Mọi sự hiện hữu là hiện hữu trong quy luật nhân duyên, nhân quả của chính nó. Nên, quả báo của những loài có cánh thì biết bay trên trời; quả báo của những loài thủy tộc là sống và bơi lội ở dưới nước; quả báo của những loài có xương sống nằm ngang thì phải đi bốn chân; quả báo của những loài có xương sống thẳng đứng thì phải đi hai chân; quả báo của loài người thì có đầu mình, tứ chi và biết suy nghĩ trước khi nói và làm. Và cả vạn loại chúng sanh, không có loài nào là không hiện hữu từ nhân duyên, nhân quả của chính nó.

Vạn loại đã hiện hữu từ nhân duyên và thụ hưởng đời sống theo nghiệp báo, nên nhân duyên thiện ác của chúng sanh sâu thẳm, đa thù, thì quả báo khổ vui của chúng sanh cũng có ngàn sai vạn biệt.

Chim bay trên trời, cá bơi dưới nước không phải là quy luật tự nhiên mà quy luật của nghiệp báo. Nếu chim đem nghiệp báo bay trên trời mà ganh tỵ với nghiệp báo bơi dưới nước của cá và chim muốn chiếm dụng nước để sống và bơi, thì chỉ gây thiệt hại và phí uổng cho đời sống của chim mà thôi. Cá sẵn sàng hiến tặng không gian của cá cho chim không có bất cứ điều kiện nào, mà chim không thể nào nhận được để thừa hưởng, huống gì là chim manh tâm ganh tỵ, tiêu diệt loài cá để chiếm dụng không gian?

Cũng vậy, cá đem nghiệp báo sống dưới nước mà ganh tỵ với đời sống của chim bay trên trời, chỉ làm cho hư cái tâm thảnh thơi của cá. Dù chim hết lòng thương cá và muốn hiến tặng cả không gian rộng lớn cho cá để cá cũng được bay thênh thang giữa mọi phương trời như chim, thì cá cũng không tài nào nhận được cái bay giữa không gian như chim. Chim hiến tặng không gian cho cá mà không có bất cứ điều kiện nào, mà cá còn không nhận được để thừa hưởng, huống gì cá manh tâm đấu tranh và tàn hại loài chim?

Cũng vậy, trong đời sống con người, chúng ta mỗi người đều tùy theo tác nghiệp thiện ác mà nhận lấy đời sống quả báo khổ vui khác nhau.

Vì vậy, ở trong đời có những người giàu có tiền bạc mà nghèo khó tình cảm và bị phụ bạc bởi tình; có những người có uy quyền xã hội mà thiếu vắng hạnh phúc gia đình; có những người giàu có lại khó sinh con, nhưng lại có những người nghèo khó mà sinh con thừa thải, có những người thông minh, tài trí mà chỉ biết đi làm thuê, viết mướn, có những kẻ kém học, nhưng lại ở vị trí cao,… Những sai biệt vừa mâu thuẫn, nghịch lý ấy, ta mới nhìn qua như phi lý, nhưng tất cả đều có cái lý của nhân duyên, nhân quả sâu thẳm và cực kỳ tế nhị của nó.

Mọi sự hiện hữu đúng như chính nó hiện hữu, nó hiện hữu như vậy là như vậy. Khi cái hiện hữu như vậy đã xẩy ra, thì cho dù ta có không muốn nó hiện hữu, thì nó vẫn hiện hữu như vậy. Nó hiện hữu như vậy là như vậy với nhân duyên, nhân quả của chính nó.

Nhân duyên, nhân quả là một thực tại sống động của tâm thức. Tâm thức là tác nhân cho mọi sự hiện hữu sinh khởi. Tâm thức cá nhân tác động như thế nào, thì hệ quả sinh khởi xẩy ra cho cá nhân ấy đúng như thế ấy. Tâm thức cộng đồng tác động như thế nào, thì hệ quả sinh khởi xẩy ra cho cộng đồng ấy đúng như thế ấy.

Vì vậy, không có bất cứ một ai trên đời sống với tâm ý đầy tham đắm, thù hận và ganh tỵ mà có một đời sống thảnh thơi và hạnh phúc bao giờ. Và cũng không có bất cứ một ai sống với tâm thức xả ly, từ bi và độ lượng mà bị khổ đau và bị mọi người ghét bỏ bao giờ.

Nhân đã như vậy, duyên đã như vậy, thì quả tất yếu là phải như vậy. Ta muốn thay đổi hệ quả, thì ta phải biết thay đổi nhân duyên sinh khởi chúng, đó là ta đã có một cách nhìn hợp lý về sự đổi mới trong đời sống của cá nhân và cộng đồng của chúng ta.

Thích Thái Hòa
(Trích tác phẩm: Mở Lớn Con Đường)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...