Đi chùa nhiều năm nhưng chắc hẳn nhiều Phật tử vẫn chưa biết cách xưng hô với thầy chùa như thế nào cho đúng. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giới xuất gia với người xuất gia

Trước hết, ta cần hiểu rõ người xuất gia là những người rời bỏ gia đình, người thân, xuống tóc vào chùa để bắt đầu một cuộc sống tu tâm, đạo hạnh hoặc ra đi để tìm con đường chân lý, phụng sự cuộc đời. Và qua quá trình tu tập, người xuất gia sẽ loại bỏ được các phiền não bao gồm tham, sân, si, đố kỵ, thù hận, ghen ghét,… thoát khỏi sự chi phối của ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Bởi vậy, công danh địa vị đối với họ đều không còn nghĩa lý gì; nhưng không phải vì thế mà có việc trên dưới không phân minh. Việc xưng hô sẽ tạo nên một tôn ti, trật tự trong cuộc sống hàng ngày.

Trong Quy Sơn Cảnh Sách dạy rằng: “Bất kính thượng trung hạ tọa, như Bà La Môn tụ hội vô thù”, có thể hiểu là người nào mà không biết kính trên, nhường dưới cũng giống như Bà La Môn lộn xộn, thiếu quy củ.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo

Người lớn tuổi đạo với người nhỏ tuổi đạo

Tuổi đạo của người xuất gia được tính theo công đức tu hành giữa những phẩm đạo bao gồm Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Sa-di và chú Tiểu. Theo vị trí chỗ ngồi, người lớn tuổi đạo sẽ được ngồi trước hoặc ngồi trên và gọi người dưới mình bằng cấp bậc hoặc bằng pháp danh. Hoặc có đôi khi vị Hòa thượng sẽ gọi vị Thượng tọa bằng Thầy, tương tự như vậy đối với vị Đại đức hay Sa-di. Có những vị lớn tuổi đời nhưng nhỏ tuổi đạo thì vẫn có sự khách biệt và phân chỗ theo đúng tôn ti trong nhà Phật chứ không thể giống như ngoài thế tục.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (2)

Khi nói chuyện với quý Thầy, nhiều người thường thắc mắc vì sao một vị Hòa thượng lại xưng hô tôi hoặc chúng tôi với người dưới mặc dù chỉ có một người. Có thể hiểu đơn giản là sống trên cuộc đời này, người ta khổ đau vì cái ”ta” nhiều quá nên xưng chúng tôi giống như cách để san bằng cái ngã tự kỷ của mình với cái ý niệm diệt ngã trong Đạo Phật. Hoặc ”chúng tôi” là đang nhún nhường; cũng có nhiều vị tự xưng là ”bần Tăng” với người bề dưới để thể hiện cái nhỏ bé của mình đối với kẻ khác.

Người nhỏ tuổi đạo đối với vị đã lớn tuổi đạo

Vị có phẩm đạo thấp hơn sẽ xưng với vị phẩm đạo cao hơn là con, ví dụ chú Tiểu đối với Sa-di, ngược lại khi Sa-di trình với vị Đại đức một việc gì đó sẽ nói là ”bạch Thầy” xưng con. Đại đức đối với Thượng tọa cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều khi vị Thượng tọa ra ngoài được các Phật tử kính nể, tôn sùng nhưng khi quay lại chùa xưa gặp vị Hòa thượng Bổn sư của mình thì ngoài việc bạch Thầy, xưng con thì còn phải đảnh lể nhiều lần để bày tỏ tình Sư Đệ. Từ đây ta có thể thấy rằng dù bên ngoài vị đó trở thành một người Thầy được đông đảo Phật tử kính nể như thế nào đi chăng nữa thì đối với vị Phật tổ của mình cũng đều cung kính như xưa, không vì phẩm vị mà coi thường đạo nghĩa ân sư.

Tuy nhiên, có nhiều người mới Thọ giới hôm trước, hôm sau đã đội mũ danh y tự xưng mình là bậc Tỳ kheo trong thiên hạ, tự đắc xem người trên kẻ dưới chẳng ai bằng, như vậy sẽ thực sự hổ thẹn. Bởi vậy, Đức Phật chế giới ra để có thể ngăn cấm những người phá giới.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (3)

Người xuất gia đối với các vị Phật tử tại gia cư sĩ

Một người Phật tử được gọi là cận sự nam hoặc cận sự nữ khi người đó đã Quy y Tam Bảo hoặc thọ trì ngũ giới tại gia. Khi một Phật tử Quy y sẽ có một vị Thầy truyền giới cho mình và được gọi là Thầy Bổn Sư. Và trong gia đình, con cái đối với cha mẹ như thế nào thì ở cửa Đạo người Phật tử sẽ đối với vị thầy chính của mình như thế ấy. Vị thầy đó cũng là người hướng dẫn tinh thần của Phật tử sau khi quy y nên tình nghĩa giữa Thầy với các đệ tử sẽ được phân định như sau:

Các vị xuất gia xưng hô với các đệ tử tại gia

Đệ tử ở đây ta có thể hiểu là bao gồm cả xuất gia và tại gia. Những phẩm vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đa số thường do người dưới kính cẩn xưng tụng chứ hiếm khi có vị nào tự xưng như vậy. Hoặc nếu có thì sẽ là chỗ thâm tình, khi đó một vị Thầy có thể xưng hô với đệ tử của mình là Thầy hoặc tôi,.. và có thể gọi những đệ tử tại gia bằng pháp danh, tên thật, đạo hữu,…Một ví dụ cụ thể là một vị Thầy có việc nhờ đệ tử của mình thường sẽ nói thế này: ”Này Liên Tâm, lại đây thầy nhờ con một chút!” hoặc ”Này Đức Thường, làm giúp thầy việc này nhé!”… Tuy nhiên, trong trường hợp nếu vị Phật tử có tuổi đời lớn hơn sẽ có cách xưng hô gọi anh, chị, bác,… để phù hợp với trần thế nhưng đúng nhất phải gọi bằng pháp danh hay đạo hữu, Phật tử.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (4)

Các vị Phật tử tại gia cư sĩ xưng hô với quý Thầy xuất gia

Có rất nhiều trường hợp xuất hiện khi một vị cư sĩ nhiều tuổi đời, địa vị cao hay giàu có gặp một vị Thầy lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi, đạo hạnh hay bình thường sẽ xuất hiện những cách xưng hô khác nhau.

Các vị tại gia đối với các vị phật tử tại gia

Ngoài thế tục có thể xưng là anh, chị, em, cô, bác, bạn, dì,.. nhưng trong cửa Đạo nên xưng hô với nhau bằng pháp danh để thuận tiện và dễ nghe hơn. Hay ở ngoài có các chức danh, địa vị lớn như thế nào thì đó cũng là chuyện ở trần tục, nên cởi bỏ hoàn toàn trước khi vào chùa để chốn Thiền môn được yên tĩnh. Có hai danh dưng thường gọi nhất trong chùa là Đạo hữu hoặc Phật tử, có thể lựa chọn một trong hai đều đúng cả. Nhưng thông thường ”Đạo hữu” chỉ những vị có tuổi đời lớn hơn và trông có vẻ đạo mạo hơn còn Phật tử dành cho những người trẻ.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (6)

Các câu hỏi liên quan đến xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo

Tại sao người phật tử lại xưng “tôi” đối với một vị Thầy?

Người này có thể chưa hiểu đạo hoặc họ thấy rằng tuổi đời của họ lớn hơn vị tu sĩ đó, nhưng cách hiểu như vậy là sai lầm. Thực tế tuổi đời lớn nhưng tuổi đạo lại nhỏ hơn. Vị tu sĩ ấy có tuổi đạo lớn hơn tức là họ đã tu từ kiếp trước trước mình và kiếp này hjo đang tiếp tục. Còn mình tuy lớn tuổi nhưng lại có duyên muộn với Phật pháp thì cũng vẫn tính là nhỏ hơn.

Cũng có những Phật tử coi mình là có địa vị xã hội cao hơn và giàu có hơn, học thức cao hơn nên có quyền xưng tôi như vậy. Tuy nhiên đó lại lầ chuyện của thế gian, còn một khi đã tới cửa chùa thì phải coi chuyện đời thường là hư ảo, điều đó đâu có gì quý báu hơn chơn tâm.

Vì sao người phật tử thường xưng “con” với vị tăng sĩ?

Nếu một người đi chùa lâu năm và hiểu đạo, kể cả người đó có tuổi đời 70 tuổi nhưng khi người đó gặp một vị Đại đức trẻ vẫn sẽ bạch Thầy, xưng con, thậm chí khiến cho vị Đại đức đó cũng phải cảm thấy ngại ngùng, gượng gạo. Thậm chí, có nhiều vị Phật tử còn lạy các vị Tăng nữa.

Cách xưng hô với thầy chùa trong Phật giáo (7)

Bên cạnh đó, cũng có số ít những vị Phật tử trước mặt thì cung kính xưng con nhưng lúc không có mặt vị đó lại gọi pháp danh trống không, làm như thế là đã tự dối lòng mình rồi. Hoặc cũng có người không biết nên gọi là ông Thầy này, ông Thầy kia,… Đây là cung cách của những người chưa hiểu đạo. Có ”ông Thầy” thì chắc hẳn phải có thêm ”bà Thầy” nhưng thực tế không ai có cách gọi các Ni như vậy cả, vô hình chung chúng ta đang đồng hóa các Thầy của mình mà không biết. Hoặc một số ít người khi có Thầy mồm miệng ngọt xớt, khi không có thì ngôn từ thất kính thì nên xem xét lại cách tu tập của mình, không nên thiên lệch mà làm tổn phước.

Vì sao có nhiều vị cư sĩ Phật tử gặp quý Thầy, quý Sư Cô xưng bằng cháu hoặc em?

Vì họ nghĩ ra về tuổi đời họ bằng vai với cháu hoặc em của những vị Thầy này. Điều này trong Phật pháp thì không hợp lý, nhưng một vị cư sĩ nam xưng em với một vị Tăng sĩ thì tạm chấp nhận được. Thế nhưng một vị cư sĩ nữ lại xưng ”em” với một vị Tăng thì hoàn toàn không thể được, không cẩn thận còn đem đến sự vạ miệng hoặc tai tiếng. Tuy nhiên nếu xưng với Sư Cô bằng em thì cũng tạm chấp nhận được. Nhưng nói chung vẫn là không hợp lý, tốt nhất xưng bằng ”em” sẽ hay hơn cả.

Nguồn: Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...

Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu
Kiến thức

Kinh Vu Lan Báo Hiếu tôn vinh lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, mang lại phước báo và kết nối sâu sắc giữa thế hệ. Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu Chép kinh Vu Lan Báo Hiếu là một hành động thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...