DẪN NHẬP

“Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi thương, khổ đau, lắm lúc nó còn nhận chìm cả thân, tâm chúng ta vào sông sâu mê muội và ngông cuồng. Do đó mà bậc Giác Ngộ bằng tình yêu của đại bi và nhận thức của đại trí, giúp mọi người nhận chân đằng sau sự sống mong manh của thế gian: đâu là khổ, đâu là vui, qua bản kinh “Bà-la-môn mất con, thương nhớ không nguôi”.

Nguyên tác “Phật thuyết Bà-la-môn tử mạng chung ái niệm bất li kinh”   (佛說婆羅門子命終愛念不離經),   do   ngài   An   Thế   Cao   người nước An Tức (một vương quốc xưa, nằm ở đất Ba Tư [nay là Iran]) dịch thời Hậu Hán, tạng Đại Chánh quyển 1, số hiệu 91, trang 915a7. Bản kinh này tương đương với kinh Ái sanh (愛生經-216) trong Trung A-hàm quyển 60, Tam tạng Tăng-già-đề-bà dịch thời Đông Tấn, tạng Đại Chánh 1, số hiệu 26, trang 800c21.

TOÁT YẾU NỘI DUNG KINH

Một thời đức Phật trú ở rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một người Bà-la-môn có đứa con vừa mất, lòng ông cứ thương nhớ không nguôi. Ông bỏ ăn, bỏ uống… chỉ đến gò mả khóc lóc và nhớ lúc ẵm con trên tay.

Sau đó, ông đi lang thang khắp nơi, mới đến chỗ Phật, ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi:

– Này Bà-la-môn! Tại sao các căn của ông không ổn định?

– Thưa Cù-đàm! Làm sao căn ý của tôi ổn định được. Tôi có một đứa con đã chết, thương nhớ mãi, không thể ăn uống… ở nhà khóc lóc và nhớ lúc bồng ẵm nó.

Đức Thế Tôn bảo:

– Đúng vậy, đúng vậy! Này Bà-la-môn, khi ái phát sanh chắc chắn sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.

Người Bà-la-môn ba lần hỏi: “Tại sao khi ái sanh lại ưu sầu, khổ não, không vui. Khi ái sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ chứ?” Nhưng đức Thế Tôn cũng ba lần trả lời như trước.

Người Bà-la-môn nghe Thế Tôn nói như vậy, không vui, cho là sai, không bằng lòng bỏ đi. Lúc này bên ngoài cổng tinh xá Kì-hoàn, có những người đang vui chơi, ông trông thấy liền nghĩ: “Người thông minh thế gian cho đây là hơn hết. Ta hãy đem những điều luận bàn với Sa-môn Cù-đàm nói cho họ nghe.” Ông mới kể lại cho họ, họ đều nói, khi ái sanh làm gì có ưu sầu, khổ đau; khi ái sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ.

Người Bà-la-môn thấy những người vui chơi nói giống ý mình, ông bỏ đi. Những lời luận bàn này dần dà truyền đến cung vua. Vua Ba-tư-nặc nghe được rằng: “Sa-môn Cù-đàm nói, lúc ái sanh thì ưu sầu, khổ não, không vui.” Vua Ba-tư-nặc kể lại với phu nhân Mạt-lị. Phu nhân Mạt-lị tán đồng lời đức Thế Tôn nói là đúng. Vua Ba-tư-nặc không chấp nhận, cho rằng phu nhân là đệ tử của Thế Tôn nên nói theo. Phu nhân Mạt-lị thưa:

– Nếu đại vương không tin lời của thần thiếp, thì sai sứ giả đến hỏi Thế Tôn xem.

Vua Ba-tư-nặc liền sai Bà-la- môn Na-lê-ương-già đến chỗ Thế Tôn gởi lời thăm hỏi và thưa, có phải Thế Tôn nói những lời, “khi ái sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui” chăng? Na-lê-ương-già vâng lệnh, cấp tốc đến chỗ Thế Tôn chuyển lời thăm hỏi sức khỏe Thế Tôn và bạch lại những lời nhà vua hỏi. Đức Thế Tôn bảo:

– Này Na-lê-ương-già! Ta hỏi ông, tuỳ theo sự hiểu biết của ông mà trả lời. Nếu có người mẹ mạng chung, người con tâm ý cuồng loạn… đi đâu cũng nói: “Ta không thấy mẹ! Ta không thấy mẹ”… cũng như thế, cha, anh, chị, em hay vợ mạng chung, người kia tâm ý cuồng loạn… đi đến đâu cũng nói: “Ta không thấy cha ta, vợ ta…!” Vậy, khi ái đã sanh chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui. Này Na-lê-ương-già! Xưa có một người phụ nữ về thăm gia đình, thân thuộc muốn cưỡng bức cô ta (cải giá) với người khác. Người phụ nữ này tức tốc chạy về nhà chồng, nói với chồng: “Anh biết không, thân thuộc của em muốn bắt em đem cho người khác. Anh phải tính sao ngay bây giờ đi.” Người chồng liền cầm con dao bén, nắm tay vợ kéo vào trong nhà, nói: “Phải cùng đi với nhau! Phải cùng đi với nhau!” Nói xong anh đâm vợ chết rồi tự sát luôn. Này Na-lê-ương-già! Nên biết, do ái sanh mới có ưu sầu, khổ não, không vui.

Bà-la-môn Na-lê-ương-già ghi nhớ lời Thế Tôn dạy, trở về tâu lại vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặc đem chuyện ấy nói với phu nhân Mạt-lị. Phu nhân Mạt-lị muốn chứng minh thêm với nhà vua, bà hỏi vua Ba-tư-nặc:

– Đại vương có yêu thương đại tướng Tỳ-lưu-la[1] không?

– Ta thương đại tướng Tỳ-lưu-la.

– Đại vương có yêu thương đại tướng Hiền Thủ, con voi lớn Nhất-bôn-đà-lợi,[2]nàng Bà-di-đề,[3] phu nhân Bà-sa sát-đế-lệ,[4] và nhân dân Ca-thi, Câu-tát-la không?

– Ta yêu thương mọi người và nhân dân hai nước này cung cấp năm thứ dục lạc cho ta nên ta cũng yêu thương họ.

– Nếu tất cả bị bại hoại, bị biến đổi, nhà vua có ưu sầu, khổ não, không vui không?

– Ta sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.

Phu nhân Mạt-lị lại hỏi:

– Đại vương có yêu thương thần thiếp không?

– Ta rất yêu thương nàng.

– Đại vương! Nếu thần thiếp bị bại hoại, bị biến đổi, đại vương có ưu sầu, khổ não, không vui không?

– Ta rất ưu sầu, khổ não, không

– Này Đại vương! Do vậy nên biết, nếu ái sanh thì có ưu sầu, khổ não, không vui.

– Này Mạt-lị! Vậy kể từ hôm nay, Sa-môn Cù-đàm là thầy của ta, ta là đệ tử của Ngài. Nay ta qui y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Mong đức Thế Tôn nhận ta làm Ưu-bà-tắc (người nam cận sự). Ngay từ bây giờ ta bắt đầu không sát sanh nữa, và sẽ qui y Phật.

Nói xong, từ xa vua Ba-tư-nặc nghe đức Thế Tôn dạy, hoan hỷ vui mừng.

LỜI KẾT

Tâm thức luyến ái của chúng sanh bị khổ đau trước cảnh người thân mình ra đi, hay tình cốt nhục mãi chia lìa, được kinh điển minh chứng rất nhiều. Trong các truyện tích Pháp Cú dẫn: Có một phú ông vì con chết mà tinh thần suy sụp, đến chỗ hỏa táng con khóc mãi… Đức Phật đến khuyên bảo: Có sinh thì có chết, mọi sinh vật đều như vậy… Đừng nghĩ lầm chỉ có mình chết con. Đau thương và sợ hãi toàn do lưu luyến mà ra (Pháp Cú 212). Lại kể, bà Tỳ-xá-khư rất khó chịu đựng đau đớn khi đứa cháu gái không may qua đời. Bà tìm đến Phật, Phật dạy, mỗi ngày chỉ nước Xá-vệ này mà đã có không ít người chết?… Nếu họ là con cháu bà, không lẽ bà khóc suốt ngày suốt đêm… Phải biết chính lưu luyến tạo ra đau thương và sợ hãi (Pc 213). Phật cũng dạy chàng Kumara đau khổ khi vợ chết, “đau thương do dục vọng dẫn ra, dục vọng thành khát vọng dẫn ra đau thương với kinh hãi.” (Pc 215).

Vậy người Bà-la-môn mất con, thương nhớ, khóc lóc…, hay vua Ba-tư-nặc yêu thương phu nhân Mạt-lị, yêu thương thần dân của mình cũng do ái phát sanh, ái phát sanh sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui.

“Ái” là một trong 12 nhân duyên, ái là tham luyến chấp trước tất cả sự vật. Ái tức là yêu. Ái còn hàm nghĩa: thân ái, dục lạc, ái dục và khát ái. Ái là nói đến tình yêu có quan hệ thân tộc huyết thống với mình; thân ái là nói về tình bạn. Còn yêu thương một đối tượng đặc biệt nào đó là dục lạc; tình yêu chỉ kiến lập trong quan hệ về tính là ái dục, và yêu say đắm ai đến nỗi si tình là khát ái. Những nghĩa đó đều thuộc tình yêu của con người, mà bản chất là từ yêu thương mình (tự ái) mới đi đến tình ái, rồi biến thái qua khát ái. Khát ái lại là bản thể ái tình của con người, do thứ ái tình này mà phát sinh ra khổ não, từ khổ não sinh đau đớn (bi thương).

Trong văn kinh, từ cảnh người Bà-la-môn mất con, đến cảnh những người vui chơi trước cổng tinh xá Kì-hoàn, rồi Phật khai thị cho Na-lê-ương-già nghe để chuyển lời đến vua Ba-tư-nặc, sau đó phu nhân Mạt-lị giải thích thêm, đều cho chúng ta thấy rằng tất cả là vô thường, mọi thứ đều thay đổi, hữu hình thì hữu hoại, luyến ái hay bám víu vào sẽ khổ, mà nỗi khổ khi mình phải rời bỏ cảnh mà mình ưa thích, hay xa lìa người mà mình thương yêu là nỗi khổ của sự biệt li (ái biệt li khổ). Sự đau khổ này là một hiện thực, đức Phật không dạy chúng ta chối bỏ, hay trốn chạy mà nên khôn ngoan nhận diện bản chất của thế gian, và đức Phật cũng không dạy chúng ta phải vô cảm trước cảnh đau thương, lãnh đạm với người thân mình qua đời, đừng quan tâm chăm sóc bất cứ ai, quay lưng với những niềm vui thế gian… mà đức Phật dạy mọi người phải chấp nhận sự thật, có sanh thì có tử, có hợp thì có tan, bình thản đối mặt với thống khổ, không nên kìm nén, loại bỏ đau đớn dần bằng chánh niệm. Và tình yêu thương phải được vun trồng bằng lòng bi mẫn và trí tuệ; nếu yêu thương mà thiếu trí là thương hão thương quàng, dễ bị mù quáng, dẫn đến vị kỷ, chấp ngã, như anh chàng kia giết vợ, rồi tự sát, cho là làm như vậy sẽ được mãi bên nhau chăng? Xử trí một cách cuồng si như thế trên thế gian này không phải là ít.

Mọi thứ đều thay đổi, luyến ái càng khổ đau, sầu muộn, bất an… mãi mãi khống chế con người; ngay cả quyền lực cái thế, giàu sang tột đỉnh, dục lạc đầy đủ như vua Ba-tư-nặc vẫn cảm thấy bất lực trước nó. Duy chỉ có con đường chí thiện hướng đến đời sống tâm linh, nương tựa vào ba ngôi báu, đặt niềm tin vào trí tuệ Phật (qui y Phật), hiểu được giáo pháp, thấy rõ bản chất khổ đau (qui y Pháp) và tìm thấy sức mạnh của mình trong đời sống thuần nhất, hòa hợp của Tỳ-kheo Tăng (qui y Tăng), đó mới chính là con đường hạnh phúc cuối cùng mà vua Ba-tư-nặc, cũng như bao chúng sanh khác đang qui ngưỡng quay về.

Thích Tâm Nhãn


[1] Tỳ-lưu-la 鞞留羅: Pāli. Vi ḍūḍabha, con trai vua Ba-tư-nặc (Pasenadi).

[2] Voi  lớn  Nhất-bôn-đà-lợi  一奔陀利: Pāli. Ekapundarīka (Nhất bạch liên hoa), hai bên hông con voi này có những đốm trắng hình hoa sen trắng.

[3] Nàng Bà-di-đề 婆夷提: Pāli. Vajīrīkumāri, công chúa, con gái độc nhất của Ba-tư-nặc và Mạt-lị, sau được gả cho vua A-xà-thế.

[4] Phu nhân  Bà-sa  sát-đế-lệ  婆沙剎諦隷: Pāli. Vāsabha (khattiyā), một nữ tì dòng họ Thích, được giả làm con gái của Ma-ha-nam, và gả cho vua Ba-tư-nặc, về sau sinh Tỳ-lưu-li.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhập Trung Quán Luận
Luận, Phật học

NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN Nguyệt Xứng (Candrakīrti, 560-640) TÀI LIỆU GIÁO KHOA TU HỌC Huynh Trưởng bậc Lực Gia Đình Phật Tử Việt Nam THÍCH NHUẬN CHÂU biên dịch LỜI DẪN Nhập Trung quán, là đi vào tinh thần Trung đạo, siêu việt các cực đoan có, không, như trong bài kệ Bát bất của...

Luận Thích Du Già Sư Địa
Luận, Phật học

Luận Thích Du Già Sư Địa Tối Thắng Tử Đẳng tạo, Đường Huyền Tráng dịch Bản Việt dịch của Thích Tâm Châu Kính lễ Thiên Nhân Ðại-Giác-Tôn,[4] Phúc-đức, trí-tuệ đều viên mãn. Vô thượng, văn-nghĩa pháp chân-diệu, Thụ học, chính tri Thánh Hiền chúng. Ðỉnh lễ Vô Thắng Ðại Từ-thị, Mong các hữu tình chung lợi...

Luận ngũ uẩn
Luận, Phật học

Luận ngũ uẩn Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) – Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng – Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh Đức Thế Tôn nói về Ngũ uẩn: Sắc uẩn; Thọ uẩn; Tưởng uẩn; Hành uẩn; Thức uẩn. Sắc uẩn là gì? Là bốn đại chủng 1 và những...

Đức Phổ Hiền Bồ-tát với pháp môn Tịnh độ
Phật học

Khi nhắc đến Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh Tây phương Tam Thánh, đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba vị thánh này ở cõi nước Cực Lạc phương Tây, trong đó đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ, còn đức Quán Âm và Thế Chí...

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia
Luật, Phật học

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo...

Một số vấn đề trong A tỳ đàm
Luận, Phật học

Không hài lòng với việc phân loại thực tại (các pháp) thành các uẩn, xứ và giới, các bộ phái ngày càng thấy nhu cầu thảo ra một danh sách tổng thể các pháp, và việc này đã đưa đến một liệt kê khá cụ thể cho các mục tiêu thiền quán về những thành...

Tìm hiểu tổng lược về Bộ kinh Milindapañha
Kinh, Phật học

Bộ kinh phản ánh đầy đủ giáo lý căn bản trong Kinh tạng Pāli của Phật giáo Theraveda, “những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, ít bị pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này” I. Tổng lược Kinh Milindapañha...

Giới thiệu kinh ‘Chuyện vua Thập Xa’
Kinh, Phật học

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến quí Phật tử từng mẩu chuyện trong kinh Tạp bảo tạng (雜寶藏經 ‘Saṃyukta-ratna-piṭaka-sūtra’), 10 quyển, do ngài Cát-ca-dạ (Kiṅkara, dịch là Hà sự, người Tây Vực) và Đàm Diệu (Tăng nhân thời Bắc Ngụy, năm sinh, mất và quê quán không rõ) dịch thời Nguyên Ngụy (A.D...

Luật tạng trong tổ chức Tăng đoàn ngày nay tại Việt Nam
Luật, Phật học

Tăng đoàn (Sangha) là những người nguyện sống với đời sống hoà hợp, để hổ trợ cho nhau thực hiện đời sống Giải thoát và Giác ngộ. I.  Luật tạng trong tổ chức tăng đoàn. Định nghĩa về tăng, Thiền sư Nhất Hạnh viết: “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu...

Kinh Chuyển Pháp Luân – Tỳ Kheo Hộ Pháp
Kinh, Phật học

Ba Ngày Lịch Sử Trọng Đại Trong Phật-Giáo  Theo truyền thồng Phật-Giáo-Nguyên-Thuỷ có 3 ngày lịch sử trọng đại như sau: 1– Ngày rằm tháng tư (âm-lịch) có 3 sự kiện lịch sử trọng đại trùng hợp theo thời gian khác nhau: * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đản-sinh kiếp chót, * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama,...

Những điều cần biết về ăn trộm Tăng tướng và lối tu Đầu đà khổ hạnh theo giới luật của Đức Phật
Luật, Phật học

Lối tu Đầu đà khổ hạnh và giới luật của Đức Phật là những khía cạnh quan trọng trong Phật giáo. PHẦN I: LUẬT PHẬT DO AI QUY ĐỊNH? 1) Hỏi: Luật Phật là gì? Ai là người chế định ra Luật Phật? Đáp: Luật Phật là khái niệm cho tất cả quy định về giới...

Sơ Quát về ba pháp môn Chỉ-Quán-Thiền trong kinh Thủ Lăng Nghiêm qua Duy Thức Học
Kinh, Phật học

Pháp Tứ Niệm Xứ Quán giúp tâm niệm được an trú mà liễu tường được các nhân duyên sinh khởi, rõ được 4 chỗ Thân- Thọ- Tâm- Pháp đều không có thực thể, không có tự tánh. Quán liễu được như vậy khiến giúp chủ thể Năng Quán không còn khởi sinh. Điều này có...

Học và ứng dụng giới luật Phật giáo trong đời sống tu tập
Luật, Phật học

Phật giáo do Đức Phật sáng lập là một tổ chức gồm có ba thành phần tạo nên là Phật, Pháp và Tăng, còn gọi là Tam bảo. Trong đó, Đức Phật là bậc Thầy vĩ đại và là tấm gương cao thượng để các đệ tử học tập theo, giáo pháp là con đường...

Tư tưởng “không sát sinh” trong Tứ bộ A hàm kinh
Kinh, Phật học

Sự sống vô cùng quý giá, bất kể là ai, tôn giáo nào, xã hội nào và quốc gia nào. Mọi người mọi loại dù là hữu tình hay vô tình luôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây....

Luận “Sa môn bất kính vương giả”
Luận, Phật học

Khi một tu sĩ không giữ mình, không có giới hạnh, lại dùng tà thuyết chiêu dụ mê hoặc, thì không còn tư cách làm thầy làm sư, thậm chí còn thấp hơn người thế tục; khi đó họ nhận nhân quả – bị phỉ báng cũng là tất yếu. “Sa môn bất kính vương...

Tư tưởng Long Thọ trùng phùng trên nẻo đường quê hương
Phật học

(TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ THÍCH TUỆ SỸ) Thầy sinh ra và lớn lên tại thành phố Paksé, tỉnh Champasak, Lào; năm chín tuổi được phụ mẫu gửi vào ngôi chùa làng gần nhà (chùa Trang Nghiêm) hành điệu. Thiên bẩm thông minh, học đâu nhớ đó, điều này khiến cho thân mẫu lo sợ, liên...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.