Việc tụng Kinh là một điều rất đẹp và việc tụng Kinh ở nhà mà ai nghĩ có vong theo thì đã hiểu sai ý Phật, Phật không dạy như vậy.

Hỏi: Tụng Kinh ở nhà sẽ có vong theo có đúng không?

Đáp: Thầy không biết tư tưởng này bắt nguồn từ đâu nhưng đây là một sự hiểu lầm, là một sự ngộ nhận. Thứ nhất, chúng ta hiểu được rằng tâm mình hay vọng tưởng lắm thì khi mình tụng kinh, ngay trong thời Kinh đó mình sẽ nương theo lời dạy của đức Phật mà tâm sẽ được định lại, đó cũng là 1 cách để mình định tâm.

Thứ hai, quý vị nghĩ xem thay vì trong 1 giờ mình có thể nghĩ, có thể làm hoặc có thể sẽ nói những điều không tốt nhưng nếu trong 1 giờ đó mình nương theo tiếng Kinh thì ít nhất trong 1 giờ đó mình sẽ không tạo ra điều gì xấu cả.

Thầy biết rằng có một số Phật tử, nhất là những Phật tử mới sơ cơ vào đạo chúng ta tụng Kinh bằng niềm tin chứ không phải bằng trí tuệ. Nghĩa là chúng ta cứ tụng Kinh như thế nhưng chẳng hiểu ý nghĩa là gì cả nhưng trong lòng lại cảm thấy an. Hiện tại có phải những bài Kinh mà mình tụng thật sự không nhiều trong khi đó Phật đã thuyết rất nhiều bài Kinh, quý vị thử đếm trên đầu ngón tay xem mình đã tụng tổng bao nhiêu bài Kinh nha: Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng, Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư, Kinh Pháp Hoa, Lương Hoàng Sám, Từ Bi Thủy Sám. Thầy xin hỏi quý Phật tử có thật sự hiểu hết ý nghĩa các bài Kinh trên không? Có người thì lắc đầu, có người thì bảo hiểu một ít nhưng có phải khi đọc trong tâm sẽ thấy an đúng không.

Và một điều quan trọng nhất mà chúng ta cần biết về ý nghĩa sâu sắc của việc tụng Kinh là gì?Là chúng ta tụng Kinh, chúng ta hiểu được ý của Kinh và đem ý Kinh đó ứng dụng trong đời sống hằng ngày thì đó là quý vị đã hiểu đúng ý Phật. Ví dụ như mình tụng một bài Kinh nào đó: Đức Phật dạy chúng ta nếu nói những điều không tốt thì chúng ta sẽ mang khẩu nghiệp. Thì trong lúc tụng quý vị được an, không còn vọng tưởng và sau đó khi ra đời sống hằng ngày quý vị không còn nói lời độc ác, không còn làm ảnh hưởng đến người khác nữa thì đó là quý vị đã đem lời Kinh vào đời sống hằng ngày. Khi đó quý vị đi đến đâu sẽ là một bộ Kinh sống ở đó. Cho nên thầy rất mong quý Phật tử khi chúng ta đọc một bộ Kinh nào thì chúng ta gắng tìm hiểu ý nghĩa của bộ Kinh đó thì giá trị thực tập trong đời sống của mình sẽ tốt hơn.

Như vậy việc tụng Kinh là một điều rất đẹp và việc tụng Kinh ở nhà mà ai nghĩ có vong theo thì đã hiểu sai ý Phật, Phật không dạy như vậy. Nếu việc tụng Kinh vong có theo thì chắc quý thầy quý sư cô trong chùa sẽ bị vong bị ma theo đầy luôn quá! Đúng không ạ? Chúng ta cần hiểu được như vậy thì mới bỏ đi những cái ngộ nhận, những hiểu biết sai lầm. Như vậy quý vị đừng sợ nha! Thầy chỉ khuyến khích thêm là khi quý vị có đọc Kinh thì nên chọn những bài Kinh mà mình có thể hiểu và ứng dụng được thì sẽ rất tốt.

(Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...