1. Nguyên văn
啟建法筵 爲狀仰事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉
佛聖上香獻供懺謝先師祈安迎祥集福事。今…
言念、辰當…節、吉日良晨、載陳箔禮、懺謝先師、願保平安、延長福壽、謹以香花齋盤清酌庶品之儀、右謹奉上。
三敎聖賢、歷代先師、百工技藝、列位祖師、東廚司命竈君、五方土公尊神、吹陶神女、進火郎君。莊院列位、一切威靈、同垂炤鑒、共降吉祥。
伏願、聖恩廣布、神德扶持、俾全家四辰康泰、八節平安、財祿迎來、災殃送去。須至狀者。
右狀仰
尊神列位炤鑒。
歲次…年…月…日時 。仰狀
2. Nguyên văn
KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị trạng ngưỡng sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư1 kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim …
Ngôn niệm: Thần đương … tiết, cát nhật lương thần; tải trần bạc lễ, sám tạ tiên sư; nguyện bảo bình an, diên trường phước thọ; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.
Tam Giáo Thánh Hiền, Lịch Đại Tiên Sư, Bách Công Kỹ Nghệ, Liệt Vị Tổ Sư, Đông Trù Ty Mạng Táo Quân.
Ngũ Phương Thổ Công Tôn Thần.
Xuy Đào Thần Nữ,2 Tiến Hỏa Lang Quân,3trang viện liệt vị, nhất thiết uy linh, đồng thùy chiếu giám, cộng giáng cát tường.
Phục nguyện: Thánh ân quảng bố, thần đức phò trì; tỷ toàn gia tứ thần khang thái, bát tiết bình an; tài lộc nghênh lai, tai ương tống khứ. Tu chí trạng giả.
HỮU TRẠNG NGƯỠNG
Tôn thần liệt vị chiếu giám.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Ngưỡng trạng.
3. Dịch nghĩa
Pháp Diên Mở Bày Vì trạng kính dâng
Nay căn cứ: Việc gia đình hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật Thánh dâng hương hiến cúng sám hối tạ ơn Tiên sư cầu an đón lành góp phước. Nay …
Nép nghĩ: Thời đang tiết …, ngày tốt giờ lành, bày khắp lễ mọn, cúng tạ Tiên sư, xin giúp bình yên, kéo dài phước thọ, kính lấy hương hoa cỗ chay rượu trong phẩm mọn lễ nghi, kính thành dâng lên:
Tam Giáo Thánh Hiền, Các Đời Tiên Sư, Trăm Công Kỹ Nghệ, Các Vị Tổ Sư, Đông Trù Ty Mạng Táo Quân.
Năm Phương Thổ Công Tôn Thần.
Xuy Đào Thần Nữ, Tiến Hỏa Lang Quân, trang viện các vị, hết thảy oai linh, cùng thương soi xét, thảy ban cát tường.
Cúi mong: Ơn Thánh rãi khắp, đức thần chở che; giúp cả nhà trọn ngày yên ổn, suốt năm bình yên; tài lộc đón về, tai ương tống khỏi. Kính dâng trạng này.
Kính Dâng Trạng
Tôn thần các vị soi xét.
Lúc … ngày … tháng … năm … Kính trạng.
4. Chú thích
- Tiên sư (先師): có 3 nghĩa khác nhau. (1) Chỉ vị thầy tiền bối. Như trong Trinh Quán Chính Yếu (貞觀政要), Luận Sùng Nho Học (論崇儒學), có đoạn: “Dĩ Trọng Ni vi tiên thánh, dĩ Nhan Tử vi tiên sư (以仲尼爲先聖、以顏子爲先師, lấy Khổng Tử làm tiên thánh, lấy Nhan Hồi làm tiên sư).” (2) Chỉ bậc thầy đã qua đời. Như trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 33, phần Điện Thọ Xương Hòa Thượng (奠壽昌和尚), có đoạn: “Mỗ niên nguyệt nhật, đắc pháp đệ tử mỗ, cẩn dĩ biện hương tố tu, trí điện vu Thọ Xương tiên sư Đại Hòa Thượng pháp tòa tiền (某年月日、得法弟子某、謹以瓣香素饈、致奠于壽昌先師大和尚法座前, ngày tháng năm …, đệ tử đắc pháp …, kính lấy nén hương thức ăn bạc, kính dâng lên trước pháp tòa Đại Hòa Thượng Thọ Xương tiên sư).” (3) Chỉ cho Khổng Tử (孔子). Như trong bài thơ Quý Mão Tuế Thỉ Xuân Hoài Cổ Điền Xá (癸卯歲始春懷古田舍) của Đào Tiềm (陶潛, tức Đào Uyên Minh [陶淵明, 365-427]) nhà Tấn có câu: “Tiên sư hữu di huấn, ưu đạo bất ưu bần (先師有遺訓、憂道不憂貧, tiên sư đã có lời dạy, lo đạo chứ không lo nghèo).”
- Thần nữ (神女): có 5 nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho Vu Sơn Thần Nữ (巫山神女). Như trong Văn Tuyển (文選), lời tựa của bài Cao Đường Phú (高唐賦) do Tống Ngọc (宋玉, 298 ttl.-222 ttl.) thời Chiến Quốc sáng tác, có đoạn: “Tích giả tiên vương thường du Cao Đường, đãi nhi trú tẩm, mộng kiến nhất phụ nhân viết: ‘Thiếp, Vu Sơn chi nữ dã’ (昔者先王嘗遊高唐、怠而晝寢、夢見一婦人曰、妾、巫山之女也, xưa kia tiên vương thường dạo chơi Cao Đường, mệt rồi nằm nghỉ, chợt mơ thấy một phụ nữ đến bảo rằng: ‘Thiếp là người nữ ở Vu Sơn’).” Bên cạnh đó, trong bài tựa của Thần Nữ Phú (神女賦) có giải thích rằng: “Sở Hoài Vương dữ Tống Ngọc du ư Vân Mộng chi phố, sử Ngọc phú Cao Đường chi sự, kỳ dạ vương tẩm, quả mộng dữ thần nữ ngộ, kỳ trạng thậm lệ, vương dị chi, minh nhật dĩ bạch Ngọc (楚懷王與宋玉遊於雲夢之浦、使玉賦高唐之事、其夜王寢、果夢與神女遇、其狀甚麗、王異之、明日以白玉, Sở Hoài Vương Hùng Hòe [khoảng 354 ttl.-269 ttl.] cùng với Tống Ngọc ngao du nơi bến sông Vân Mộng, vua bảo Tống Ngọc làm bài phú về việc Cao Đường, đêm ấy vua nằm ngủ, quả nhiên mơ thấy gặp Thần Nữ, hình dung tuyệt đẹp, vua lấy làm lạ, sáng mai đem chuyện ấy kể cho Tống Ngọc nghe).” (2) Chỉ chung cho tiên nữ. Như trong tác phẩm Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異), chương Thần Nữ (神女), của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh, có câu: “Thiếp phi nhân, nãi thần nữ dã (妾非人、乃神女也, thiếp chẳng phải là người thường, chính là tiên nữ).” Hay trong Địa Tạng Bồ Tát Tượng Linh Nghiệm Ký (地藏菩薩像靈驗記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1638), phần Tống Liêu Thành Địa Tạng Thụy Ứng Chi Ký (宋遼城地藏瑞應之記) thứ 24, lại có đoạn: “Thời hữu nhất thần nữ, bất tín Phật pháp, bệnh tử, nhất nhật phương tô, nghệ tinh xá trung, lễ Địa Tạng tôn tượng, khấp cầu xuất gia (時有一神女、不信佛法、病死、一日方蘇、詣精舍中、禮地藏尊像、泣求出家, lúc bấy giờ có một thần nữ, không tin Phật pháp, bị bệnh chết, một ngày sau sống lại, đến trong tinh xá, lạy tôn tượng Địa Tạng, khóc xin xuất gia).” (3) Chỉ cho kỷ nữ. Nhân trong tác phẩm Cao Đường Phú của Tống Ngọc có đoạn: “Thiếp, Vu Sơn chi nữ dã, vi Cao Đường chi khách, văn quân du Cao Đường, nguyện tiến chẩm tịch (妾、巫山之女也、爲高唐之客、聞君遊高唐、願薦枕席, thiếp là người nữ ở Vu Sơn, là khách của Cao Đường, nghe ngài đến chơi Cao Đường, xin dâng giường ngủ)”; về sau người ta mượn tích này mà chỉ cho kỷ nữ. (4) Tên gọi khác của chim thước(鵲, chim bồ các, chim khách). Như trong Cổ Kim Chú (古今注), chương Điểu Thú (鳥獸), của Thôi Báo (崔豹, ?-?) nhà Tấn, giải thích rằng: “Thước, nhất danh thần nữ (鵲、一名神女, chim khách, có tên khác là thần nữ).” (5) Tên gọi khác của chim yến. Như trong tác phẩm Trung Hoa Cổ Kim Chú (中華古今注), chương Yến (燕), của Mã Cảo (馬縞, ?-?) thời Ngũ Đại, có đoạn: “Nhất danh thần nữ, nhất danh thiên nữ, nhất danh chí điểu (一名神女、一名天女、一名鷙鳥, [chim yến] có tên là thần nữ, lại có tên là thiên nữ, hay có tên là chim dữ).”
- Lang quân (郎君): có nhiều nghĩa khác nhau. (1) Theo quy chế thời nhà Hán, quan viên có hơn 2.000 thạch trở lên, con của họ được gọi là lang (郎); về sau môn sinh nhân đó gọi đệ tử của vị trưởng quan hoặc bậc thầy là lang quân. (2) Từ thông xưng con em của nhà quý tộc là lang quân. Như trong Ngọc Đài Tân Vịnh (玉台新詠), phần Cổ Thi (古詩), có đoạn: “A Mẫu bạch môi nhân: ‘Bần tiện hữu thử nữ, thỉ thích hoàn gia môn, bất kham lại nhân phụ, khởi hợp lịnh lang quân’ (阿母白媒人、貧賤有此女、始適還家門、不堪吏人婦、豈合令郎君, A Mẫu thưa với người mai mối rằng: ‘Cô gái này nghèo cùng, ban đầu theo về gia môn, chẳng kham làm dâu nhà quan, sao hợp với lịnh lang quân’).” (3) Từ xưng hô của Thượng Thư Lang (尚書郎). Như trong bài thơ Lưu Tặng Úy Chi (留贈畏之) của Lý Thương Ẩn (李商隱, 812/813-858) nhà Đường có đoạn: “Lang quân hạ bút kinh anh vũ, thị nữ xuy sanh lộng phượng hoàng(郎君下筆驚鸚鵡、侍女吹笙弄鳳凰, lang quân hạ bút động anh vũ, thị nữ thổi kèn giỡn phượng hoàng).” Phùng Hạo (馮浩, 1719-1801), chính trị gia nhà Thanh, giải thích trong Hán Quan Nghi (漢官儀) rằng: “Thượng Thư Lang chủ tác văn thư khởi thảo (尚書郎主作文書起草, Thượng Thư Lang chủ yếu khởi thảo viết văn thư).” (4) Từ xưng hô của các quan nội thần đối với Thái Tử dưới thời nhà Đường. (5) Từ xưng hô của các tông thất cũng như quý thần dưới thời nhà Kim. (6) Tên gọi khác của vị tân Tiến Sĩ dưới thời nhà Đường. (7) Từ dùng gọi con trai hay con rễ của mình. Như trong bài thơ Hạ Diên Chiêm Tặng Doanh Kĩ (賀筵佔贈營妓) của Dương Nhữ Sĩ (楊汝士, ?-?) nhà Đường có đoạn: “Lang quân đắc ý cập thanh xuân, Thục quốc Tướng Quân hựu bất bần, nhất khúc cao ca hồng nhất thất, lưỡng đầu nương tử tạ phu nhân (郎君得意及青春、蜀國將軍又不貧、一曲高歌紅一疋,兩頭娘子謝夫人, con ta đắc ý tuổi thanh xuân, Thục quốc Tướng Quân chẳng nghèo cùng, một khúc hát vang hồng dãi lụa, hai đầu con mẹ tạ phu nhân).” (8) Phụ nữ gọi chồng hay người mình thương yêu là lang quân. Như trong Lạc Phủ Thi Tập (樂府詩集), chương Thanh Thương Khúc Từ (清商曲辭) 1, bài Tý Dạ Tứ Thời Ca Hạ Ca (子夜四時歌夏歌), có câu: “Lang quân vị khả tiền, đãi ngã chỉnh dung nghi (郎君未可前、待我整容儀, lang quân chưa có mặt, đợi ta chỉnh hình dung).”