Ước tính hàng nghìn người lần đầu tiên tham gia đoàn cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia Ấn Độ quanh hồ Hoàn Kiếm tối 13/5. Đây là một hoạt động ý nghĩa đặc biệt nhằm đón mừng ngày Phật đản tại Hà Nội.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 1

19h ngày 13/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức cung nghinh xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia Ấn Độ từ chùa Quán Sứ diễu quanh hồ Hoàn Kiếm, kính mừng ngày Đức Phật đản sinh, để cầu nguyện hòa bình, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 2

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức cung rước xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ quanh hồ Hoàn Kiếm.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 3

Đoàn cung rước xá lợi Đức Phật bắt đầu xuất phát từ chùa Quán Sứ lúc 19h.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 4
Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 5

Xá lợi được tôn trí trong nghiêm trong xe rước.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 6

Các tuyến phố lân cận chùa Quán Sứ đông nghẹt người.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 7

Đoàn rước lần lượt đi qua các tuyến phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài để tiến về phía hồ Hoàn Kiếm.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 8

Thượng tọa Thích Minh Quang – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Hàng năm dịp Phật đản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được sự cho phép của các cấp chính quyền, đặc biệt là thành phố Hà Nội, đều tổ chức cung rước Phật qua các tuyến đường để tạo không khí đón mừng ngày Phật đản.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 9

Tuyến phố Hàng Bài như một biển người lúc hơn 20h.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 10

“Năm nay, lần đầu tiên chúng ta được cung rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – báu vật quốc gia của Ấn Độ về Việt Nam. Được sự cho phép của thành phố Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức cung rước xá lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm với mục đích để thêm nhiều người dân, phật tử có cơ hội được chiêm bái xá lợi Đức Phật. Đây là một cơ hội rất hiếm có”, Thượng tọa Thích Minh Quang nói.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 11

Cũng theo vị Thượng tọa Ủy viên Thư ký HĐTS, cung rước xá lợi Đức Phật nhiễu quanh hồ Hoàn Kiếm dịp lễ Phật đản là dịp để mọi người dân, phật tử cùng đồng tâm hiệp lực, lòng thành cầu nguyện, cầu mong cho đất nước Việt Nam được quốc thái dân an, mọi người được bình an, hạnh phúc.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 12

Đoàn cung rước di chuyển qua các tuyến phố Lê Thái Tổ, Bà Triệu. Sau khi cung rước nhiễu quanh hồ Hoàn Kiếm, xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại Hội trường trung tâm chùa Quán Sứ để nhân dân, tín đồ phật tử gần xa chiêm bái, đảnh lễ.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 13

Dòng người cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm gồm đa dạng thành phần nam phụ lão ấu. Mọi người đều thành tâm vừa di chuyển vừa niệm “Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 14

Ghi nhận của PV, hàng chục xe rước được trang hoàng đèn hoa rực rỡ di chuyển chậm qua các tuyến phố.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 15

Từ ngày 14-16/5, thời gian chiêm bái từ 6h-21h.

Biển người cung rước xá-lợi Đức Phật quanh Hồ Hoàn Kiếm 16

Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) để tôn trí tại điện Tam Thế đến 12h ngày 20/5/2025 để nhân dân, phật tử thập phương đến chiêm bái.

Theo VietNamNet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Xá Lợi Phật – Biểu tượng giác ngộ và niềm tin chính pháp
Sự kiện

Bài viết này hướng đến việc phân tích ý nghĩa Xá Lợi như một biểu tượng giáo lý có tính sư phạm, thể hiện tinh thần dung thông giữa giáo pháp và đời sống thế tục – đúng như tinh thần của các bộ kinh Đại thừa như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết...

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Sự kiện

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10. Tại khóa tu, ngoài việc trải nghiệm về hình tướng – trở thành một nhà sư thực...

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công  trong buổi lễ ấy phần lớn phụ thuộc sự khéo léo , nhạy cảm của người Dẫn Chương...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ đặt đá xây dựng Chùa
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ...

Vì sao núi Bà Đen, Tây Ninh được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong đại lễ Vesak 2025?
Sự kiện

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến tham quan của hàng ngàn đại biểu từ 80 quốc gia trong đại lễ Vesak 2025 Biểu tượng...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan trọng trong Phật giáo, thường có sự chứng minh và tham dự của đông đảo chư tôn đức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này, vì tính chất phổ biến của nó, chùa nào cũng tổ chức quy mô, nên lễ Vu lan...

Hào khí anh hùng bảo hộ trời Nam
Sự kiện

Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt. Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, căn cứ theo lịch của người Ấn Độ cổ xưa. Về quy mô tổ chức, có thể tổ...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa - Xã hội

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.