Phật giáo Đại thừa hưng khởi và tiền đề xuất hiện kinh điển Đại Thừa

Sau lần đại hội kết tập kinh điển lần thư bá (thế kỉ III TTL) ba tạng kinh điển gồm: Kinh – Luật – Luận đã được kiết tập với hai hệ Pali và Sankrit. Sự kiện từ Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ xuất hiện phân chia Bộ phái diễn ra với nhiều triết thuyết giải thích lời Phật dạy qua trước tác Luận tạng và văn học A-tỳ-đàm ra đời, thời kỳ Bộ phái có khoảng 18-20 bộ phái. Về sau các bộ phái lần lượt chuyển sang Phật giáo Đại thừa tạo ra làn sóng hưng khởi vào thể kỉ II TTL. Trong khi văn học A-tỳ-đàm được luận giải bởi các luận sư mang tính hàn lâm, nội hàm triết lý cao siêu người bình thường khó mà tiếp cận được. Thực tế, số đông dân chúng ở Ấn Độ chỉ quan tâm đến vấn đề diệt khổ bởi chế độ hà khắc của chế độ đẳng cấp của Ấn Độ lúc bấy giờ. Đại thừa đã tạo dựng hình ảnh Bồ Tát gắn liền với chất liệu từ bi, trí tuệ cứu giúp con người ra khỏi cảnh khổ. Và phát triển thuyết Tam thân gồm Pháp thân, Báo Thân và Ứng thân, trong đó Pháp thân chỉ tính thường trụ ở chúng sinh, Báo thân chỉ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện trong đời và Hóa thân để chỉ cho hóa thân của chư Phật mười phương cùng khắp quốc độ. Hình ảnh lý tưởng Bồ Tát được xây dựng trong kinh điển Đại thừa và hiện thân trong cuộc sống như Bồ Tát Văn Thù, Quan thế Âm và cư sĩ Duy Ma Cật, phu nhân Thắng Man trong mình có tâm địa Bồ Tát có mặt giúp chung sinh thoát khổ được vui đạt tới cảnh giới trang nghiêm của chư Phật. Tinh thân tự lợi lợi tha qua lý tưởng Bồ Tát tu tập lục độ ba la mật cùng giúp nhau hướng đến Phật thừa, sẵn sàng hiến tạng giúp đỡ chúng sinh thể hiện yếu tố tha lực và niềm tin nơi Bồ tát giúp cho chúng sinh thoát khổ. Đại thừa mang màu sắc dễ tiếp nhận gần gũi qua việc đề xuất phương pháp tu tập phù hợp với mọi căn cơ mỗi người với cúu cánh đưa chúng sinh đến bờ giác ngộ. Nhờ đó Đại thừa du nhập đên đâu đều sử dụng phương tiện phù hợp với văn hóa sinh hoạt tín ngưỡng và hòa nhập bám rễ vào bản địa trở thành bộ phấn cấu tạo văn hóa bản địa.

Với sự phát triển của nền văn minh chữ viết nền văn học Phật điển xuất hiện và ảnh hưởng mạnh mẽ trong quần chúng. Cùng với sự truyền giáo mạnh mẽ và nhu cầu tâm linh đứa đến tư tưởng Phật giáo Đại thừa ra đời trên tinh thần phát triển tư tưởng của người đương thời từ sự ảnh hưởng trào lưu văn học Phật truyện như Jataka và Avadana đã nhân cách hóa đức Phật với siêu nhiên vừa từ bi giữa cuộc đời nhằm chuyển tải tư tưởng của đức Phật dưới một hình thức mới. Đại thừa với tinh thần cấp tiến uyển chuyển đã phát triển giáo lý Phật giáo và kế thừa kết hợp phát triển sáng tạo các thành tựu trước đó.

Đặc trưng của kinh điển Đại thừa là ngôn ngữ phương tiện đạt đến chân lý

Phật giáo Đại thừa là thời kỳ thứ ba của Phật giáo thời điểm xuất hiện các Phật nhập niết bàn khoảng 400 – 500 năm với ý nghĩa chuyển tiếp lan tỏa hiện thực hóa tư tưởng Phật giáo gắn liền với quần chúng mà lịch sự đương đại đặt ra và kinh điển Đại thừa là di sản truyền tải tư tưởng đó dưới mỗi quan điểm hình thức khác nhau. Ngôn ngữ của kinh điển Đại Thừa là ngôn ngữ biểu tượng, phủ định và điểm đặc trưng chân lý không nằm trong ngôn ngữ nhưng không thể lìa ngôn ngữ mà tìm chân lý. Đối với các tôn giáo đa thần, nhất thần như Islam giáo, Cơ đốc giáo kinh Thánh là chân lý do Thượng đế khai thị và việc thêm thắt sửa đổi sẽ bị trung phạt. Nhưng Phật giáo với tinh thần giải thoát thì ngôn ngữ chỉ là công cụ, phương tiện để đến chân lý và khi đạt đích điểm nên buông bỏ xuống như Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ-kheo Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy…các ông cần hiểu ví dụ cái bè….chánh pháp còn bỏ đi, huống nữa là phi pháp”[1,tr162], trong kinh Viên giác: “Kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy mặt trăng thì biết rõ ngón tay rốt ráo không phải là mặt trăng”. Trên bình diện tổng thể ngôn ngữ và chân lý có mối quan hệ hữu cơ mật thiết. Dưới góc độ thế gian phạm trù ngôn ngữ chuyên chở các hữu ngã mà con người đang tìm kiếm. Theo Samel Johnson cho rằng: “ Ngôn ngữ là y phục của tư duy” đó là sản phẩm của tư duy đầy ngã tính. Nhà ngữ ý học Hayakawa lại nhận định: “ Văn tự dễ dẫn con người vào nhiều sai lầm” do con người chấp chặt ngôn ngữ là chân lý. Vởi bản chất vô ngã vô thủ của Phật giáo thì hết thảy kinh điển đều là phương tiện dẫn dắt chúng sinh đến chân lý mà thôi. Trong lịch sử Phật giáo có kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Lục Tổ Đàn Kinh là “Ý Phật lời Tổ”. Kinh điển Đại thừa đa phần bảo lưu đầy đủ trong Hán tạng và các nước cũng đã dịch ra theo ngôn ngữ bản địa và được đọc tụng thông dụng, chứng tỏ một điều “chân lý có một nhưng phiên bản thì nhiều”.

Kinh điển Đại thừa với chức năng chuyển tiếp, chuyển tải lời Phật dạy dưới hình thức, cái nhìn mang tính đặc thù trên nền tảng kinh Nikaya và A Hàm.

Hệ kinh điển Đại thừa dựa trên căn nguyên lời Phật dạy được kết tập trong văn hệ Nikaya và A-hàm. Khảo sát hệ kinh điển này qua phương pháp văn bản về mặt kết cấu tất cả bài kinh đều có câu “như thị ngã văn” của ngài A-nan và đầy đủ lục chủng thành tựu, trong đó thính chúng tham dự gồm có các vị Bồ Tát, chư Thiên ở các cõi trời cho đến những loài phi nhân. Về mặt nội dung kinh điển Đại thừa phát triển các giáo lý nền tảng triển khai trên cơ sở “các pháp lấy Thể Tôn làm căn bản…làm đạo….làm chổ nương tựa” dưới một phương pháp, cái nhìn mới. Đứng trước phong trào tôn giáo diễn ra sôi nổi vào thế kỉ II TTL, tại Ấn Độ đòi hỏi Phật giáo phải khoác lên mình màu sắc tôn giáo lạ thì mới có sức đề kháng trước các tôn giáo khác. Kinh điển Đại thừa xuất hiện nhằm xây dựng và phát triển hệ tư tưởng thích ứng đối thoại với trào lưu triết học tôn giáo đương thời và duy trì sự tồn hưng của Phật giáo.

Dưới góc nhìn lịch sử các kinh điển Đại Thừa xuất hiện từ thể kỉ I TTL đến thể kỉ II STL như kinh Đại Bát nhã, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, Thắng Mạn,… được bổ sung chắc chắc lọc qua nhiều giai đoạn, có ban biên tập thẩm định vì thế các kinh thuộc về công trình tập thể chứ không thuộc về bất kì cá nhân nào. Kinh điển Đại thừa xuất phát từ những lời Phật thuyết, bên cạnh đó còn mởi rộng lời đức Phật dạy ở ba thời và không phải riêng đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả mười phương chư Phật, vô lượng Phật. Tư tưởng tánh không, Trung đạo duyên khởi, Như lai tạng,… được các Luận sư Đại Thừa phát triển đến đỉnh cao dựa trên nền tảng kinh điển Đại Thừa.

Tóm lại, di sản kinh điển Đại Thừa xuất hiện nhằm phát triển và hệ thống hóa tư tưởng Phật giáo trên nền tảng giáo lý cơ bản được kiết tập trong văn hệ A-hàm và Nikaya thể hiện qua mỗi bộ kinh đều đề cập chuyển tải những tư tưởng đặc thù. Lịch sử các nước Trung Á và Đông Á đã từng xem các kinh là quốc bảo như kinh Đại Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm. Các nhà Đại Thừa có câu:“Y kinh giải nghĩa ba đời Phật oan, rời kinh một chữ tức đồng ma thuyết” với ý nghĩa kinh điển là phương tiện để thể nhập Niết-bàn hàm chứa trong thuật ngữ Đại Thừa “cỗ xe lớn đưa chúng sanh giác ngộ thành tựu Phật đạo”. Vì vậy, kinh điển Đại Thừa xuất hiện không ngoài mục đích đó và là một bộ phận trong tổng thể kinh điển Phật giáo.

Thích Tâm Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thích Minh Châu dịch (2020), Kinh Trung Bộ, VNCPVN, Nxb. Hồng Đức.
[2] Thích Minh Châu dịch (2015), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Nxb. Tôn Giáo.
[3] Ban giáo dục Tăng ni Trung Ương (2016), Đại cương văn điển Phật giáo, Nxb. Phương Đông.
[4] Viên Trí (2006), Ấn Độ Phật Giáo Sử Lược, Nxb. Phương Đông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...