Trước khi đọc vào từng phẩm của Kinh Pháp hoa, chúng ta cần định hình phương pháp tiếp nhận và thấu hiểu, nếu không chúng ta sẽ hiểu sai lệch về nội dung ý nghĩa của kinh khi đọc lướt trên mặt chữ. Bởi vì, ngôn ngữ của kinh là thể loại ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng quá nhiều biểu tượng được mô tả, và hình ảnh được phác họa đan xen đa tầng.

Đi vào Kinh Pháp hoa, giống như lạc lối vào viện bảo tàng tranh ảnh trừu tượng của nhiều trường phái khác nhau vừa như một tổng thể, vừa như những chi tiết đặc thù đan xen trong một chấm nhỏ của bức hình. Chấm nhỏ “kì dị” này làm bối rối những người không thấu hiểu nghệ thuật hội họa, nhưng lại là “chấm nhỏ” bao quát không thời gian của vũ trụ, nhân sinh bao la, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, từ hiện tượng đời thường đến bản thể chân lý như nhiên, tháo tung mọi giới hạn của tâm thức cá nhân, phá nát mọi định kiến thông thường, giúp người thưởng thức đi vào chốn chân không, đầy ắp mọi hình thức nhân sinh vũ trụ, nhưng không bao giờ va quẹt lẫn nhau, bởi trong đó, mọi thứ đang vận hành theo quy luật tự nhiên của nó.

Kinh gồm 28 phẩm (bản Phạn ngữ là 27 phẩm, không có Phẩm Đề-bà-đạt-đa). Kinh gồm ít nhất ba lớp ý nghĩa nằm đan xen trong các phẩm. Ba lớp đó là: nguyên lý, hiện tượng và hành trì, còn gọi là bản môn, tích môn và hạnh môn (trong ngôn ngữ triết học, chúng ta có thể gọi là: thể, tướng, dụng = bản chất, dấu hiệu nhận biết, và ứng dụng thực tế).

– Lớp nguyên lý hay chân lý: tầng lớp quy luật tự nhiên của vũ trụ nhân sinh bao la.

– Lớp hiện tượng: tầng lớp ý nghĩa của lịch sử, của sự sống trên trái đất này.

– Lớp ứng dụng: tầng lớp áp dụng những điều của lịch sử để thấu ngộ chân lý nhằm có được cuộc sống bình yên, giải thoát ngay trong hiện tại.

GIẢI THÍCH:

(1) Thứ nhất, nguyên lý hay còn gọi là chân lý, là quy luật tự nhiên của vũ trụ nhân sinh; chúng ta không thể dùng những khái niệm ngôn ngữ ước lệ để chuyển tải đầy đủ bản thể của nó, nên Kinh Pháp hoa dùng đến ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc thù để mô tả. Nếu nhìn trên mặt con chữ, loại hình ngôn ngữ này giống như đang kể chuyện huyền thoại, hoang đường, cảnh thần tiên, cảnh chư thiên, cảnh Bồ-tát, cảnh chư Phật, v.v. mênh mông bao la, biến hóa vi diệu, vượt ngoài sức tưởng tượng thông thường của con người, chúng ta không nên bám vào câu chữ như vậy và tin tưởng một cách mù quáng vào những biểu tượng ấy, thay vào đó, chúng ta kéo mình vào điểm “kì dị” của tâm thức để thấy rõ nguyên lý nhất như bao quát trùng trùng điệp điệp của thế giới quan, nhân sinh quan. Đây là lớp ý nghĩa sâu thẳm tận cùng của Kinh Pháp hoa, lớp bản môn.

(2) Tuy nhiên, Kinh Pháp hoa không chỉ dừng lại ở sự mô tả giống như câu chuyện thần thoại phi thực đó, mà kinh còn trùng tuyên những câu chuyện rất thực, rất đời thường, từ những nhân vật lịch sử của xứ Ấn Độ hơn 2500 năm trước, đức Phật Bổn Sư Thích-ca, các vị A-la-hán, như Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan, v.v., đến những ví dụ vô cùng súc tích của kiếp người, mà những ai nghe qua đều có thể hiểu được ý nghĩa thực tế của nó, giúp con người ứng dụng vào cuộc sống để chuyển hóa khổ đau, đưa đến giải thoát, an lạc. Đây là lớp thứ hai, lớp tích môn.

(3) Không dừng lại ở đó, khi đọc Kinh Pháp hoa, người đọc dần dần được dẫn dắt vào con đường, lối sống, phương tiện thực hành, tưởng chừng như xa xăm, phi thực, huyễn hoặc, v.v., nhưng lại rất đời thường, rất thực tế, cân đối được đời sống tinh thần và tìm cầu vật chất, cân đối được tâm lý và trí năng, giúp con người sống thấu hiểu và bình yên. Đây là lớp thứ ba, lớp hạnh môn, cách ứng dụng trong thực tiễn.

Phần định hướng cách đọc kinh hơi dài, nhưng đó là điều vô cùng thiết yếu để giúp người đọc kinh không đi sai lệch ý nghĩa của kinh. Qua từng phẩm, chúng ta sẽ rất ngắn gọn, chỉ trình bày ý nghĩa cốt tủy nhất mà thôi.

Mong rằng những ai đọc Kinh Pháp hoa đều có lợi ích thiết thực trong cuộc sống hiện tại của mình; mong rằng người đọc kinh sẽ thấu tỏ ý nghĩa, và ứng dụng nhằm chuyển hóa khổ đau thành an vui, giải thoát.

(Nội dung từng phẩm sẽ được đăng tải trong những bài đăng sau).

Thượng Toạ Viên Minh


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...