Việc tụng Kinh là một điều rất đẹp và việc tụng Kinh ở nhà mà ai nghĩ có vong theo thì đã hiểu sai ý Phật, Phật không dạy như vậy.

Hỏi: Tụng Kinh ở nhà sẽ có vong theo có đúng không?

Đáp: Thầy không biết tư tưởng này bắt nguồn từ đâu nhưng đây là một sự hiểu lầm, là một sự ngộ nhận. Thứ nhất, chúng ta hiểu được rằng tâm mình hay vọng tưởng lắm thì khi mình tụng kinh, ngay trong thời Kinh đó mình sẽ nương theo lời dạy của đức Phật mà tâm sẽ được định lại, đó cũng là 1 cách để mình định tâm.

Thứ hai, quý vị nghĩ xem thay vì trong 1 giờ mình có thể nghĩ, có thể làm hoặc có thể sẽ nói những điều không tốt nhưng nếu trong 1 giờ đó mình nương theo tiếng Kinh thì ít nhất trong 1 giờ đó mình sẽ không tạo ra điều gì xấu cả.

Thầy biết rằng có một số Phật tử, nhất là những Phật tử mới sơ cơ vào đạo chúng ta tụng Kinh bằng niềm tin chứ không phải bằng trí tuệ. Nghĩa là chúng ta cứ tụng Kinh như thế nhưng chẳng hiểu ý nghĩa là gì cả nhưng trong lòng lại cảm thấy an. Hiện tại có phải những bài Kinh mà mình tụng thật sự không nhiều trong khi đó Phật đã thuyết rất nhiều bài Kinh, quý vị thử đếm trên đầu ngón tay xem mình đã tụng tổng bao nhiêu bài Kinh nha: Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng, Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư, Kinh Pháp Hoa, Lương Hoàng Sám, Từ Bi Thủy Sám. Thầy xin hỏi quý Phật tử có thật sự hiểu hết ý nghĩa các bài Kinh trên không? Có người thì lắc đầu, có người thì bảo hiểu một ít nhưng có phải khi đọc trong tâm sẽ thấy an đúng không.

Và một điều quan trọng nhất mà chúng ta cần biết về ý nghĩa sâu sắc của việc tụng Kinh là gì?Là chúng ta tụng Kinh, chúng ta hiểu được ý của Kinh và đem ý Kinh đó ứng dụng trong đời sống hằng ngày thì đó là quý vị đã hiểu đúng ý Phật. Ví dụ như mình tụng một bài Kinh nào đó: Đức Phật dạy chúng ta nếu nói những điều không tốt thì chúng ta sẽ mang khẩu nghiệp. Thì trong lúc tụng quý vị được an, không còn vọng tưởng và sau đó khi ra đời sống hằng ngày quý vị không còn nói lời độc ác, không còn làm ảnh hưởng đến người khác nữa thì đó là quý vị đã đem lời Kinh vào đời sống hằng ngày. Khi đó quý vị đi đến đâu sẽ là một bộ Kinh sống ở đó. Cho nên thầy rất mong quý Phật tử khi chúng ta đọc một bộ Kinh nào thì chúng ta gắng tìm hiểu ý nghĩa của bộ Kinh đó thì giá trị thực tập trong đời sống của mình sẽ tốt hơn.

Như vậy việc tụng Kinh là một điều rất đẹp và việc tụng Kinh ở nhà mà ai nghĩ có vong theo thì đã hiểu sai ý Phật, Phật không dạy như vậy. Nếu việc tụng Kinh vong có theo thì chắc quý thầy quý sư cô trong chùa sẽ bị vong bị ma theo đầy luôn quá! Đúng không ạ? Chúng ta cần hiểu được như vậy thì mới bỏ đi những cái ngộ nhận, những hiểu biết sai lầm. Như vậy quý vị đừng sợ nha! Thầy chỉ khuyến khích thêm là khi quý vị có đọc Kinh thì nên chọn những bài Kinh mà mình có thể hiểu và ứng dụng được thì sẽ rất tốt.

(Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đức Phổ Hiền Bồ-tát với pháp môn Tịnh độ
Phật học

Khi nhắc đến Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh Tây phương Tam Thánh, đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba vị thánh này ở cõi nước Cực Lạc phương Tây, trong đó đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ, còn đức Quán Âm và Thế Chí...

Đức Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử
Điểm nhìn

Đây là bài thuyết trình của GS.André Bareau vào năm 1984, tuy nhiên với tính hàn lâm và các cứ liệu nghiêm túc, thực tế nên nội dung vẫn còn nguyên giá trị tham khảo, hướng đến nhận thức về điểm tương đồng và dị biệt giữa các tôn giáo. Do vậy, Giác Ngộ giới thiệu...

Mừng Giáng sinh theo tinh thần Phật giáo
Điểm nhìn

Ngày nay, Giáng sinh không chỉ là lễ hội tôn giáo mà còn mang thông điệp về lòng hào phóng, đoàn tụ gia đình và hy vọng. Những giá trị này rất tương đồng với lý tưởng Phật giáo. Việc trao tặng quà hay quây quần bên gia đình cũng là cách biểu hiện lòng...

Ngọn lửa sân hận từ vụ “phóng hỏa” ở đường Phạm Văn Đồng
Điểm nhìn

Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: “Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật....

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia
Luật, Phật học

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo...

Một số vấn đề trong A tỳ đàm
Luận, Phật học

Không hài lòng với việc phân loại thực tại (các pháp) thành các uẩn, xứ và giới, các bộ phái ngày càng thấy nhu cầu thảo ra một danh sách tổng thể các pháp, và việc này đã đưa đến một liệt kê khá cụ thể cho các mục tiêu thiền quán về những thành...

Tìm hiểu tổng lược về Bộ kinh Milindapañha
Kinh, Phật học

Bộ kinh phản ánh đầy đủ giáo lý căn bản trong Kinh tạng Pāli của Phật giáo Theraveda, “những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, ít bị pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này” I. Tổng lược Kinh Milindapañha...

Giới thiệu kinh ‘Chuyện vua Thập Xa’
Kinh, Phật học

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến quí Phật tử từng mẩu chuyện trong kinh Tạp bảo tạng (雜寶藏經 ‘Saṃyukta-ratna-piṭaka-sūtra’), 10 quyển, do ngài Cát-ca-dạ (Kiṅkara, dịch là Hà sự, người Tây Vực) và Đàm Diệu (Tăng nhân thời Bắc Ngụy, năm sinh, mất và quê quán không rõ) dịch thời Nguyên Ngụy (A.D...

Luật tạng trong tổ chức Tăng đoàn ngày nay tại Việt Nam
Luật, Phật học

Tăng đoàn (Sangha) là những người nguyện sống với đời sống hoà hợp, để hổ trợ cho nhau thực hiện đời sống Giải thoát và Giác ngộ. I.  Luật tạng trong tổ chức tăng đoàn. Định nghĩa về tăng, Thiền sư Nhất Hạnh viết: “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu...

Kinh Chuyển Pháp Luân – Tỳ Kheo Hộ Pháp
Kinh, Phật học

Ba Ngày Lịch Sử Trọng Đại Trong Phật-Giáo  Theo truyền thồng Phật-Giáo-Nguyên-Thuỷ có 3 ngày lịch sử trọng đại như sau: 1– Ngày rằm tháng tư (âm-lịch) có 3 sự kiện lịch sử trọng đại trùng hợp theo thời gian khác nhau: * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đản-sinh kiếp chót, * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama,...

Họ Thích những vấn đề lịch sử
Điểm nhìn

Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây...

Những điều cần biết về ăn trộm Tăng tướng và lối tu Đầu đà khổ hạnh theo giới luật của Đức Phật
Luật, Phật học

Lối tu Đầu đà khổ hạnh và giới luật của Đức Phật là những khía cạnh quan trọng trong Phật giáo. PHẦN I: LUẬT PHẬT DO AI QUY ĐỊNH? 1) Hỏi: Luật Phật là gì? Ai là người chế định ra Luật Phật? Đáp: Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới...

Sơ Quát về ba pháp môn Chỉ-Quán-Thiền trong kinh Thủ Lăng Nghiêm qua Duy Thức Học
Kinh, Phật học

Pháp Tứ Niệm Xứ Quán giúp tâm niệm được an trú mà liễu tường được các nhân duyên sinh khởi, rõ được 4 chỗ Thân- Thọ- Tâm- Pháp đều không có thực thể, không có tự tánh. Quán liễu được như vậy khiến giúp chủ thể Năng Quán không còn khởi sinh. Điều này có...

Học và ứng dụng giới luật Phật giáo trong đời sống tu tập
Luật, Phật học

Phật giáo do Đức Phật sáng lập là một tổ chức gồm có ba thành phần tạo nên là Phật, Pháp và Tăng, còn gọi là Tam bảo. Trong đó, Đức Phật là bậc Thầy vĩ đại và là tấm gương cao thượng để các đệ tử học tập theo, giáo pháp là con đường...

Tư tưởng “không sát sinh” trong Tứ bộ A hàm kinh
Kinh, Phật học

Sự sống vô cùng quý giá, bất kể là ai, tôn giáo nào, xã hội nào và quốc gia nào. Mọi người mọi loại dù là hữu tình hay vô tình luôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây....

Trong thời đại chiến tranh, cộng đồng Phật giáo sẽ làm gì?
Điểm nhìn

Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao? Báo cáo của Viện Nghiên...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.