Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không?

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415 chữ với hai loại là phần hiển và phần mật. Trong đó, phần hiển còn gọi là phần kinh phô ra ý nghĩa, chân lý trong kinh để hành giả tụng niệm, phần mật chính là phần câu chú trong chú Đại Bi.

Thần chú này là hình thức bằng lời nói của Đà La Ni, kinh điển sử dụng các âm tiết để truyền tải thông điệp hiệu quả. Từ đó có thể tạo ra trạng thái ý thức đặc biệt và giải phóng chúng sinh đau khổ dưới địa ngục và trần thế.

Nguồn gốc chú Đại Bi

Chú Đại Bi có nguồn gốc từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, bắt nguồn từ câu chuyện giữa Đức Phật Thích Ca và chư Phật.

Trong kinh có ghi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, tôi chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Nay xin được nói ra vì muốn cho tất cả chúng sinh đều hưởng an vui, lìa xa chướng nạn, tiêu trừ bệnh tật, diệt tất cả ác tội nặng, thành tựu tất cả thiện căn, tiêu tan sợ hãi, sống khỏe sống lâu, giàu có, may mắn đủ đầy….Cầu xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.

Sau khi Quan Thế Âm Bồ Tát thuyết chú thì tất cả cõi đất sáu phen đều biến động, khắp nơi trời mưa ra hoa báu. Bên cạnh đó, mười phương chư Phật đều vui mừng rạng rỡ và chúng hội khắp nơi đều được quả chứng.

Hiểu đúng về chú Đại Bi

Về chú Đại Bi, nhiều người thắc mắc rằng liệu có phải cứ trì tụng chú Đại Bi hàng ngày thì sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình, có phải không?

Thực tế bản chất của chú Đại Bi đó là tâm đại bi. Khi có tâm từ bi chân thật, trì chú mới có công đức và được hộ trì. Trái lại, nếu tụng chú Đại Bi mà tâm đầy hiểm ác thì sẽ không có tác dụng, thậm chí còn bị quả báo.

Chính vì thế, chúng ta phải minh bạch và không mê muội cho rằng ai trì chú cũng được công đức và được chư Thiên, chư Thần đi theo hộ trì. Có người một ngày trì hàng nghìn biến nhưng cũng không có được sự hộ trì. Bởi họ không có công đức chân thật, tâm không thật sự là thiện tâm. Như vậy làm sao chư Thiên, chư Thần hồ trị được.

Các bước trì tụng chú Đại Bi 

Dưới đây là các bước giúp bạn có thể thực hiện trì tụng dễ dàng để tâm hồn thanh tịnh.

Chuẩn bị tinh thần trước khi trì tụng

Khi đọc chú Đại Bi, tư tưởng của các hành giả cần thoải mái và chọn lựa không gian niệm chú thanh tịnh. Bên cạnh việc chuẩn bị tinh thần trước khi niệm chú thì bạn cũng cần giữ thân thể sạch sẽ. Cụ thể, bạn hãy tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục trang nghiêm., tránh để cơ thể có mùi hôi khi trì tụng.

Điều quan trọng khác là trước khi trì tụng, chúng ta phải khởi được tâm từ bi rộng lớn, tâm thương người, thương vật, mong muốn cho mọi người được hạnh phúc, được an lạc.

Chú Đại Bi là gì (7)

Địa điểm, bàn thờ trang nghiêm

Để đạt hiệu quả cao khi trì tụng thì hành giả cần chuẩn bị bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trang nghiêm. Không gian trì chú cần yên tĩnh, thoáng đãng để tâm hồn bạn được tập trung hơn. Các hành giả cũng nên chuẩn bị trái cây, hoa tươi, nước, đèn, lư hương trước khi trì tụng.

Cách thức ngồi và lạy

Khi tụng kinh Chú Đại Bi, hành giả cần chuẩn bị khăn bông sạch xếp lại làm nơi tọa thiền. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái nhất với cách kiết già hoặc hình thức bán già tùy theo. Có nghĩa hành giả ngồi xếp bằng, dùng chân trái gác lên chân phải hay ngược lại tùy ý. Hai lòng bàn tay úp vào nhau hướng chếch ngang cằm.

Cách lạy đúng khi niệm là ngồi tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế khoảng thời gian đủ niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Sau khi niệm xong, hành giả ngồi thẳng dậy.

Cách trì tụng 

Nếu ở chỗ đông người hay khi hành giả mới bắt đầu vào tụng niệm thì nên tụng thật to, rõ ràng, giọng điệu trầm hùng, liên tục. Bởi âm thanh tụng phát ra là để nhắc nhở người hành giả chuyên tâm vào lời thần chú. Đồng thời sẽ giúp đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và người xung quanh.

Chú Đại Bi là gì (8)

Khi bạn đã quen với việc trì niệm thì có thể niệm chú bằng ý nghĩ mà không cần phát ra tiếng. Cho dù trì kinh Chú Đại Bi bằng bất kỳ hình thức nào thì người tụng phải một lòng hướng Phật. Quá trình trì tụng cần có sự chú tâm, chăm chú vào từng lời, từng chữ để giác ngộ chân lý.

Chú Đại Bi là gì, hiểu đúng về chú Đại Bi và cách tụng đã được nêu rõ trong bài. Nắm vững thông tin về Chú Đại Bi sẽ giúp hành giả có thêm niềm tin để niệm chú. Từ đó mỗi người có thể giác ngộ được những chân lý của Phật Pháp vô biên.

Theo Bchanel


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...

Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu
Kiến thức

Kinh Vu Lan Báo Hiếu tôn vinh lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, mang lại phước báo và kết nối sâu sắc giữa thế hệ. Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu Chép kinh Vu Lan Báo Hiếu là một hành động thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...