Huế là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Văn hóa Phật giáo đã tạo nên một sức ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa, tinh thần lẫn vật chất của người Huế. Chùa Huế, từ khi còn là những ngôi thảo am nhỏ do các vị thiền sư sáng lập, hoằng pháp độ sanh, thì này đã thành nhưng cổ tự với niên đại sắp xỉ 400 đến 500 năm, không chỉ là nơi tụ tập, thực hành và trải nghiệm nếp sống thiền môn của tăng ni, tín đồ Phật giáo mà còn là nơi chiêm bái, quy ngưỡng tâm linh cùa thập phương bá tánh trong cả nước.

Chùa Huế có nhiều loại hình với tính chất và chức năng đặc thù, bao gồm: quốc tự – quan tự, tổ đình, chùa thuộc phủ đệ, chùa họ tộc, chùa tư, chùa khuôn, chùa làng,…, được kiến tạo với những quy mô và chất liệu, nghệ thuật khác nhau. Tất cả góp phần làm nên chân dung riêng của di sản kiến trúc chùa Huế, bên cạnh những loại hình kiến trúc cung đình và dân gian.

Sự hài hòa của một kiến trúc Huế trong vùng đất được tạo hóa ưu đãi về mặt cảnh quan, là kết quả của sự đồng cảm trong cách thích ứng, sáng tạo, phù hợp với con người, với những trải nghiệm dày dặn trên quê hương mình sống và không gian ngôi chùa cũng không phải là một ngoại lệ. Chính vì vậy, những danh lam xứ Huế đứng trên mặt tư tưởng chủ đạo và những nét cơ bản trong cấu trúc, đã hòa nhập một cách tự nhiên vào tinh thần chung mà trong đó, không gian cung đình Nguyễn, phủ đệ, hay lăng tẩm, miếu mạo lẫn những loaị hình cư trú truyền thống của quý tộc, của dân gian đều không phải ngẫu nhiên gặp nhau trên cùng một ngôn ngữ kiến trúc.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, cơn lốc của dòng kiến trúc hiện đại với vô vàn chất liệu quý, phong cách, … đang tác động đến những kiến trúc cổ kính ở xứ Huế. Với thực trạng ấy, có những loại hình kiến trúc, lẽ ra phải ung dung, tự tại và đủ bản lĩnh để giữ lại những giá trị thuần khiết, cũng như bình tĩnh chuyển đổi bóng dán của mình một cách từ tốn, đó chính là những ngôi chùa Huế đặc thù. Tuy nhiên, xem ra những những đối tượng này cũng không cưỡng lại được những hấp lực về mặt tiện ích, những bước cải tiến, phát triển kỹ thuật, phù hợp với nhu cầu, thực hưởng của xã hội.

Trong hàng trăm ngồi chùa ở Huế thì chùa Báo Quốc được xem đậm kiến trúc chùa Huế nhất bởi sự hài hòa cân đối. Với lối kiển trúc chữ “khẩu” (口), kiểu nhà trùng thiềm điệp ốc, nghệ thuật tổ chức hài hòa đỉnh cao của tinh thần Phật giáo toát lên từ cảnh sắc chùa mà các vị tổ sư đã kiến tạo .

Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần xóm Lịch Đợi, nay thuộc phường Đúc, thành phố Huế. Từ đây nhìn xuống hướng đông là con đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao), nhìn về hướng Bắc là Ga Huế.

Chùa do Hoà Thượng Giác Phong, người Quảng Đông, Trung Quốc, khai sơn vào cuối thế kỷ 17 dưới đời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự vào năm 1747. Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy. Thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng.

Năm 1808 để báo hiếu mẹ là Hiếu Khương Hoàng Thái Hậu, vua Gia Long trùng tu chùa, xây tam quan và đúc một đại hồng chung nặng 826 cân ta, cao 1,4m, đường kính 1,2m nay vẫn còn. Vua đặt tên là Thiên Thọ Tự, nhưng về sau vì lăng Gia Long cũng gọi là Thiên Thọ lăng nên vua Minh Mạng đổi lại tên như cũ. Vua Minh Mạng trùng tu chùa vào năm 1824 và vua Tự Đức góp phần tôn tạo vào năm 1858. Khu mộ tháp có tháp tổ Giác Phong và và các vị kế thế như Phổ Tịnh, Viên Giác, Diệu Giác.

Năm 1948 An Nam Phật Học Hội dời Sơn Môn Phật Học Đuờng từ chùa Linh Quang đến đây do Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám Đốc và Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hoà Thượng Thích Trí Phủ. Hoà Thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội năm 1952 mà về sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh ở miền trung và miền Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật Giáo Thuận Hoá.

Qua cổng tam quan cổ kính, đồ sộ, sẽ đi qua một sân rộng, đến sân trong trồng nhiều cây tùng và các cây cảnh khác, có lan can bao bọc. Phía trái là khu tháp Tổ, cổ nhất là tháp Ngài Giác Phong, xây năm 1714, cao 3,30m. Ở tiền điện có 4 trụ đắp rồng nổi, ở thành bậc tam cấp cũng có đôi rồng, hai vách trang trí hoa văn bằng mảnh sành rất công phu.

Tổng thể chùa gồm có: cổng tam quan, Đại hùng bảo điện (chính điện), nhà hậu, nhà bếp, nhà tăng, nhà khách, trường họ, nhà ăn và nhà bếp, hệ thống mộ tháp các vị tổ.

Bố cục chùa đăng đối theo trục chính đạo[1] xuyên suốt từ cổng tam quan đến chính điện và nhà hậu. Bố cục theo kiểu “chữ khẩu kín” được hình thành từ bốn khối: Đại hùng bảo điện, nhà hậu, nhà tăng, nhà khách. Khối chính điện luôn nằm phía trước, nhà hậu nằm đối diện phía sau, hai bên là nhà tăng và nhà khách. Khoảng sân vuông được tạo thành ở giữa bố trí cây cảnh để thư giản. Xét về giá trị, bố cục chữ “khẩu” tạo nên sự cân bằng trong đơn nguyên kiến trúc, sự thuận tiện trong giao thông đi lại, đảm bảo thông thoáng, lấy sáng, giúp bảo quản đồ đạc, quan sát và quản lý đệ tử.

Khu vực Chính điện được xây thành ba gian hai chái, với những nét trang trí rất công phu, các trụ cột, bên vách tường đều có hoa văn bằng mảnh sành hay những họa tiết hình rồng, bên trong khu Chính Điện, là nơi thờ cúng trang nghiêm. Ngoài ra, ở dưới chân đồi của ngôi chùa còn có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long, bởi mạch nước ở giếng phun ra như vòi rồng, vì nước trong, thơm và ngọt, nên được người dân tiến dâng các Chúa.

Các khối phụ được bố trí xung quang theo kiểu phân tán dựa trên công năng và ý đồ sử dụng. Các đường hành lang, các khoảng sân nhỏ kết nối các khối nhà tạo thành một tổ hợp sống động. Hệ thống tháp tổ, tháp mộ được tách biệt về phía bên trái chánh điện.

Nhìn chung, các công trình lớn nhỏ trong chùa tuy trải qua nhiều lần trung tu nhưng vẫn đồng đều và nhất quán về phong cách, màu sắc.

Cổng tam quan được xem là bộ mặt của một ngôi chùa, bởi tam quan là cổng chính của tự viện. Chư Tăng, tín đồ và du khách ra vào tự viện đều phải qua cổng tam quan này. Do vậy cổng tam quan có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến đời sống tâm linh của các hành giả trong chùa và khách thập phương tín thí đến chùa lễ Phật

Tam quan được xem như cửa ải giữa hai thế giới thánh phàm, tịnh nhiễm nhằm thanh lọc và bảo hộ tâm hồn của hành giả mỗi khi ra vào. Bởi vậy, người ta thường gọi cổng tam quan của nhà chùa là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa Thiền, cửa Từ bi, cửa Giải thoát (Tam giải thoát môn)…

Do vậy, trong bố cục kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa xưa, chư Tổ thường đặc biệt quan tâm đến hạng mục kiến trúc cổng tam quan. Mỗi chiếc cổng tam quan xưa đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa con người, cảnh vật và giáo lý giải thoát của nhà Phật để xây dựng nên nhằm giúp cho người bước vào luôn có cảm giác gần gũi, gạt bỏ ra ngoài những thị phi phiền muộn của thế gian ô trược, dọn lòng thanh tịnh trước khi vào lễ Phật bái tổ.

Kích thước chung mỗi kiến trúc tam quan cổ có chiều cao khoảng 7 đến 10m, chiều ngang khoảng hơn 8m, bề dày khoảng từ 2 đến 3m. Với kích thước như thế cổng tam quan còn có một chức năng tránh mưa nắng cho khách qua đường, đồng thời mỗi khi bước chân qua vòm cổng dày khoảng 2 đến 3m thấp lè tè có cảm giác như cạ ngang đầu làm cho mọi người có dịp cúi xuống để nhìn lại mình.

Cổng tam quan chùa Báo Quốc lại rất đồ sộ và cổ kính được xây bằng gạch có chiều cao 7,01m, chiều ngang 9,895m, chiều dày 2,54m, gồm 3 tầng tượng trưng cho Tam bảo mà không có phần lầu để thờ tượng Hộ Pháp. Tuy nhiên với kích thước cũng như cách trang trí chữ Hán và đường nét cổ kính, chiếc cổng cũng làm cho người ta có cảm giác nhẹ nhàng và thanh thoát khi bước vào.

Với lối kiến trúc đặc trưng của cổng tam quan các ngôi cổ tự ở Huế, ngoài những giá trị nghệ thuật còn là một bài pháp trực quan rất có ý nghĩa để khi hành giả bước chân vào chốn già lam lòng trở nên thư thái, nhẹ nhàng và thanh tịnh.

Chánh điện là tòa nhà chính để thờ Phật, quan trọng nhất đại diện cho ngôi chùa, có quy mô khối tích lớn nhất và tập trung mọi tinh hoa kiến trúc, nghệ thuật trang trí.

Chánh điện chùa Báo Quốc có 3 gian 2 chái, các gian rộng khoảng 3m. Về mặt tổ chức không gian, từ ngoài vào trong có 3 không gian: Không gian tiền đường, không gian chính điện và không gian hậu tổ liên tiếp nhau.

Không gian tiền đường: Là tiền đường nơi phật tử quỳ lạy làm lễ bố trí án gõ mõ. Ở phía trước hai bên chái Đông Tây đặt chuông trống đánh lễ hằng ngày.

Không gian chính điện: Không gian chính thờ Phật. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Các tượng thờ đều đặt trong khung kính. Án thờ cao nhất ở gian giữa là tượng Phật Tam Thân và hai bộ kinh tạng Đại Thừa. Trước tượng Tam Thân là bảo tháp thờ xá-lợi Phật. Án thờ kế là tượng đức Phật Thích-ca, hai bên là tượng A-nan và Ca-diếp. Án ngoài cùng đặt một bộ kinh Pháp Hoa, hai bên là chuông, mõ. Án hai bên thờ đức Phật Dược Sư và Bồ-tát Quan Âm. Đây là cách thờ tự đã được sửa đổi từ khi Hòa thượng Phước Hậu được phong Tăng cang và trụ trì chùa Báo Quốc vào năm 1939.

Không gian hậu tổ: nơi thờ các vị tổ khai sơn và chủ trì đã khuất. Thường “hậu tổ” cách không gian 2 một bức tường. Bàn thờ tổ nằm ở gian giữa kèm theo long vị, 2 bên là 2 án thờ hương linh, các vị đạo hữu có công đức với chùa. Điểm mới của chùa Huế là coi trọng không gian thờ tổ so với chùa thời kì trước, hình thành kiểu thờ “tiền phật hậu tổ”, nói lên tầm quan trọng của con người trong việc mở mang phật giáo ở Huế.

Về mặt kết cấu của tiền đường và chính điện là cấu trúc “rường” của nhà truyền thống Huế. Bộ khung chính điện vẫn còn giữ lại vật liệu gỗ. Hai bộ vì nóc đỡ hai mái là vì “giao nguyên – trụ đội”[2], một kiểu nóc hay gặp ở cung điện. Chính điện có 4 bộ kèo chính, mỗi bộ có 2 kèo tiền và 3 kèo hậu, nối với nhau theo kiểu kèo chồng.

Vê mặt đứng, bộ mái mỏng kiểu trùng thiềm lợp ngói liệt. Các đường bờ nóc, bờ quyết gắn sành sứ tạo hình trang trí giống cung điện. Đỉnh nóc trang trí lưỡng long chầu Pháp Luân, một motif phổ biến trong các ngôi chùa Huế.

Nhìn chung hệ thống biểu tượng chủ đạo của ngôi chùa ở Huế là ngôn ngữ biểu tượng Phật giáo. Hệ thống ấy được biểu hiện đa dạng qua tranh ảnh, tượng thờ, pháp phục, pháp khí, phù điêu, bích họa,… với chư Phật, Bồ tát, hoa sen, chữ Vạn, bình bát… Mặt khác, các biểu tượng có nguồn gốc Nho giáo, Lão giáo, văn hóa Chăm pa và tín ngưỡng nhân gian Việt Nam tuy đóng vai trò thứ yếu những đã thể hiện tinh thần Phật giáo đại chúng. Các biểu tượng nơi đây thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa Chăm pa và văn hóa Phật giáo, văn hóa – mỹ thuật thời nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo, hay cách biểu hiện của mô hình Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão)… trong các biểu tượng được phối thờ, trang trí.

Giá trị nghệ thuật của hệ thống biểu tượng tại các ngôi chùa ở xứ Huế là sự phá cách trong các chất liệu, đặc biệt là chất liệu sành. Nếu như việc trang trí công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam thiên về chất mộc mạc nguyên sơ của vật liệu thì trong trang trí tại các ngôi chùa Huế ngoài những vật liệu quen thuộc như giấy, gỗ sơn son thép vàng, đồng, đá,…. để tạo hình tượng các vị Phật, La hán, chư thiên bằng tranh vẽ và tượng tròn; đá, đồng, gỗ trong việc tạo các pháp khí … thì pháp lam và đặc biệt sành sứ thực sự tạo một diện mạo mới trong cách thể hiện biểu tượng. Đó là phong cách ứng xử trên nền tri thức cũ, sáng tạo nên những tác phẩm đồng loạt trên chất liệu mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất

Dưới tác động của nhu cầu phát triển chung, phát triển khối tích ngôi chùa đang đối diện với sự biến đổi… Đó còn là một câu chuyện dài với nhiều luồng ý kiến. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, mong rằng cái chất riêng cùa chùa vẫn còn đó, vì chính cái không khí ở chùa Báo Quốc luôn luôn lôi cuốn, mang lại cảm giác an nhiên tĩnh tại cho những ai một lần ghé đến lễ Phật chiêm bái…

THÍCH TÂM THẮNG (Sưu lục)  

CHÚ THÍCH:

[1] Trục chính đạo: trục thẳng xuyên suốt trong bố cục kiến trúc cổ để các khối kiến trúc bố trí đăng đối

[2] Vì giao nguyên – trụ đôi: Bộ vì nóc hay gặp ở cung điện Huế, sử dụng 2 kèo chính giao nhau ở đỉnh, 2 đuôi kèo cắt nhau vượt lên đặt đòn dông. Dưới 2 kèo là trến nhỏ gọi là ấp quả, dưới ấp quả là trụ tiêu và con đội hay con tôm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Văn hóa Sài Gòn.

– Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh lam xứ Huế. Sài Gòn, Nxb Hội Nhà Văn.

–  Chu Quang Trứ (2010), Kiến trúc chùa với bia đá và chuông đồng, Nxb Lao Động.

– Nguyễn Ngọc Tùng, Nguyễn Thị Minh Xuân (2016), Giáo trình lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb. Đại học Huế.


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ngôi chùa cổ có quả chuông nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
Chùa Việt

Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ có kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1988. Đặc biệt, chùa sở hữu quả chuông nặng đến 9 tấn, nằm giữa hồ nước, thu hút nhiều du khách đến...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...

Chùa 400 tuổi bên sông Đồng Nai
Chùa Việt

Chùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh. Theo VnExpress

Biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

1. Vị trí, vai trò biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc Bộ Trong kiến trúc một ngôi chùa Việt, các biểu tượng Phật giáo được hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các hoa văn trên từng viên gạch, viên ngói, đến trên các trang trí cửa võng, y môn,...

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Chùa Phật Sơn (Ninh Bình), ngôi cổ tự mang vẻ đẹp thanh tịnh và huyền bí
Chùa Việt

Được toạ lạc trên ngọn đồi của 2 tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình chùa Phật Sơn mang vẻ đẹp thanh tịnh, huyền bí có thể nói là tiên cảnh trấn giữ long mạch giữa núi đồi Ninh – Hoà. Chùa Phật Sơn nằm giữa thôn Vệ Chùa – Thạch Bình – Nho Quan Ninh...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Chùa Phật Quang Hà Nam, điểm đến hành hương mang không gian an tĩnh
Chùa Việt

Chùa Phật Quang Hà Nam là một địa điểm tâm linh nổi tiếng được nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm. Ngôi chùa gần trăm tuổi này có diện tích khá lớn và đã trải qua nhiều lần trùng tu.  Hà Nam là vùng đất thanh bình với khí hậu ôn hòa, nhẹ nhàng. Nơi...

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bình yên mang đậm chất thiền tại Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu phong cảnh hữu tình với địa thế tựa núi tuyệt đẹp, mang đến cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai cho du khách ghé đến tham quan, vãng cảnh. 1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam Địa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer 137 năm tuổi ở Bạc Liêu
Chùa Việt

Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với hơn 100 pho tượng cùng phong cách kiến trúc nổi bật, đặc trưng của đền tháp Angkor. Đây là điểm đến du lịch nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán nằm ở vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, cách cánh đồng điện...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...