Tết Thanh minh là một sự kiện tâm linh quan trọng của người Việt. Trong ngày này, người dân thể hiện đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Mâm cỗ cúng Tết Thanh minh theo phong tục địa phương.

Vậy lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh ra sao sẽ được thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào?

Tết Thanh minh thường không có ngày cố định mà thời gian sẽ bắt đầu từ ngày 4-5/4, sau khi kết thúc Tiết Thanh minh và kết thúc vào khoảng ngày 20-21/4 Dương lịch. Năm 2024, Tết Thanh minh rơi vào thứ Năm ngày mùng 4/4 Dương lịch nhằm ngày 26/2 Âm lịch.Vào ngày lễ này, con cháu tụ họp lại về thăm mộ ông bà tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp và bày biện mâm cúng tươm tất dâng tổ tiên, cầu mong phù hộ các thành viên trong gia đình bình an, khỏe mạnh.

Nguồn gốc lễ Tết Thanh minh

Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông, bắt đầu sau ngày lập Xuân 45 ngày và sau Đông chí 105 ngày. Thanh minh trong nghĩa đen là khí trời mát mẻ, quang đãng. Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15-16 ngày và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh.

Ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm xa thì vào ngày này cũng về tụ họp để tảo mộ, quây quần, làm mâm cúng tổ tiên tươm tất để thể hiện lòng thành kính với ông bà.

Khi đi tảo mộ, người dân thường sửa sang, quét dọn mộ phần của gia đình mình và những nấm mồ vô chủ hoặc những mộ phần ít người viếng thăm. Mọi người cũng thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén thương để tỏ tấm lòng với người đã khuất.

Ngoài ra, ngày lễ này còn dạy con cháu biết kính trọng, yêu thương, thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ khi còn sống, làm trọn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp mà tổ tiên đã dạy dỗ.

Những việc thường làm trong ngày Tết Thanh minh

Trong ngày Tết Thanh minh, người dân Việt Nam thường có tập tục đi tảo mộ ông bà tổ tiên. Con cháu đến nghĩa trang để sửa sang, dọn dẹp, chuẩn bị lễ vật và thắp hương cho mộ phần.

Sau khi tảo mộ xong, con cháu về dâng mâm cơm cúng gia tiên đã chuẩn bị sẵn trước đó, cùng sum vầy, trò chuyện và ăn uống với nhau để gắn kết tình nghĩa gia đình.

Cúng Tết Thanh minh cần chuẩn bị lễ vật gì?

Tùy theo phong tục từng địa phương, mâm cúng Tết Thanh minh sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm dâng ông bà tổ tiên.

Lễ vật cúng Tết Thanh minh thường bao gồm xôi, gà, cơm, canh măng, miến xào, trầu cau, hoa quả, tiền vàng, hoa, hương, đèn cầy.

Cách cúng ở ngoài mộ:

Sau khi tảo mộ xong, gia chủ bắt đầu sắp xếp đồ cúng. Hoa quả và tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó, gia chủ thắp nhang, đèn, cắm 1 hoặc 3 nén nhang và vái 3 lần để bày tỏ lòng thành với thổ công thổ địa, tiếp đó là mời gia tiên về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết thanh minh.Trong lúc chờ hương tàn, gia chủ cùng các thành viên ra khu lăng mộ của gia đình để thắp hương và xin phép dọn dẹp. Khi tuần hương được 2/3 thì gia chủ có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc rồi ra về.

Cách cúng tại gia:

Trước khi cúng, gia chủ cần dọn dẹp nhà cửa và bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp. Chuẩn bị mâm cỗ sẵn để cúng sau khi cúng thanh minh ở mộ về. Khi cúng, gia chủ thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác, nên thành tâm và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

 Đồ lễ

– Cúng Phật: Sắm đủ hoặc tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực: (xôi, chè hoặc bát cơm trắng.)

– Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ như cúng Phật.

– Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).

Lưu ý:

– Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.

Địa Điểm Bày Lễ

– Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.

– Trường hợp có bàn thờ:

+ Chỉ có bàn thờ Phật: Sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên.

+ Chỉ có bàn thờ thổ công: Sắp thêm để cúng Phật và hương linh tương tự như trên.

+ Chỉ có 1 bàn thờ hương linh: Sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.

Những lưu ý trong ngày Tết Thanh minh.

Khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép. Phát quang cỏ rậm, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi và quét dọn khu vực xung quanh thật sạch sẽ.

Tránh dẫm đạp lên mộ hay đá đồ cúng khi đi ngang qua phần mộ của người khác.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, người bị phong hàn thấp khớp không nên đi tảo mộ.

Hạn chế chụp ảnh, quay video tại khu vực nghĩa trang.

Không nên nói chuyện lớn tiếng, la hét, cười đùa hay bàn tán, chỉ trỏ vào người khác khi đi tảo mộ để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm nhiều hơn về ngày lễ Tết Thanh minh để cùng gia đình đi tảo mộ, cùng sum vầy và tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Văn tác bạch lễ nghi Phật Giáo
Nghi lễ

TÁC BẠCH CẦU THỌ ĐẠI GIỚI Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn… truyền giới sư, chúng con Pháp danh là… thật đầy đủ phước duyên, sớm xuất gia học đạo từ lâu có lòng phát tín ngưỡng giới Pháp, hôm nay đầy đủ nhơn duyên được Chư Tôn...

Sớ cầu siêu cúng tuần (Vạn Đức Từ Tôn)
Nghi lễ, Sớ điệp

Sớ Cầu Siêu Cúng Tuần (Vạn Đức Từ Tôn) 1. Nguyên văn: 伏以 萬德慈尊、拯濟幽冥之路、齋旬甫至、慶祈薦拔之章。拜疏爲越南國.省⋯.縣[郡]..社.•村、家居奉佛修香諷經…之齋旬、報答深恩、祈超度事。今弟子.等、惟日仰干大覺世尊俯垂接度。痛念奉為…之香靈。 元命生於…年…月…日、享陽(壽).、大限于..年..月…..日…牌命終。仗 佛恩而直向西行、依妙法而高登樂國。茲臨…之齋旬、正值坤府第…殿…冥王案前呈過。由是虔仗六和之淨侶、諷誦 大乘法寶經文…、加持徃生淨土神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此勝因、祈生安養。今則謹具疏章、和南拜白。 南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座作大證明。恭奉、觀音接引、勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂愍念之心。伏願、慈悲無量、濟度無邊、接香靈西竺逍遙、扶陽眷南山壽考。仰賴佛恩證明、謹疏。 佛曆…歲次…年.月…日時、弟子眾等和南上疏 (疏)秦白佛金章 弟子眾等和南上疏 2. Phiên âm: Phục dĩ Vạn đức từ tôn, chẩn tế U Minh chi lộ; trai tuần phủ chí, kiền kỳ tiến bạt chi chương. Bải sở vị: Việt Nam quốc… Tỉnh … Huyện...

Sơ Cầu An (Phật Nãi Tam Giới Y Vương)
Nghi lễ, Sớ điệp

1. Nguyên văn: 佛乃三界醫王、能除眾生病苦、聖是四方良藥、服之心体安祥、清淨法身、壽躋大覺。拜疏為越南國..省、.縣(郡)、…社、•.村、家居奉佛修香諷經祈禱解病保命求安事。今弟子……等、惟日仰干 金相光中、俯垂炤鑒。言念、三業六根、累世造諸罪障。四生六道、延年冤對仇讐。或被邪魔親屬、或著鬼魅惡神。苦惱不安、身臨疾病、全憑 佛聖證明、慈悲護佑。五臟調和、四肢壯健。茲者本月吉日、敬設菲儀、宣行法事。諷誦大乘法寶尊經…加持消災諸品神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此良因、祈增福壽。今則謹具疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶作大證明。 南無東方教主滿月慈容藥師琉璃光王佛證明。 南無上中下分三界天曹地府人間列位諸聖賢。筵奉、諸尊菩薩、護法龍神、伽藍眞宰、諸位善神、同垂焰鑒、共降吉祥。伏願、三寶證明、放慈光而擁護、萬靈洞鑒、現神力以扶 南無大慈悲救苦難靈感應觀世音菩薩。 持、疾病早痊、身躬寧靜。仰賴 佛曆.⋯歲次.年.⋯.月..日時、弟子眾等和南上疏 (疏)奉白佛金章 弟子眾等和南上疏佛聖證明。謹疏 2. Phiên âm: Phục dĩ Phật nãi Tam Giới Y Vương, năng trừ chúng sanh bệnh khổ, Thánh thị tứ phương lương dược, phục chi tâm thể an tường; thanh tịnh Pháp Thân, thọ tê Đại Giác. Bái sớ vị: Việt...

Cách cúng rằm tháng bảy
Nghi lễ

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn. Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân...

Nghi thức giải oan bạt độ
Nghi lễ

Niêm nhang, bạch phật (Thỉnh chủ sám an toạ, kinh sư ra đàn tràng thỉnh linh) Tựu vị, lễ tứ bái, bình thân quỳ Tán: Nguyện độ hương linh quy bổn quốc Cửu liên đài bạn vãng Tây Phương. Hoặc: Bạch ngọc giai tiền văn diệu pháp Huỳnh tiền điện trượng lễ như lai. Tiến...

Nghi đề vị
Nghi lễ

Niêm hương: đảnh lễ tam bảo. Cử tán: Địa tạng thập phương khởi ai lân Kiết án tiêu danh nạp thiện duyên Hương linh tu trượng như lai giáo Nguyện bằng phật lực vãng tây phương. Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần) Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh. Chủ sám: Từ nhân,...

Nghi khai kinh – Thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ
Nghi lễ

Niêm nhang bạch phật. Cử tán: Dương chi tịnh thuỷ Biến sái tam thiên Tánh không bát đức lợi nhơn thiên Pháp giới quảng tăng diên Diệt tội tiêu khiên Hoả diệm hoá hồng liên Nam mô Thanh Lương Địa bồ tát ma ha tát. (3lần) Tiếp tán: Trí tuệ hoằng thâm đại biện tài,...

Nghi hưng tác thượng phan
Nghi lễ

– Phủ phục Hưng, bình thân. Nghinh thần, cúc cung bái: Hưng – bái Hưng – bái Hưng – bình thân Sơ hiến lễ – quỳ, chước tửu. – Phủ phục. Hưng – bình thân – quỳ Triển cáo văn Giai quỳ. Đọc chúc – cáo. Duy Tuế thứ ………. niên ……….. nguyệt ………. nhật...

Nghi nghinh phan sơn thuỷ
Nghi lễ

Tựu vị: lễ tứ bái – bình thân quỳ Cử tán: Khể thủ quy y Tô Tất Đế Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nam mô Vân Lai Tập Bồ Tát ( 3 lần ) – Sơ hiến trà, lễ...

Nghi thức thượng phan thuỷ
Nghi lễ

Tựu vị: lễ tứ bái – bình thân quỳ Cử tán: Khể thủ quy y Tô Tất Đế Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Thánh từ ai văn phụng văn phụng thỉnh ( 3 lần ) Hương hoa thỉnh, hương...

Nghi thức cúng thượng phan sơn
Nghi lễ

Tựu vị: lễ tứ bái – bình thân quỳ Cử tán: Khể thủ quy y Tô Tất Đế Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Thánh từ ai văn phụng văn phụng thỉnh ( 3 lần ) Hương hoa thỉnh, hương...

Nghi cúng cô hồn (Thí thực)
Nghi lễ

Nghi cúng cháo này đươc áp dụng trong những trường hợp sau khi tụng kinh cầu an hay cầu siêu đã hoàn mãn. Lễ này được đặt bàn cúng giữa cửa chính, hướng mặt vào nhà, tín chủ lạy hướng ra cửa, cách thức cúng lạy đều như nghi cúng linh. NGHI THÍ THỰC 1...

Nghi an linh (An sàng phản khốc)
Nghi lễ

Lễ này sau khi hạ huyệt xong, thỉnh linh về nhà tôn trí chỗ thờ, sắp đặt trai phạn lễ phẩm để cúng lễ an linh. Gia quyến mặc tang phục tề tựu trước linh án bắt đầu hành lễ. PHẦN HÀNH LỄ: Chủ lễ: Tựu vị Tả chức: Lễ tứ bái. Hữu chức: Bình...

Lễ khiển điện (Trước giờ di quan)
Nghi lễ

Khiển điện là lễ cúng linh trước khi thiên cửu tống táng, gồm có lễ phẩm trai phạn đủ, tang gia tề tựu trước linh cữu, chư Tăng bắt đầu hành lễ. PHẦN HÀNH LỄ: Chủ lễ: Tự lập Tả chức: Lễ nhị bái. Hữu chức: Bình thân quỳ. Chủ lễ cử tán: Nhất khứ...

Lễ triệu tổ (Cáo từ đường)
Nghi lễ

Lễ này chỉ áp dụng tùy địa phương, chỗ nào đám để 3 ngày, hoặc một tuần, ví dụ ngày mai an táng thì hôm nay hành lễ. Nếu đám để chung nhà thờ ông bà thì tiện, hoặc nhà thờ họ ở nơi xa mà có thể đến được, nên áp dụng nghi này...

Nghi thành phục (Phát tang)
Nghi lễ

Lễ này, nếu đúng ra thì từ khi chết cho đến ngày thứ tư  mới thọ phục, nhưng bây giờ có thể châm chế, nghĩa là sau khi liệm và phục hồn xong, gia quyến sắm đồ tang phục đầy đủ và định ngày giờ thuận tiện, tất cả tề tựu trước linh sàn để...