Luật Phật quy định, và hiện nay áp dụng, sau khi bạch tứ Yết-ma thành tựu, tức là sau khi giới thể cụ túc đã thành tựu trên giới tử, thì truyền tứ khí cho Tỷ-kheo (hoặc bát khí cho Tỷ-kheo ni), tức là các trọng giới Ba-la-di, và truyền Tứ y (chung cho cả Tăng-Ni), tức là bốn chỗ nương tựa cho đời sống xuất gia. Theo mỗi truyền thống Luật tạng khác nhau, thì thứ tự nói về tứ khí và tứ y cũng khác nhau. Có khi thì tứ khí nói trước, có khi thì tứ y nói trước. Riêng Luật tứ phần[1] mà nước ta áp dụng thì tứ khí nói trước, tứ y nói sau.

Tứ y là gì? Là bốn căn bản cho đời sống xuất gia, mà Luật diễn tả là Tỷ-kheo y theo đây mà xuất gia, thọ giới cụ túc, thành phẩm chất Tỷ-kheo. Bao gồm:

1, Tỷ-kheo sống y trên y phấn tảo.

2, Tỷ-kheo sống y trên sự khất thực.

3, Tỷ-kheo sống y nơi gốc cây mà ngủ nghỉ.

4, Tỷ-kheo sống y nơi các loại thuốc hủ lạn dược.

Tứ y hay còn gọi là tứ thánh chủng, tức là bốn hạt giống của bậc Thánh, mà theo Phật Quang đại tự điển định nghĩa: “có công năng sanh ra chủng tử Thánh trong mỗi chúng sinh”.

Tăng đoàn nguyên thủy sống dựa trên việc khất thực, y phục, thức ăn, chỗ ở, thuốc men, đều do nơi khất thực mà có, không có việc tư hữu riêng. Khi Tăng đoàn bắt đầu hưng thịnh, các cư sĩ tại gia bắt đầu có sự phát tâm hộ trì chúng Tăng nhiều hơn, điều gì các cư sĩ xin phép mà Thế Tôn thấy hợp lý thì Ngài đồng ý bằng cách im lặng. Cho nên, trong Tứ y, có sự “khai”: Sống y trên y phấn tảo, nhưng cho phép thọ dụng y do đàn-việt cúng dường, y đã được cắt rọc hay hoại sắc. Sống y trên sự khất thực nhưng cho phép đi thọ thực nếu được Tăng sai, hay đàn-việt cung cấp các bữa ăn định kì mỗi nửa tháng, ngày mồng một, mồng tám, ngày rằm, hoặc các bữa ăn thường của Tăng, hay được đàn-việt mời. Sống y nơi gốc cây mà ngủ nghỉ, nhưng nếu được cúng một căn phòng riêng, một ngôi nhà góc nhọn, căn phòng nhỏ, một hang đá, hay hai căn phòng có chung một cửa. Sống y trên các loại thuốc hủ lạn, nhưng được thọ dụng nếu đó là tô, sanh tô, dầu, đường phèn và mật[2].

Ba loại đầu: y phục, ăn, ở, giúp điều phục với lối sống thiểu dục tri túc; Còn thuốc hủ lạn thì giúp đoạn phiền não. Tứ thánh chủng nhằm tạo sự hoan hỉ trong tu tập Thánh đạo, dẫn đến chứng Thánh quả[3]. Nguyên nhân Phật chế ra Tứ thánh chủng là nhằm mục đích để đoạn các Ác dục đối với y phục, ăn, ở, thuốc men của một vị Tỷ-kheo[4], từ đó mà các thiện hữu lậu và vô lậu phát sinh bởi lực tăng thượng do biết đủ với bất cứ điều gì trong tứ thánh chủng[5]. Như vậy, Tứ thánh chủng rất quan trọng trong đời sống một Tỷ-kheo ngay từ khi mới bắt đầu xuất gia. Chính sự quan trọng đó mà Đề-bà-đạt-đa mới căn cứ theo đây để đề ra năm pháp và dễ dàng lôi kéo những Tỷ-kheo trẻ đi theo mình hình thành Tăng đoàn mới[6]. Đề-bà-đạt-đa đã đẩy Tứ thánh chủng đến cực đoan, đánh vào tâm lý chung của các vị Tỷ-kheo hữu học, trong khi tinh thần của Phật là Trung đạo, câu hữu giải thoát.

Ngày nay, đời sống xã hội bên ngoài khác xa thời Phật nhiều, nhưng cần phải hiểu được tinh thần Tứ thánh chủng trong đời sống Tỷ-kheo, vấn đề ăn mặc ở của một Tỷ-kheo cần làm sao đó để đúng với tinh thần thiểu dục tri túc, và phù hợp với mức độ sống của xã hội, nhằm đoạn trừ phiền não, đạt cứu cánh Niết-bàn trong đời này và đời sau. Tinh thần này phải luôn được nhắc nhở để nuôi dưỡng và tăng trưởng chủng tử Thánh trong mỗi cá nhân Tỷ-kheo. Lúc thọ giới là lúc tâm tư Tỷ-kheo thanh tịnh nhất, vừa đắc giới cũng giống như bình sạch vừa chứa đựng cam lộ vậy, nên việc nhắc đến Tứ thánh chủng như là bốn căn bản của đời sống của Tỷ-kheo, nương đây mà xuất gia, mà thọ cụ túc, và đắc Thánh quả, là một điều vô cùng cần thiết.

Thế nhưng ngày nay một số giới đàn thay Tứ y này thành “bốn pháp nên làm”: “Từ đây cho đến suốt đời, bị mắng không được mắng lại; Bị giận không được giận lại; Bị người đùa giỡn, không được đùa giỡn lại; Phiền não khởi lên, phải nhiếp tâm, không chống trả lại.” Chúng ta dễ thấy bốn điều này không có liên hệ gì đến Tứ thánh chủng nói trên cả. Nói sai thì không sai, nhưng thật sự nó khác xa về ý nghĩa tu tập đoạn tận phiền não của Tứ thánh chủng. Và không biết việc thay thế bốn điều này được căn cứ từ đâu? Và khi thay thế như vậy, đã có sự so sánh đến giá trị đích thực giữa Tứ thánh chủng và bốn điều cần làm đó hay chưa?

Bất kể một điều Luật nào Phật quy định, không phải chỉ có mỗi mặt là “tùy phạm tùy chế”, mà mỗi điều sẽ bao gồm ba yếu tố: Một là, về mặt Thánh đạo, tức là triết lý giải thoát; Hai là, về mặt Tâm lý; Ba là, về mặt quan hệ xã hội. Cho nên không dễ để hiểu hết được một điều Luật nào đó. Có thể một người giỏi về các duyên khởi Phật chế giới, giỏi về mặt Xã hội học để hiểu vấn đề quan hệ của Tỷ-kheo với xã hội, hoặc giỏi về mặt Tâm lý bên trong điều Luật đó, nhưng về mặt Thánh đạo, thì không phải phàm phu nào cũng có thể hiểu hết ý của Phật.

Lý luận cho việc thay Tứ thánh chủng thành Bốn điều cần làm ở trong Giới đàn, nhiều người cho rằng, Tứ thánh chủng (Tứ y) chẳng còn phù hợp với xã hội ngày nay, Tỷ-kheo không còn mặc y phấn tảo, không còn ngủ gốc cây, không còn đi khất thực, không còn uống thuốc hủ lạn. Vì vậy mà cần thay thế vào bốn điều cần làm đó để nhắc nhở tỷ-kheo. Điều này khiến người viết liên tưởng đến việc kết tập tam tạng lần đầu tiên sau khi Phật nhập diệt được một trăm ngày, được ghi lại trong Luật: Khi A-nan nói đức Phật cho phép bỏ các điều giới nhỏ nhặt, nhưng lại không biết điều nào là nhỏ nhặt, do đó, Ngài Ca Diếp nói với các Tỷ-kheo: “Từ đây về sau, nên cùng nhau lập ước chế: ‘Nếu trước đây, những gì đức Phật không chế cấm thì nay không nên chế cấm. Trước đây những gì đức Phật chế cấm thì nay không nên hủy bỏ. Nên tùy thuận học tập những gì mà đức Phật đã quy định”[7].

Tỷ-kheo ba y, một bát, vân du khắp thiên hạ để giáo hóa, thọ nhận cúng phẩm của thế gian, như vậy thì ngay từ lúc thành tựu giới thể Tỷ-kheo, phải chăng cần được nhắc lại Tứ y để Tỷ-kheo xác định lại lý tưởng xuất gia của mình và để trưởng dưỡng Thánh chủng trong tự thân? Có những điều tưởng chừng như nhỏ, nhưng lại có thể là một vấn đề lớn. Một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một khu rừng, một tội lỗi nhỏ của kẻ ngu cũng có thể đọa vào nơi địa ngục[8]. Nên hay không việc thống nhất một cách thức truyền thọ giới pháp ở một đất nước có truyền thống Phật giáo như nước ta, có lẽ đó cũng là điều trăn trở của nhiều thế hệ Tăng-già ở Việt Nam vậy.

THÍCH CHƠN TRÍ

[1] Đại tạng T1428 四分律. Xem thêm: Thích Đỗng Minh (dịch) (2010). Luật Tứ phần. Thích Nguyên Chứng, & Thích Đức Thắng (hiệu đính và chú thích). Nxb Phương Đông.

[2] Thích Trí Thủ (2011). Yết ma yếu chỉ. Thích Đỗng Minh, & Thích Tuệ Sỹ (đồng biên tập). Nxb. Phương Đông. Tr. 160-161

[3] Tập dị môn túc luận quyển 6; Đại Tỳ-bà-sa luận quyển 181; Câu xá luận quyển 22.

[4] Tứ phần luật quyển 35, quyển 48.

[5] Tuệ Sỹ, & Nguyên An (dịch việt) (2020). A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận. Nxb. Hồng Đức. tr. 196-198

[6] Tứ phần luật quyển 46. Tham chiếu Ngũ phần 25 “phá Tăng pháp”; Thập tụng 36 “tạp tụng, Điều-đạt sự”.

[7] Tứ phần luật quyển 54, p. 967b24

[8] Chư pháp tập yếu kinh: “如一微細火,則能燒諸物,愚夫罪少許,亦墮於地獄”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...