Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, tên thật là Vũ Văn Khang, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1921 tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Ngài xuất gia từ năm 15 tuổi và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Phật giáo Việt Nam. Ngài viên tịch vào ngày 30 tháng 12 năm 2000.
I.THÂN THẾ
Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, đạo hiệu Chân Từ, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23- 12-1921 (Tân Dậu) tại làng Tiêu Bảng, Huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định. Thân phụ cụ ông Vũ Văn Khánh, thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Thinh. Hòa thượng là con thứ 3 trong 4 anh chị em (2 trai, 2 gái).
II.XUẤT GIA TU HỌC
1.Xuất Gia
Lên 6 tuổi Hoà thượng được song thân cho theo học chữ Hán vơí các Cụ đồ tại địa phương. Năm 15 tuổi, Hòa thượng noi gương chị gái là sư bà Đàm Hữu , phát tâm xuất gia với sư cụ chùa Liên Đàm, xã Linh Đường – Thanh Trì – Hà Nội. Về sau xin y chỉ với Thượng toạ Thích Thanh Khoát trụ trì chùa Bạch Chữ, thuộc sơn môn Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú. Đến năm 18 tuổi, Hòa thượng được Bổn Sư cho đăng đàn thọ giới Sa Di tại chùa Tây Thiên. Năm 22 tuổi, Hoà thượng đăng đàn thọ giới cụ túc, viên mãn tam đàn giới pháp tại chùa Linh Ứng, làng Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.
2.Tu học
Từ năm 1937-1950, Hòa thượng đã lần lược tham học các trường Phật Học Bằng-Sở, Cao Phong, Trung Hậu, Bồ Đề, Hương Hải, Quán Sứ, tốt nghiệp Cao đẳng Phật học tại Quán Sứ. Năm 1951, Hòa thượng được cử làm Thư ký Giáo hội Tăng già Bắc Việt, kiêm Giảng sư. Trong chương trình đào tạo Tăng tài cho Phật Giáo, năm 1954 Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt cử Hoà thượng cùng hòa thượng Tâm Giác đi du học Nhật Bản. Tại Đại học đường Rissho ở Thủ đô Tokyo, Hòa thượng đã lần lượt thi đậu các Bằng Cử nhân Phật học, Thạc sĩ Phật học (1959), Bằng Tiến sĩ Phật học (1961).
III. HÓA ĐẠO
1.Trước Giải Phóng
Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 Hòa thượng trở về quê hương phục vụ đạo pháp. Tại SàiGòn, năm 1963 Hòa thượng đã cùng quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, Phật tử tích cực đấu tranh chống sự đàn áp Phật giáo của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Cuối năm 1963, GHPGVNTN ra đời, Hòa thượng được cử làm Vụ trưởng vụ Phiên dịch thuộc tổng vụ Hoằng Pháp do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Tổng Vụ Trưởng.
Năm 1964-1974, Hòa thượng cùng Hòa thượng Thích Tâm Giác và chư tôn dưc Tăng Ni, Phật Tử miền Vĩnh Nghiêm xây dựng Chùa Vĩnh Nghiêm làm trụ sở cho miền – Hòa thượng là Phó Đại diện miền, Phó ban Kiến thiết kiêm Thủ quỹ xây dựng Chùa. Năm 1973, Hòa thượng Thích Tâm Giác viên tịch, Hoà thượng được suy cử lên thay thế làm chánh Đại diện miền kiêm Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm cho đến ngày viên tịch.
2. Sau Giải Phóng
Năm 1975-1981, Hòa thượng là Ủy viên Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước. Năm 1980, Hòa thượng là thành viên trong Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Sau khi Phật giáo thống nhất, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập, Hòa thượng được đaị hội suy cử làm Uûy viên Ban Hoằng pháp TWGHPGVN, phó ban Trị sự Thành hội Phật Giáo Tp.HCM.
Từ đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ I tới nay, Hòa thượng được suy cử vào nhiều chức vụ như sau:
+ Trưởng ban Phât giáo chuyên môn (1981-1997)
+ Trưởng ban Kinh tế tài chính Trung Ương, phó ban giáo dục Tăng Ni kiêm Phó ban Phật giáo quốc tế (1992)
+ Phó ban Tư tưởng Văn hóa – Đạo đức Phật giáo (1994) taị Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
+ Chứng minh Ban hoằng pháp TW kiêm Phó viện Trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
+ Phó ban Trị sự Thành hội, ủy viên Phật giáo quốc tế, sau đó là Trưởng ban Phật giáo quốc tế Thành Hộ Phật Giáo Tp. HCM.
3. Các Phật Sự Khác
Với trình độ Phật học uyên thâm, quảng bác và giới đức trang nghiêm, thanh tịnh mô phạm chốn tòng lâm, Hòa thượng đã tham gia giảng dạy, giáo dục và đào tạo tăng tài cho Phật giáo, là Giáo sư Viện cao đẳng Phật học, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học, Trung cấp Phật học, Hoc viện Phật giáo Việt Nam…
Từ những thập niên 60 đến nay, Hòa thượng được thỉnh làm Giới sư, Tôn chứng sư, Yết ma A Xà Lê, Tuyên Luật sư, Chứng minh truyền giới, Đàn đầu Hòa thượng trong các giới đàn taị Tp.HCM, Đồng nai, Lâm Đồng, Long An…
Ngoài các công tác hoằng dương Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đứùc, Hòa thượn còn lưu lại nhiều tác phẩm văn hóa giáo dục Phật giáo:
+ Diễn Thuyết tập – Hà Nội, 1951
+ Phật Pháp Sơ học – Hà Nội, 1952
+ Nghiên cứu về tư tưởng bản giác của Phật giáo (Nhật Ngữ)
+ Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
+ Lược sử Phật giáo Ấn Độ
+ Lược giảng Kinh Pháp Hoa
+ Khóa Hư Lục
+ Kinh Viên Giác
+ Thiền Lâm Baỏ Huấn
+ Pháp Hoa Yếu Lược
+ Luật học Đại cương
+ Luận A Tỳ Đàm Câu Xá
+ Sách dạy cắm hoa
Và nhiều bài đăng trên các báo Phật giáo: Phương Tiện, Đuốc Tuệ, Vạn Hạnh, Từ Bi, Giác Ngộ…
Từ năm 1987, Tổ đình Vĩnh Nghiêm được chọn làm nơi mở Trường hạ cấp Thành phố, Hòa thượng luôn đảm nhiệm ngôi vị Phó Thiền chủ kiêm Hóa chủ, chuyên lo việc tu học, ẩm thực cho chư Tăng. Năm 1988, trường cơ bản Phật học mở tại chùa Vĩnh Nghiêm Hòa thượng làm hiệu Phó đặc trách giám luật cho đến ngày xả báo an tường.
Để đền đáp công ơn Thầy Tổ và trang nghiêm ngôi tam bảo, Hoà thượng đã cùng sơn môn pháp phái nỗ lực trùng tu chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú hoàn thành trang nghiêm tú lệ, xứng đáng là cơ sở Phật giáo tại địa phương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đối với công đức của Hòa thượng đã hiến dâng trọn đời cho đạo pháp và chúng sinh cũng như xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tặng huy chương Vì sự nghiệp đoàn kết toàn dân, bằng khen Người tốt việc tốt của Ủy ban nhân dân Thành phố, Mặt Trận Tổ Quốc Thành phố và nhiều bằng khen giấy khen khác cũng như bằng Tuyên dương công đức của GHPGVN.
IV.VIÊN TỊCH
Những tưởng Hòa thượng trên bước đường phục vụ Đạo pháp và chúng sinh còn đóng góp nhiều hơn nữa, thế nhưng vào ngày 26-10-2000, Hòa thượng lâm trọng bệnh. Mặc dù đã được Giáo hội, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diện Phật Giáo quận 3, môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm và các Y Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫõy tận tình cứu chữa, nhưng Hòa thượng đã thuận lý vô thường, thâu thần an nhiên thị tịch vào lúc 1 giờ 30 ngày 30-12-2000 (nhằm ngày 5 tháng 12 năm Canh Thìn), trụ thế 80 năm, hạ lạp 58 năm. Thế là Hoà thượng đã từ bỏ huyễn thân, trỏ về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt, nhưng công đức và đạo hạnh của Hoà thượng vẩn còn lưu lại thế gian, trong tâm tư ký ức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện tại và mai sau.
NAM MÔ MA HA SA MÔN TỲ KHEO BỒ TÁT GIỚI PHÁP HÚY THÍCH THANH KIỂM HIỆU CHÂN TỪ, VŨ CÔNG ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THUYỀN TỌA HẠ.