Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội nguồn ngát hương, ưu đàm – vô ưu…thành tâm tưởng niệm đấng Cha Lành giáng sanh! Muôn ngàn hoa khoe sắc nở rộ đón mừng Thế Tôn giáng trần…!

“Hạnh phúc thay, Đức Phật giáng sanh
Hạnh phúc thay, giáo Pháp cao minh
Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp
Hạnh phúc thay,  tứ chúng đồng tu”
(Kinh Pháp Cú số 54)

Đó cũng là dấu mốc của thời gian, dù là hơn 2500 năm Đức Thế Tôn giáng trần, mang ánh sáng chói chan huy hoàng, đạo vàng rực rỡ hầu mong xóa tan bao màn đêm vô u tối, độ thoát muôn loài chúng sinh…!

Truy về quá khứđào sâu cội nguồn, ngược dòng thời gian, để cho chúng ta có nhiều thời gian mà rộng đường tìm hiểu cội nguồn, ngày đấng Cha Lành giáng sanh xuống cõi trần gian ô trược này…! Ngài đã tìm ra chân lý, đem ánh sáng đạo mầu, hóa độ muôn vàn khổ đau đến với các loài…! Không riêng gì con người chúng ta mà, vạn vật đều được hưởng phước lành…!

“Là nguyện lực lòng thương vô tận / Cứ lắng nghe thống khổ đoạn trường / Tiếng gào thét trần gian điên đảo /  Xin yêu thương vọng tưởng chân thường / Ta bà khổ – Ta bà cam khổ / Diệt lẫn nhau sinh kế – sinh tồn /  Bả lợi danh đâu hay huyền hoặc / Kiếp phù sinh thoáng chốc vùi chôn / Từ Đẩu Suất tâm bi nguyện lực / Thị hiện đời Ấn Quốc Đản Sanh / Sinh để diệt bốn tầng giai cấp / Kiếp điêu linh chủng loại tương tranh / Bằng sứ mệnh đến cùng nhân loại / Đáy vô minh bừng vỡ nhìn nhau / Rửa đôi mắt căm thù xưa cổ / Gạt lệ mừng tường tận thương đau / Nhập Giòng Thích xả thân bố thí / Đức sâu đầy độ lượng thi ân / Trang sử cũ chuyển mình đổi mới / Tất Đạt Đa hóa giải thù hằn / Nơi hữu hạn Thích Ca hiện hóa / Chuyển pháp âm thị hiện như nhiên / Đông Tịch diêt, Tây Hồng ánh đạo / Đóa chân thường miên viễn thiêng liêng / Bao thế kỷ Ưu Đàm thơm ngát / Tỏa sắc hương tô thắm trần gian / Cho tri thức hiền hòa thanh thoát / Cho lòng người sống đạo bằng an/ Khắp tam giới mừng ngày Đản Sinh / Dâng hương hoa tưởng niệm đạo sư / Thông điệp đó tháng Tư lịch sử / Niềm hân hoan Mồng Tám Tháng Tư…” (thơ Thanh Trí Cao)

Những dòng thơ trên gói trọn mùa Phật Đản Sanh rất đầy ý nghĩa của cố Hòa Thượng thượng Quảng hạ Thanh, cho chúng ta thấy được cuộc đời huyễn hóa phân tranh giai cấp, chém giết lẫn nhau cũng vì dục vọng quá nhiều. Nhìn về phía trời Âu chúng ta cũng thấy ê hề ngao ngán. Mạng sống con người sao mà quá ư rẻ mạt! Giây phút trước còn là quân quyền trên ngôi vị…hùng hổ hò hét ba quân binh sĩ, hoặc là dân giã hay là thương gia hãng xưởng, trong khoảng khắc vô tình nào đó quả đạn kia cướp đi bao sinh mạng. Ôi thôi! Cuộc sống còn chi, bả danh lợi theo luồng gió thoảng, đời người ngắn ngủi thế ư! Ông trời có biết cho chăng! Có rồi lại mất thế gian trò hề. Trần gian quá đổi xót xa vô vàn, trăm ngàn ức kiếp nạn oan, do đâu mà có nạn tai, tranh ngôi đoạt vị cũng vì chữ “tham” .

Lại một lần nữa tác giả xin được nhắc lại sự kiện đản sanh, hơn hai nghìn năm trăm năm, tại xứ Ấn Độ thành Ca Tỳ La Vệ…Thái Tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạm và hoàng hậu Ma Gia đã giáng sinh xuống trần, trời người…hân hoan đón mừng vị Thánh Nhân ra đời, mang ánh sáng từ bi đến với muôn loài. Ngài đã tìm ra chân lý đích thực, đem ánh sáng “ấy” đến soi rọi cho chúng sanh trong cõi Ta Bà này, hầu mong xóa tan bóng tối vô minhĐạt đến giác ngộ – cứu cánhvượt qua sông mê – bể ái- trầm luân, đưa chúng sanh đến con đường giải thoát…!

Thái Tử Tất Đạt Đa từ khi rời khỏi hoàng cung,  bỏ lại ngai vàng – điện ngọc cùng vợ đẹp con xinh. Ngài đã chọn con đường xuất gia tu hành khổ hạnh, xuyên suốt chặng đường gian khổ – thử thách mọi bề. Ngài quyết tìm cho ra ánh đạo vàng…Trải qua bao năm tháng, với ý chí kiên cường, một bình bát đơn sơ không lấy gì làm hãnh diện, chiếc áo cà sa bạc màu sương gió. Ngài vẫn tiếp tục vân du từ Đông sang Tây khắp nơi ở xứ Ấn Độ, thời bấy giờ. Ngài luôn luôn mang thông điệp “hạnh phúc – an bình” đến với chúng sinh muôn loại.

Chúng sanh đắm chìm trong cõi vô minh đang cần Ngài hướng dẫn từng phút – từng giây trong sự sống. Giữa cảnh tranh giànhthế lực – tiền tài – vật chất- dục vọng dẫy đầy…! Tạo ra không biết bao nhiêu cảnh chém giết lẫn nhau cũng vì mối lợi riêng tư. Ai ai cũng muốn làm chủ nhân “ông” không biết chia xẻ và tha thứ cho nhau. Cũng vì vô minh – ám chướng che lấp không hiểu đạo lý là gì? Làm càng – làm bướng – tham – sân – si -mạn – nghi- ác – kiến, chứa chấp quá nhiều dục vọng – tham ái trong cõi trầm luân của mỗi con ngườinghiệp lực quá nặng…!

Quý vị, thử nghĩ lại xem, nếu xã hội này mà không có đạo giáo, thì xã hội hiện tại sẽ ra sao? Cơm áo – gạo tiền hằng ngày là căn bản nhưng còn có những hạng người muốn đi xa hơn thế nữa, luôn luôn mưu toan cướp đoạt của kẻ khác, thì làm sao có an lành trong xã hội này nữa?

“Đạo không Đời lấy đâu Phật (thị hiện) – Ngài giáng sanh để cứu đời.” Nếu – ngược lại “ Đời không đạo, Đời sẽ tan hoang” Bởi vậy, trong Đời có Đạo, trong Đạo ắt có Đời. Cũng như trong giáo lý Phật đà có câu: “Phật pháp bất ly thế gian pháp” cho chúng ta thấy và chứng minh (thiện hay ác.) Thiện – Ác chỉ cách nhau gang tấc…! Trong từng ý nghĩ của (chúng ta) mà thôi…!

Nói tóm lại, đạo và đời xưa và nay nó luôn luôn gắn liền với nhau và không bao giờ xa lìa, tựa như mặt trăng và mặt trờiNếu không có đời thì đạo cũng không, đời và đạo nương nhau như bóng với hình

Trong đạo ắt có (đời) mới thực tếtrong đời cũng phải có (mùi đạo) như keo với sơn nhưng nước với sữa để đời sống con người gìn giữ được đạo đức -trường tồn.

Trên góc nhìn nhân sinh quan, chúng ta cũng có thể hiểu được rằng: Trong quá trình hoằng pháp độ sanh, nếu ai đó nghĩ rằng: “Đức Từ Phụ” khi Ngài đã đi qua nơi nào đó, thì phiền muộn sẽ vắng bặt do đời sống thanh cao của Ngài. Quá trình hành đạo thời gian và không gian, khiến cho mọi biến cố đau thương trong đời, đều tan theo mây khói.  Tuy thân thể Ngài sau những năm tháng tu khổ hạnh, mặc dù, gầy ốm dáng vóc trơ xương. Nhưng ý chí quật cường – mãnh liệt vô cùng, ngài luôn luôn đem an vui – hạnh phúc đến cho muôn loài. Ngài không phân biệt màu da sắc tộc hay chúng sanh – chủng tộc…! Đều được Ngài hóa độ cả, sau khi i tu thành đắc đạođạt đến quả vị chánh đẳng – chánh giác…! Ngài đem ánh đạo vàng lan tỏa khắp nơi nơi…! Trời người ai nấy cũng đều hân hoan đón nhận giáo lý cao siêu và được thấm nhuần mưa pháp của đấng đạo sư Thế Tôn…!

Vẫn biết rằng trong giáo lý Phật đà có câu:  (Đến – Đi) như huyễn mộng. Nhưng chúng ta, ai ai cũng không thể lìa khỏi, hai lưỡng cực “hạnh phúc – khổ đau”. Đã biết hạnh phúc luôn luôn là điều tối thượng ai ai cũng cần đến. Nhưng bản chất “hạnh phúc” không màu, không vị, nó lại hiện rõ từng sát na trong mỗi con người. Ngược lại, “đau khổ” cũng thế…! Chúng ta, đều cảm nhận như nhau, (hạnh phúc) thì thoáng chốc còn (khổ đau) thì vĩnh viễn triền miên…!

Đó cũng là nền tảng căn bản, không thể nào thiếu vắng ở cõi Ta Bà này. Bởi vậy, Đức Thích Ca Mâu Ni “Đấng cha lành trong bốn loài” từ Cung Trời Đâu Xuất thị hiệncõi Ta Bà để xoa dịu nỗi đau trần thế bằng bức thông điệp “hạnh phúc – an lành” qua Tam Tạng Kinh điển…!

Điều đó, đã vang dội khắp nơi nơi, những oan nghiệt trong vòng xoáy cuộc đời hay giấc mơ của một ai đó! Để có thể chuyển hóa tâm thức “khổ đau” chúng sanh nào đó đang gánh chịu, cũng là nghiệp cảm tự thân. Chúng ta, phải nổ lực tu tậpmở rộng tâm từquảng đại lòng bác ái- khoan dung, bằng mọi hành động cử chỉ, (dù chỉ là một lời nói từ ái) lúc đó mới có thể chuyển hóa tâm tánh vô minhdục vọng – đa đoan nghiệp chướng nhiều đời, mà chúng ta đã từng tạo tác ra (nó) tạm gọi là (ác nghiệp)…!

Đức Phật, Ngài không phải thần thánh, cũng không phải là người quyền lực tối thượng – cao siêu. Ngay cả một người lang thang phiêu bạt trong chốn cô quạnh – không nơi nương tựa, đói cơm – khát nước…Bản thân Ngài, từ tốn cũng đã chia xẻ từng nắm cơm, ngụm nước đến với những người thiếu may mắn hoặc trong cơn hoạn nạn…! Ngay vào thời điểm đó, với kẻ bạo tàn, Ngài đã khuyên răn bằng lời lẽ chánh đạochuyển hóa tâm thức để họ trở về với đời sống phạm hạnh. Sự thị hiện của Ngài là sức mạnh to tát– như là keo sơn, nung đúc bằng chất liệu yêu thương – hỷ xả – hòa cùng lòng vị tha bàng bạc trong hư không.

Trong cuộc trần thế này, có quá nhiều đau khổ – bất hạnh…! Ngài cũng đã từng thị hiện nơi cõi Ta Bà. Năm nay vừa tròn Phật Lịch 2568 – 2024 nhân loại hân hoan đón mừng ngày Đản Sanh Đấng Từ Phụ – Cha Lành giáng trần…!

Đức Phật thị hiện, dưới nhiều hình thức cảm hóa chúng sanh bằng các “hạnh phúc – bình an -từ bi- quảng đại” và chuyển biến trong quá trình vận hành vũ trụ bao la. Nếu có, một ai đó xuất hiện ở đời với năng lực siêu nhiên vô bờ bến có thể dời sông lấp bể, an bang tế thếchắc chắn không thể sánh kịp đức Thế Tôn…!

Tôi xin, mượn dòng thơ dưới đây, của Cố Hòa Thượng thượng Quảng hạ Thanh – tức thi sĩ Thanh Trí Cao, chia xẻ cùng quý độc giả:

‘Về đâu anh sẽ về đâu

Núi rừng cô tịch – phố lầu đăng hoa

Ngút ngàn đồi núi bao la

Trăng soi thi vị lá hoa phơi mình

Phù du một kiếp nhân sinh

Sá chi danh lợi – nhục vinh tiếng người

Trải thân cho đạo – cho đời

Sau cùng môi nở tuyệt vời đóa hoa”

Giữa cơn chiến loạn, bão táp cuồng phong, sóng vỗ dồn dập, bên trời Âu  vùng đất tối đen mịt mờ Nga – Ukraine bao năm rồi mưa bom – đạn cối phun ra như thế vẫn chưa chấm dứt…!!! Lò lửa hạt nhân khổng lồ sôi sùi sụt…! Nếu khi nó phát ra thì hậu quả sẽ ra sao, quý vị ạ ??? Nhà tan – cửa nát, cuộc sống tiêu điều, ai ai có biết cho chăng !!! Địa ngục trần gian là thế đó ??? Sao không thức tỉnh quay về bờ giác?

Nhân mùa lễ  Thế Tôn giáng sanh, chúng ta là người con của đấng Cha Lành chung bốn loại, không thể thờ ơ! được. Xin hãy thành tâm chắp tay đốt nén tâm hương hướng về trời Âu, cầu mong mười phương Chư Phật cùng Chư Bồ Tát  tiếp độ hằng triệu sinh linh bị chôn vùi trong chiến loạn hầu mong sớm được siêu thoát kiếp sống cõi ta bà…!

Được biết giáo lý Phật đà vẫn vững chãi truyền thừa cho hàng xuất gia cũng như Phật Tử  tại gia, trao dồi kinh điển giáo lý đại thừaĐức Như Lai luôn luôn mang tình thương đến khắp nơi nơi. Dù bất cứ nơi đâu, thấp thoáng chùa chiền, có người con Phật là ở đó sẽ được an lành mang tình thương bao la đến cho muôn loài…! Nếu chúng ta biết áp dụng đúng theo lời Phật dạy, khổ đau sẽ vơi đi, hiểu được nhân quả…Luôn luôn hướng đến con đường Bát Chánh Đạothực hành được như thế chúng ta sẽ cảm nhận an vui và yên lành trong cuộc sống đầy nhiễu loạn.

Ngài thấu hiểu được sự khổ đau của cõi đời ô trược này, nguyên nhân “khổ” mà tất cả muôn loại phải vướng mắc do sự tạo tác của chính họ, nên Ngài khởi Từ Bi Tâm giáng trần để chỉ dạy phương cách thoát khổ cho họ đi đến bến bờ hạnh phúc. Bất cứ nơi đâu còn tồn tại khổ đau, Ngài đều dấn thân để chuyển hóa. Sự chuyển hóa ấy vang dội đến cả ba ngàn đại thiên thế giới và đặc biệt như chưa từng có sự kiện nào vĩ đại hơn trong lịch sử loài người.

Bao nhiêu thế kỷ rồi Ngát Hương – Vô Ưu vẫn thơm hoài, nở rộ và tỏa sắc hương không bị nhiễm ômãi mãi tươi thắm trần gian, hiền hòa thanh thoát, lòng người sống đạo an vui – thuận hòa…! Mong lắm thay!!!

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 Santa Ana – Bảo Quang Tự

   Mùa Phật Đản – 2024

       T. Nhuận Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thơ: Xin hẹn (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin hẹn Nói ít, thì bảo vô tri, Nói nhiều, lại trách tu gì… đa ngôn. Nói kinh, thì trách sáo mòn, Nói đời, lại trách tu còn ham chơi. Nhân gian bát ngát biển trời, Khó lòng kiếm được một người dễ thương. Thì thôi tạm hoãn hoằng dương, Am mây khép cửa, phong...

Tản mạn về việc Viết và Dịch hai thể thơ Haiku và Waka
Thơ, Văn học

I: Ngôn ngữ đơn âm và đa âm Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi dịch Waka (hoà ca) và Haiku (bài cú) sang tiếng Việt là phần âm tiết. Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm (đôi khi một chữ trong tiếng Nhật có...

Thơ: Tượng Pháp (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

TƯỢNG PHÁP Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất kinh so kinh…ngồi gẫm lại giật mình Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự tổ dạy con xăng áo độ quần sanh trộn hai món, đời tu con...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Vị lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Tuỳ bút

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái ẩn sâu bên trong một con người dung...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt. Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...