Lý do Đức Phật không tụng Giới bổn là theo luật định, hội chúng nghe thuyết giới phải toàn Tỳ-kheo có phạm hạnh trong sạch. Khi một vị mất tư cách Tỳ-kheo thì không được ngồi trong chúng, phải ra ngoài.

“Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già. Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát, trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

– Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu đêm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, … cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:

– Bạch Thế Tôn, buổi đầu đêm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia:

– Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.

Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh. Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:

– Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây, không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.

Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa:

– Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh, con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.

Đức Thế Tôn nói:

– Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Chiêm-ba, số 122 [trích, lược])

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Tùng giải thoát còn gọi Biệt giải thoát hay Giới bổn. Thuyết Tùng giải thoát nghĩa là đọc tụng Giới bổn. Xứ Ấn mỗi đêm chia làm ba canh, canh đầu, canh giữa và canh cuối; kinh văn ghi đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm.

Khung cảnh buổi lễ bố tát-tụng giới tại xứ Chiêm-ba do chính Đức Phật chủ trì và tụng giới thật trang nghiêm. Có điều, một vị Tỳ-kheo phạm hạnh không sạch (bất tịnh, mất tư cách Tỳ-kheo) mà không ra khỏi hội chúng nên Đức Phật không tụng giới. Thời gian cứ thế trôi qua, đại chúng vẫn ngồi yên chờ đợi. Khi đêm sắp tàn, Đức Phật mới nói lý do và Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã dùng thần lực để phát hiện và tẫn xuất vị Tăng phạm giới ra khỏi hội chúng.

Lý do Đức Phật không tụng Giới bổn là theo luật định, hội chúng nghe thuyết giới phải toàn Tỳ-kheo có phạm hạnh trong sạch. Khi một vị mất tư cách Tỳ-kheo thì không được ngồi trong chúng, phải ra ngoài. Tuy nhiên vị này cố ý không ra nên Đức Phật chưa thuyết giới. Mặt khác, vì lòng từ bi tránh tổn hại (đầu vỡ thành bảy mảnh) cho vị ấy nên Đức Phật không thuyết giới; chỉ khi Đức Phật thuyết giới mới có hiện tượng này.

Mới hay, uy lực của Tam bảo là không thể nghĩ bàn. Diệu dụng của lễ Bố-tát cũng không thể nghĩ bàn. Ngày nay, hội chúng nào còn duy trì được việc trùng tuyên Giới bổn thì chắc chắn nơi ấy sẽ được tịnh hóa. Những người phạm giới (nếu có trong hội chúng) tuy không bị tổn hại vỡ đầu nhưng cũng bị tổn phước nghiêm trọng. Vì thế, phát lồ và sám hối cho thanh tịnh trước khi bố-tát là điều phải làm.

Quảng Tánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời Phật dạy

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Một...

Ái sinh thì buồn khổ sinh
Lời Phật dạy

Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ...

Cách nhận biết Thầy hiền, bạn tốt theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như dưới đây là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt...

Sinh phải có diệt, hợp phải có ly
Lời Phật dạy

Con người có trí tuệ, hiểu được quy trình mặc định của vô thường, thường xuyên quán chiếu vô thường, nghĩ tưởng đến ngày thân xác ta cùng mọi thứ xung quanh sẽ tan biến, không còn gì cả. Nhờ đó tâm bám chấp, tham luyến vào mọi thứ giảm bớt. Thưở xưa, đức Phật...

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ
Lời Phật dạy

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn...

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người
Lời Phật dạy

Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh...

Thấy khổ đau nhiều hơn hạnh phúc để sống nhẹ nhàng hơn
Lời Phật dạy

Đời người như những chuyến xe, ngược xuôi bất tận giữa dòng mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ. Trớ trêu là hội ngộ với những điều không đáng hội ngộ, chia ly với những điều không thể chia ly, ấy vậy mà người ta khổ. Một thời, Thế...

Không Giữ Giới Có Năm Điều Suy Hao
Lời Phật dạy

Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức. “Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người… Bấy giờ, Thế Tôn nói với...

Đức Phật ứng xử ra sao trước những lời thô ác, bất thiện và chỉ trích?
Lời Phật dạy

Trước thị phi, Phật xả tâm, buông hết, không hơn thua với thế gian. Sở dĩ Ngài hành xử như vậy vì thấy rõ “người hơn liền thêm oán” và “người thua nằm không yên”. Hơn thua là điều quan trọng với người đời, có khi vì một chút hơn thua mà phải đánh đổi...

Cao niên chưa hẳn là trưởng lão
Lời Phật dạy

Ở đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn. Như gừng càng già càng...

Chưa qua sông chớ vội bỏ bè
Lời Phật dạy

Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và...

Phật dạy năm nguy hại với việc chỉ tin một người
Lời Phật dạy

Hiện nay tồn tại hiện tượng một số người (có thể chưa hiểu sâu sắc về giáo lý hay do sự hướng dẫn thiên kiến của thầy mình) chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của tôi, sư phụ của tôi, chân sư của tôi… và đánh mất niềm tin Tăng già. Theo...

Dục Như Mật Ngọt Dính Trên Lưỡi Dao
Lời Phật dạy

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục mà chúng sinh mãi trầm luân trong đau khổ. Đức Phật đã răn dạy, muốn giảm bớt khổ đau thì phải hạn chế tham dục, và muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn tận ái dục và vô minh. Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm...

Phật dạy nhìn lại lỗi mình để tiến tu
Lời Phật dạy

Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về những người nào có hiểu biết chân chính, thấy và biết đúng như thật, sống vì mọi người với tinh thần trách nhiệm cao. Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó...

Không Tranh Chấp Là Pháp Trang Nghiêm
Lời Phật dạy

Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến. “Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly. Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la… đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân...