, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, không ai cao quý hơn ai. Sự phân biệt, chê bai, kiêu căng chính là biểu hiện của tâm tham, sân, si. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phân biệt và kỳ thị từ những người cảm...

AI và Phật giáo, điểm gặp gỡ của “ước mơ”?
Đời sống

Robot tại chùa Kodaiji có tên Quán Âm (Kannon), được làm dựa trên hình dáng Bồ tát Quán Thế Âm, Quán Âm (Kannon) đang hàng ngày thuyết giảng các bài kinh cho du khách thập phương.  Nhà văn, nhà báo, nhà thơ và là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, Ambrose...

Chế tác bình an trong sự bất an
Đời sống

Có phải sống cho chính mình nghĩa là sống có giá trị cho bản thân, làm việc cần thiết, luôn nuôi dưỡng thân, tâm, trí mỗi ngày mỗi sáng, mỗi bình an, mỗi hạnh phúc không ạ? Trong bất an mà ta vẫn chế tác được bình an thì đó có phải là sống cho...