Đạo Phật hiện nay được truyền bá trên một phạm vi rộng lớn về không gian và lâu dài về thời gian, truyền thống sinh hoạt của Tăng đoàn do đó cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều tùy theo điều kiện lịch sử, địa lý khu vực mà Tăng đoàn hoạt động. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cho sự có mặt của nhiều bộ Luật trong Phật giáo. Tuy nhiên sự sai khác giữa các truyền thống Luật tạng chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt, còn về mặt nền tảng cơ bản thì không hề có sự thay đổi. Nhìn vào giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, hay các pháp Yết-ma được hành trì trong mỗi bộ Luật sẽ dễ dàng nhận ra điều đó.

Việt Nam, kể từ khi các Tổ chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu của thế kỉ 20, việc tổ chức Giới đàn, truyền thọ giới pháp cụ túc là vấn đề được đặc biệt quan tâm chấn chỉnh của thế hệ Tăng-già đương thời. Phật giáo Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng hai bộ Luật chính: Truyền thống Bắc tông sử dụng bộ Luật Tứ Phần, và truyền thống Nam tông sử dụng bộ Luật Pali. Tuy mỗi truyền thống sử dụng chung một bộ Luật, nhưng việc áp dụng Luật vào thực tế thì vẫn còn nhiều sự sai khác rất đáng lưu tâm. Qua việc quan sát các giới đàn hiện nay ở Việt Nam và đối chiếu vào bổn Luật[1], người viết xin được đề cập đến vấn đề túc số Tăng trong truyền thọ Cụ túc giới hiện nay.

Giới Cụ túc具足戒  , tiếng Phạn gọi là upasampāda, Hán dịch là Cận viên, cụ thọ, viên cụ... Có nghĩa là sự thành tựu trọn vẹn, hoặc là bước lên chỗ cao. Theo Câu xá giải thích, giới Tỷ-kheo sở dĩ được gọi là cụ túc, vì nó thể hiện trọn vẹn đời sống của một thánh giả A-la-hán. Còn các loại khác của Thanh văn không được gọi cụ túc, vì chúng chỉ mô phỏng một đời sống cao thượng của A-la-hán[2].

Các nhà giải thích Luật của phái Tỳ-bà-sa (Nhất thiết hữu bộ), nêu ra mười trường hợp đắc giới Cụ túc[3]: 1, Tự nhiên đắc giới; 2, Kiến đế đắc giới; 3, Thiện lai Tỷ-kheo; 4, Do xác nhận Phật là Đại sư; 5, Do khéo trả lời; 6, Do thọ bát kỉnh pháp; 7, Do gửi đại diện; 8, Do người thứ năm là người trì luật; 9, Thọ với Tăng gồm mười vị Tỷ-kheo; 10, Tam ngữ đắc giới.

Bảy trường hợp đầu là những trường hợp hi hữu. Còn lại ba trường hợp sau, các bộ phái xem đó là truyền thừa chính thức. Riêng về Tam ngữ đắc giới thì chỉ áp dụng lúc Phật còn tại thế, và trước khi Phật quy định Bạch tứ yết-ma khi thọ Cụ túc, tức là trước khi quy định về trường hợp thứ 8 và thứ 9.

Để đắc giới, về hình thức, cần phải hội đủ các yếu tố: tư cách người thọ giới, tư cách giới sư, hành sự của Tăng hợp pháp (tức là Yết-ma như pháp).

Để Yết-ma như pháp cần hội đủ các điều kiện: Giới thành tựu, tức điều kiện giới trường; Sự thành tựu, tức giới tử không có các trường hợp trở ngại; Tăng thành tựu, tức Tăng phải đủ túc số; Yết-ma thành tựu, tức bạch tứ Yết-ma đúng pháp[4].

Túc số Tăng trong bạch tứ Yết-ma truyền giới cụ túc là 10 vị Tỷ-kheo ở những nơi đô thị, nơi có thể tập họp Tăng đủ số 10 người. Ở những vùng biên cương, không thể tập họp được Tăng 10 người thì chỉ cần 5 người, trong đó có ít nhất một người thông suốt Luật. Như vậy có thể hiểu, ở những vùng biên cương, số lượng Tăng ít, thì có thể được cho phép thọ giới với túc số Tăng 5 vị. Hiển nhiên thời Phật tại thế, việc từ trú xứ này đến trú xứ khác rất khó khăn, việc tập hợp Tăng khá là trở ngại do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Ví dụ, trú xứ này muốn tổ chức truyền giới Cụ túc nhưng không đủ 10 vị Tỷ-kheo, phải đến trú xứ khác thỉnh cầu, nếu cho khoảng cách giữa hai trú xứ là vài do-tuần, một do-tuần khoảng 10 ki-lô-mét[5], đi bộ sẽ mất nhiều ngày, rồi Tăng từ trú xứ được thỉnh cầu lại đi đến trú xứ này để tác pháp thì mất thêm rất nhiều thời gian, hoặc dễ xảy ra các nạn sự, thậm chí không đảm bảo được sự an toàn dọc đường, chưa kể là đến trú xứ khác chưa chắc đã gặp được Tỷ-kheo ở đó, vì thời bấy giờ không có phương tiện thông tin liên lạc để báo trước, trong khi Tỷ-kheo thì thường “du hóa trong nhân gian”. Vì vậy mà Phật mở ra sự đặc cách túc số 5 vị truyền giới mà bản thể Tỷ-kheo của giới tử vẫn thành tựu.

Ngày nay, việc di chuyển từ trú xứ này đến trú xứ khác không còn thật sự khó khăn nữa, nhất là việc đi lại trong một đất nước thì vô cùng đơn giản, chỉ cần vài tiếng đồng hồ đi xe, hoặc vài tiếng đi máy bay, tàu lửa… thì đã đến địa phương cách xa vài ngàn cây số. Việc cầu thỉnh Tăng từ đó cũng dễ hơn rất nhiều. Cơ chế Tăng đoàn ở Việt Nam hiện nay được phân nhỏ đến cấp huyện, nhưng việc sinh hoạt theo trú xứ thì tập trung theo cấp tỉnh thành. Tức là việc tổ chức giới đàn, an cư, tự tứ… sẽ tập trung Tăng theo trú xứ của tỉnh, một tỉnh được hiểu như là một trú xứ của Tăng. Thế nhưng hiện nay, một số tỉnh thành vẫn áp dụng việc truyền giới với túc số Tăng là 5 vị, với lý do là vì tỉnh đó không đủ 10 vị Tỷ-kheo đủ tư cách làm “giới sư”, hoặc là Tăng ở đó không có đủ túc số 10 vị, thậm chí đó là những tỉnh thành “đô thị”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy một nghịch lý ở đây, trong khi các buổi lễ hành chánh của Phật giáo tỉnh đó, dù xa xôi như thế nào thì ở những hàng ghế chứng minh vẫn trên 10 vị tôn túc, như vậy có nghĩa ở đó vẫn cầu thỉnh được Tăng từ trú xứ khác đến trú xứ của mình. Vậy thì sao trong việc truyền giới lại có lý do là trú xứ không đủ túc số Tăng 10 vị? Đây là một vấn đề cần được quan tâm.

Bàn rộng thêm vấn đề Túc số trong giới đàn. Hiện nay, các giới đàn ở Việt Nam thường có thêm các vị dẫn thỉnh và các vị giám đàn. Mục đích vị dẫn thỉnh là để hướng dẫn các giới tử lặp lại cách nói để tránh việc lộn xộn, các
vị giám đàn thì nhằm tạo thêm không khí trang nghiêm cho đàn tràng. Tuy nhiên cần phải hiểu những người này không nằm trong túc số Tăng truyền giới, dù Luật nói 10 vị là túc số tối thiểu, nhiều hơn cũng không trái luật. Giới trường truyền giới thường là Chánh điện của chùa. Nếu những vị này ngồi chung trong một giới trường, mà họ lại không được kể trong túc số truyền giới, tức không dự vào các pháp Yết-ma lúc đó, thì dẫn đến việc hình thành hai Bộ Tăng trong một giới trường, như vậy Yết-ma sẽ phi pháp vì có sự biệt chúng. Đây là một điểm tế nhị. Nhưng nếu để vị trí của họ bên ngoài giới trường, tức ngoài chánh điện thì việc dẫn thỉnh cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Cho nên vấn đề sắp xếp vị trí của những vị này cũng cần phải được lưu tâm. Trường hợp nếu sắp xếp họ ngồi chung trong giới trường, thì các vị này phải ngồi yên một chỗ và phát tâm tùy hỉ, không được đứng hay qua lại, hay lộn xộn trong lúc Tăng Yết-ma.

Tóm lại, Tăng-già là mạng mạch của Phật Pháp, tức là sự tồn tại của Tăng chính là sinh mạng của Phật Pháp, bởi lẽ Tăng tồn tại thì chánh pháp của Phật giảng dạy còn có người tu chứng và hoằng truyền, do đó mà chánh pháp vẫn luôn được duy trì giữa thế gian. Tăng tồn tại chính là bản thể của Tăng được thành tựu. Bản thể Tăng được thành tựu chính là các vị Tỷ-kheo đắc giới như pháp. Để đắc giới như pháp thì ngoại trừ các vị Thánh giả vô học đã chứng đắc Thánh quả, số còn lại phải do Yết-ma như pháp. Để Yết-ma được như pháp thì phải hiểu và thông suốt Luật. Vì vậy, thọ giới, học giới, trì giới là bổn phận của một vị Tỷ-kheo cần phải được vẹn toàn. Chánh pháp thịnh hay suy, cũng do đây mà quyết định vậy.

[1] Đại tạng T1428 四分律. Xem thêm: Thích Đỗng Minh (dịch) (2010). Luật Tứ phần. Thích Nguyên Chứng, & Thích Đức Thắng (hiệu đính và chú thích). Nxb Phương Đông.

[2]  Thích Trí Thủ (2011). Yết ma yếu chỉ. Thích Đỗng Minh, & Thích Tuệ Sỹ (đồng biên tập). Nxb. Phương Đông. Tr. 122

[3] Sđd. Tr. 127.

[4] Sđd, tr.139.

[5] Cách tính do-tuần, xem thêm: Hồ Đắc Túc (2021). Những bước chân ngắn dài. Nxb. Hồng Đức.

THÍCH CHƠN TRÍ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Họ Thích những vấn đề lịch sử
Điểm nhìn

Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây...

Những điều cần biết về ăn trộm Tăng tướng và lối tu Đầu đà khổ hạnh theo giới luật của Đức Phật
Luật, Phật học

Lối tu Đầu đà khổ hạnh và giới luật của Đức Phật là những khía cạnh quan trọng trong Phật giáo. PHẦN I: LUẬT PHẬT DO AI QUY ĐỊNH? 1) Hỏi: Luật Phật là gì? Ai là người chế định ra Luật Phật? Đáp: Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới...

Học và ứng dụng giới luật Phật giáo trong đời sống tu tập
Luật, Phật học

Phật giáo do Đức Phật sáng lập là một tổ chức gồm có ba thành phần tạo nên là Phật, Pháp và Tăng, còn gọi là Tam bảo. Trong đó, Đức Phật là bậc Thầy vĩ đại và là tấm gương cao thượng để các đệ tử học tập theo, giáo pháp là con đường...

Trong thời đại chiến tranh, cộng đồng Phật giáo sẽ làm gì?
Điểm nhìn

Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao? Báo cáo của Viện Nghiên...

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ:...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.