I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên nhi đồng trong khu vực, nhằm gieo những thiện cảm về đạo Phật cho các cháu từ nhỏ.

Đối tượng chính là các cháu thiếu nhi, nhưng có luôn người lớn theo cùng để chăm sóc và trông coi các cháu, vì vậy chương trình đêm hội cần tổ chức thế nào cho phù hợp: Vừa vui nhộn, và thú vị để các cháu thích, lại vừa có ý nghĩa giáo dục, và quan trọng là gieo được vào trong trí óc các cháu những hạt giống về Phật pháp, những cảm tình nhất định về đạo Phật, về ngôi chùa.

II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

  1. Ổn định sân khấu
  2. Thông qua chương trình
  3. Niệm Phật cầu gia hộ
  4. Tuyên bố lý do
  5. Giới thiệu thành phần tham dự
  6. Chư tôn đức phát biểu khai mạc
  7. Nổi trống lân khai mạc
  8. Chị Hằng và chú Cuội xuất hiện
  9. Múa lân trình diễn
  10. Lãnh đạo chính quyền phát biểu và tặng quà
  11. Phá cỗ
  12. Rước đèn
  13. Văn nghệ mừng Trung thu
  14. Hồi hướng – kết thúc

III. PHẦN DẪN CHƯƠNG TRÌNH MẪU

1. Ổn định sân khấu

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, xin chào mừng chư tôn đức và quý liệt vị đến với chương trình đêm hội trăng rằm hôm nay.

2. Thông qua chương trình

Chương trình tối hôm nay, gồm những nội dung chính như sau (khung chương trình)

3. Niệm Phật cầu gia hộ

Tiếp theo chương trình là nghi thức niệm Phật, khởi đầu cho đêm hội. Kính cung thỉnh chư tôn đức cùng tòan thể đạo tràng đồng khởi thân niệm Phật. Xin cung thinh thượng tọa chứng minh khởi xướng niệm Phật.

4. Tuyên bố lý do

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn đức chứng minh.

Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, quý vị phụ huynh và tất cả các con.

Bầu trời đang dịu mát mỗi ngày, lá trên cây chín vàng nhiều hơn, nghĩa là mùa thu đang đến.

Cứ mỗi dịp đến Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người dân Việt lại náo nức chào đón tết Trung thu, đặc biệt là những đứa trẻ. Bởi trong “Đêm hội Trăng rằm”, những đứa trẻ được rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng cheng vang dội của những điệu múa lân, múa rồng, hay tiếng đồng ca của cả đám em thơ rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái thật vui thích biết bao.

Với quan niệm: Trẻ em hôm nay, là cả thế giới ngày mai. Các cháu sẽ là sự tiếp nối và truyền trao cho những thế hệ kế tiếp làm chủ thế giới, làm chủ cuộc đời.

Vun bồi và xây đắp cho các cháu những thú vui dân dã, mang tính chất cội nguồn truyền thống, để tâm hồn em thơ luôn đầy ắp những tiếng cười vui nhộn, trong ký ức các em hằn sâu những cổ tích ngọt ngào, là mục tiêu của hết thảy chúng ta.

Hôm nay, ngày 18/9/2018, nhằm ngày 15/8 âm lịch, chùa Giác Ngộ, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay cùng với sự chung tay của UBND Phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức đêm hội trăng rằm, vui tết trung thu cho hơn 900 cháu; Để mãi hoài khắc ghi những câu chuyện cổ tích thần tiên, vun bồi thêm những tâm hồn thánh thiện, sau này lớn lên, dựng xây nước nhà, góp phần vào thế giới bao la. Đó là lý do của đêm hội tối hôm nay.

5. Giới thiệu thành phần tham dự

Đêm hội tối hôm nay được đặt dưới sự chứng minh của TT. Thích Nhật Từ, ủy viên HĐTS, Phó Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, trụ trì chùa Giác Ngộ.

Chúng con xin đảnh lễ và giới thiệu: TT. Thích Nhật Thiện, ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo quận 10; phó trụ trì chùa Giác Ngộ.

Chúng con xin cung kính đảnh lễ và giới thiệu: TT. Thích Nhật Bình, phó trụ trì chùa Giác Ngộ, cùng với quý thầy cô thuộc Tăng đoàn chùa Giác Ngộ.

Về phía lãnh đạo Quỹ Đạo Phật Ngày Nay:

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quý Phật tử: Giác Thanh Nhã, Giác Như Ngọc, Giác Mi Hồng, đồng Phó Chủ tịch quỹ.

Xin giới thiệu các Phật tử Giác Diệu Thanh, Giác Từ Bi, Giác Hạnh Duyên, Phật tử Tường Phúc, là các vị lãnh đạo của quỹ cùng với các thành viên thường trực và đông đảo phụng sự viên chùa Giác Ngộ. Xin hãy dành một tràng vỗ tay thật lớn và nồng nhiệt.

Về phía lãnh đạo chính quyền.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu.

Bà Lê Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Xin trân trọng giới thiệu, ông Lê Thanh Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường 3, quận 10.

Về phía cơ quan thông tấn báo chí.

Chúng tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh và chào đón, các vị phóng viên thuộc đài truyền hình, đài phát thanh TP. Hồ Chí Minh, kênh VOV, phóng viên quý báo: Thanh Niên online, Tiền Phong, Thông Tấn xã Việt Nam, báo Giác Ngộ, trang tin Phật tử Việt Nam, Đạo Phật Ngày Nay online.

Và đặc biệt là sự tham dự đông đảo của gần 900 cháu thiếu niên nhi đồng, cùng với phụ huynh của các cháu. Xin hãy dành cho tất cả một tràng vỗ tay thật nồng nhiệt.

6. Phát biểu chào mừng – Khai mạc “Đêm hội trăng rằm”

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn đức.

Kính thưa quý vị đại biểu.

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cùng các em thiếu nhi thân mến!

Để tổ chức được một Đêm trung thu thật vui và ý nghĩa hôm nay chính là nhờ tâm huyết, sự quan tâm và chỉ đạo của TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ, chủ tịch sáng lập Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

Và sau đây chúng con xin trân trọng giới thiệu: TT Thích Nhật Từ, trưởng ban tổ chức lên phát biểu và khai mạc “Đêm hội Trăng rằm” tối hôm nay.

Xin cung thỉnh thầy.

Phát biểu xong: Vâng, xin cảm ơn lời phát biểu của Thượng tọa trụ trì. Thưa đại chúng, ta hãy cùng nhau hòa theo tiếng trống lân để khai mạc cho đêm hội nào:

– Nổi trống lân khai mạc.

– Chị Hằng và chú Cuội xuất hiện: Diễn vở kịch kể lại sự tích Chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc.

7. Lãnh đạo chính quyền phát biểu và tặng quà

Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cả về vật chất và tinh thần để tuổi thơ được vui chơi và phát triển lành mạnh. Đến dự với chương trình hôm nay chúng ta vui mừng được đón các bác, cô chú lãnh đạo chính quyền sở tại đến chung vui cùng.

Xin trân trọng giới thiệu và kính mời Bà Lê Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh lên phát biểu và tặng quà đại diện cho các cháu.

Sau đó, người dẫn chương trình thay mặt Ban Tổ chức cảm ơn các ngành đã tặng quà cho thiếu nhi (đọc tên từng đơn vị, không mời lên sân khấu) (có danh sách kèm theo).

8. Phá cỗ – Rước đèn

Thay mặt Ban Tổ chức tôi xin tuyên bố lễ Phá cỗ bắt đầu.

Trước tiên, xin trân trọng kính mời chư tôn đức, các vị đại biểu cùng xuống phá cỗ cùng các cháu thiếu nhi.

Sau đó là phần rước đèn:

Ngay bây giờ, kính mời chư tôn đức Tăng Ni, quý vị quan khách, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và tất cả các em thiếu nhi cùng hòa chung vào bầu không khí rước đèn của đêm hội trăng rằm: (Nhạc bài rước đèn ông sao)

Nổi trống múa lân và các bạn phụng sự viên cho các em rước đèn.

9. Văn nghệ mừng Trung thu

Liên khúc:

Ánh trăng hòa bình (Sáng tác: Hồ Bắc)- Tuyết Nhung trình bày.

Đêm Trung thu (Nhạc: Trương Pháp, thơ: Nguyễn Lãm Thắng) – Hồ Văn Cường.

Tết Trung thu lại về (Ngô Nguyễn Trần, Tầm Thơ)- Ban Đạo ca.

10. Lời cảm tạ của Ban Tổ chức

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn đức.

Kính thưa quý liệt vị.

Không khí vui tươi rộn ràng của các cháu, tết Trung thu năm nay của chùa Giác Ngộ thực sự rất vui tươi và ấm cúng.

Sự có mặt của chư tôn đức, quý vị đại biểu trong đêm rằm trung thu hôm nay là sự động viên đầy ý nghĩa sâu sắc đối với các cháu thiếu nhi. Thay mặt cho các cháu và quý phụ huynh.

Chúng con xin đảnh lễ niệm ân thượng tọa trụ trì, quý thượng tọa phó trụ trì cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, cũng như quý vị lãnh đạo chính quyền địa phương, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

Xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và những món quà đầy tình nghĩa của quý vị đã mang đến cho các cháu tối hôm nay.

Xin cung thỉnh chư tôn đức, kính mời quý vị quan khách cùng tất cả đạo tràng cùng nhau đứng lên, hồi hướng, kết thúc buổi lễ. Xin cung thỉnh Thượng tọa chứng minh khởi niệm.

Trích Kỹ năng Dẫn chương trình trong Phật Giáo (Thích Quảng Tịnh)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này, vì tính chất phổ biến của nó, chùa nào cũng tổ chức quy mô, nên lễ Vu lan...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt. Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, căn cứ theo lịch của người Ấn Độ cổ xưa. Về quy mô tổ chức, có thể tổ...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...