Vừa qua, có một số ý kiến phản ánh về báo Giác Ngộ, trong mùa an cư kiết hạ, sao vẫn thấy một vài chư Tăng Ni đi đây đó, như vậy có đúng với giới luật hay không? Đây cũng là câu hỏi đã được nêu ra tại các khóa bồi dưỡng về giới luật gần đây. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của HT.Thích Minh Thông (ảnh), Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Hiệu trưởng Trường TCPH Khánh Hòa, một trong những vị giáo phẩm am tường Luật tạng, về vấn đề này. 

Thích Minh Thông

HT. Thích Minh Thông (Khánh Hòa) An cư kiết hạ là một hình thức sinh hoạt đặc thù của chư Tăng. Trong thời gian an cư, đời sống Tăng-già có những Tăng sự mà ngày thường không có như xuất giới, tự tứ… Tất cả những hoạt động Tăng sự như vậy đều được Đức Phật tùy duyên chế định. Việc thực hiện nghiêm túc các pháp ấy, không chỉ là sự phụng hành lời dạy của Ngài “lấy giới luật làm thầy”, mà còn giúp đoàn thể Tăng-già ổn định, trường tồn. Mỗi năm từ đầu mùa mưa (ở Ấn Độ), theo chế định của Đức Phật, chư Tăng đều phải an cư kiết hạ. Đó là bổn phận và trách nhiệm của một Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni đối với sự tu tập của mình. Bởi đó không chỉ là sự tuân thủ giới luật mà Đức Phật đã đề ra, mà còn là sự “tự nguyện” dành cho mình một khoảng thời gian tu tập, sống chung trong cộng đồng Tăng-già từ các nơi tập trung về. Tất cả đều sống chung trong tinh thần hòa hợp “sáu pháp hòa kính”. Xuất giới và thọ nhật –  được phép ra khỏi nội giới an cư thế nào? Theo quy định, thời gian an cư 3 tháng tất cả hành giả đều không được ra khỏi cương giới an cư đã quy định, thường là phạm vi đại giới. Trừ trường hợp đi khất thực. Nhưng sau khi xong thì phải trở về ngay lại nội giới. Phạm vi đại giới này tùy theo phạm vi khi kết giới an cư. Đại giới có thể bằng khuôn viên tự viện. Hoặc đại giới có thể kết rộng ra bằng một khu vực nhất định, bằng 10 câu-lô-xá (tương đương 18km hoặc 36km tùy theo cách tính). Khoảng cách này đủ để một người có thể đi về trong ngày. Tuy nhiên có trường hợp vị xuất giới (tức ra khỏi cương giới quy định) không thể quay về trong ngày, về trước khi ánh sáng mặt trời (minh tướng) xuất hiện. Việc đi qua đêm như vậy phải tác bạch “thọ nhật” như pháp mới được xuất giới. Tất nhiên, việc xuất giới qua đêm như thế phải là những công việc vì Tăng sai, công việc chung của Tăng, việc của cư sĩ, những nhân duyên chính đáng… Căn nguyên được ghi lại về việc Đức Phật khai cho việc “cấm túc” được ra khỏi nội giới an cư là do có cư sĩ thỉnh mời. Trưởng giả Ưu-đà-diên (Udena) ở Kiều-tát-la (Kosala) thỉnh chư Tăng đến nhà thọ trai và thuyết giảng giáo pháp nhân mùa an cư. Tuy nhiên, do nhà ông ở xa, chư Tăng không thể đi và trở về lại trú xứ an cư trong ngày, nên không thể nhận lời của trưởng giả Ưu-đà-diên. Việc này được thưa thỉnh lên Đức Phật. Ngài đã cho phép chư Tăng được xuất giới trong 7 ngày. Sau đó vì những lý do khác, việc xuất giới được Đức Phật cho phép nới rộng ra 2 tuần, 1 tháng hoặc hơn. Tuy nhiên thời gian không được quá 40 ngày. Trường hợp xuất giới nhiều lần thì tổng số ngày xuất giới cũng không được quá 40 ngày. Nếu vượt số ngày quy định này thì coi như vị đó “phá hạ”. Nói là 7 ngày hay 40 ngày nhưng thực chất chỉ có 6 ngày hay 39 ngày, vì trong ngày cuối cùng phải về lại nội giới, tức là đêm cuối cùng phải có mặt tại trú xứ an cư. Thời hạn này không thể vượt qua, vì Đức Phật quy định thời gian ở trong nội giới phải nhiều hơn thời gian ở ngoài. Nếu vượt thời hạn này coi như bị phá hạ. Riêng chư Ni, thời gian quy định có sự khác biệt so với chư Tăng. Theo luật Tứ phần thì chư Ni chỉ được được phép xuất giới trong 7 ngày. Không được vượt quá số ngày này như chư Tăng, tức là tối đa chỉ được 7 ngày trong một lần thọ thất nhật. Ở các bộ luật, chư Ni đều không có pháp yết-ma thọ nhật. Vì chúng ta thọ trì bộ luật Tứ phần nên áp dụng những quy định cho phép chư Ni thọ nhật xuất giới 7 ngày. Và phải trở về nội giới đúng theo quy định, không có trường hợp khai mở. Tác pháp thọ nhật thế nào mới đúng pháp? Tùy theo việc thọ nhật xuất giới bao nhiêu ngày mà có thể thức tác pháp. Có hai hình thức xin thọ nhật xuất giới: đối thú thọ nhật và yết-ma thọ nhật (bạch nhị yết-ma). Theo luật, việc thọ nhật 7 ngày trở lại chỉ cần đối thú trước một Tỳ-kheo, tác pháp xin xuất giới. Trước khi xuất giới, Tỳ-kheo phải tác pháp thọ nhật chứ không thể tự tiện xuất giới đi ra ngoài. Đây là pháp đối thú, không phải bạch Tăng, mà chỉ cần bạch với một vị Tỳ-kheo đang an cư trong cùng một trú xứ là được. Nếu tại trú xứ không có Tỳ-kheo, cũng có thể nói với Sa-di hoặc cư sĩ việc xuất giới. Trường hợp không có ai thì chỉ “tâm niệm tác pháp”. Tỳ-kheo thọ an cư xuất giới mà không tác pháp thì coi như mất hạ. Với trường hợp Ni, vì Phật quy định Tỳ-kheo-ni phải ở trong chúng (không được ở một mình ngay cả thường ngày) và nương theo Tăng trong mùa an cư, nên Tỳ-kheo-ni không có pháp nói với Sa-di, cư sĩ và đặc biệt không có “tâm niệm tác pháp” như Tỳ-kheo khi muốn xuất giới 7 ngày. Theo luật Thập tụng, trường hợp thọ nhật xuất giới 7 ngày nhưng thời hạn hết mà công việc chưa xong, phải trở về lại trú xứ, sau đó tác pháp “Tàn dạ” rồi mới có thể xuất giới trở lại chỗ duyên sự trước đó. Tàn dạ nghĩa là đêm còn dư. Và, cũng tác pháp đối thú như khi xuất giới, nhưng văn tác bạch khác.Chư Tăng TP.HCM tác pháp an cư tại Việt Nam Quốc Tự - Ảnh Bảo ToànChư Tăng TP.HCM tác pháp an cư tại Việt Nam Quốc Tự – Ảnh: Bảo Toàn Đối với các trường hợp xuất giới nử
a tháng, một tháng hoặc tối đa 40 ngày thì phải bạch Tăng. Sau khi Tăng đã tác pháp yết-ma thọ nhật thì đương sự mới được phép xuất giới. Tỳ-kheo muốn xuất giới thỉnh 4 vị Tỳ-kheo vào giới trường của trú xứ để tác pháp bạch nhị yết-ma. Tỳ-kheo-ni không có pháp này. Sau khi Tăng đã yết-ma thọ nhật, Tỳ-kheo thọ nhật phải rời khỏi trú xứ trong ngày, không được để cách đêm. Nếu đã bước chân ra khỏi cương giới thì không quay trở lại. Nếu quay trở lại thì phải thỉnh Tăng tác pháp yết-ma thọ nhật lại từ đầu, sau đó mới được xuất giới. Phá hạ Phá hạ là hành vi vi phạm các điều quy định trong an cư mà Đức Phật đã chế định. Phá hạ chủ yếu do việc xuất giới – rời khỏi trú xứ an cư. Theo luật, có hai trường hợp phá hạ: phá hạ hợp pháp (không mất hạ) và phá hạ không hợp pháp (mất hạ). Những Tỳ-kheo tự mình bước ra khỏi cương giới phạm vi trú xứ an cư mà không có duyên sự chính đáng, không tác pháp đúng pháp cho những trường hợp 7 ngày hoặc quá 7 ngày thì phá hạ. Tỳ-kheo-ni cũng vậy, không tác pháp đối thú thọ thất nhật mà đi ra khỏi nội giới thì phá hạ. Hoặc xin thọ nhật 7 ngày nhưng đi vượt quá số ngày đó thì cũng bị phá hạ. Những vị ấy coi như mất hạ của mùa an cư năm đó. Trường hợp phá hạ hợp pháp là do những tai nạn xảy ra bất ngờ. Hoặc khi thọ nhật xuất giới đã hết hạn mà tai nạn xảy đến với đương sự và không thể trở về lại nội giới an cư đúng thời hạn. Trường hợp tại trú xứ có nạn, phải rời đi đến trú xứ khác tiếp tục an cư thì không coi là phá hạ. Nếu rời đi mà không tiếp tục an cư ở trú xứ khác thì coi như phá hạ. Theo luật, có 8 trường hợp tai nạn được coi là phá hạ hợp pháp: 1- Nguy hiểm phạm hạnh: tại trú xứ an cư, Tỳ-kheo có thể bị người quyền thế ép buộc phá giới, những người nữ thường đến quyến rũ phá giới, cha mẹ thân quyến thuyết phục phá giới. Để đảm bảo đời sống xuất gia và tịnh hạnh, Tỳ-kheo có thể rời trú xứ. 2- Nguy hiểm vì kho tàng: sau khi an cư, biết tại trú xứ có kho tàng có thể xảy ra nguy hiểm, Tỳ-kheo có thể rời trú xứ. 3- Quỷ phá hoại: tại trú xứ thường bị ma quỷ quấy phá, đe dọa sinh mạng, Tỳ-kheo có thể rời trú xứ. 4- Rắn độc đe dọa sinh mạng. 5- Thú dữ đe dọa sinh mạng. 6- Giặc cướp đe dọa sinh mạng. 7- Thiếu thốn các nhu cầu tối thiểu: ăn uống, thuốc men hoặc không có người giúp đỡ.  8- Phá Tăng: Tăng tại trú xứ an cư không hòa hợp, đang có sự chia rẽ, Tỳ-kheo không muốn bị lôi cuốn vào các phe phái tạo ra tranh chấp, không thể hòa hợp; Tỳ-kheo có thể rời bỏ trú xứ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....