Chúng ta tu muốn đi tới giác ngộ, tâm hoàn toàn an định thì không có cách nào khác hơn là phải ứng dụng như vậy. Cho nên tất cả người tu đều phải giữ gìn đừng để sáu căn dính với sáu trần. Được thế là tự do tự tại.

Hôm nay tôi sẽ giảng về đề tài Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc. Đây là một đề tài chuyên về tu thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.

Đời nhà Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ được ngộ đạo. Cho nên vua Trần Thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy đạo lý. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì? “. Thượng Sĩ trả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

“Phản quan” là soi sáng hay xem xét, “tự kỷ” là chính mình. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được. Đó là câuchâm ngôn trong nhà Thiền. Chúng ta nghiên cứu Phật pháp sẽ thấy câu này hệ trọng như thế nào.

Trong pháp tu Tứ niệm xứ gồm có quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Cả bốn thứ quán này đều quay lại mình, chớ không đi hướng nào khác. Quán thân bất tịnh là quay lại mình để xem xét thân này nhớp nhúa không sạch. Quán thọ thị khổ là quay lại mình xem xét những cảm giác thọ nhận đối với sáu trần bên ngoài đều là đau khổ. Quán tâm vô thường là quay lại mình để xem xét tâm niệm luôn luôn sinh diệt không dừng. Quán pháp vô ngã là quay lại mình xem xét những tâm sở pháp không có chủ thể cố định.

Đến pháp quán hơi thở là Anapanna cũng nhìn lại hơi thở của mình từ thô đến tế. Nên pháp quán này còn được gọi là “Lục diệu pháp môn”. Đó là sáu môn quán chiếu xoay lại mình: sổ tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn, tịnh.

Sổ tức, tức là đếm hơi thở. Hít vô cùng, thở ra sạch đếm một, như vậy đếm tới mười thì bỏ, bắt đầu đếm lại từ một. Sổ tức đã thuần thục bước sang Tùy tức, nghĩa là theo dõi hơi thở. Quan sát hơi thở vô, hơi thở ra một cách rõ ràng gọi là Tùy tức. Chỉ là dừng tâm để nhìn hơi thở. Quán là xem xét hơi thở vô ra, nên hơi thở là mạng sống vô thường không bền lâu. Hoàn là xoay trở lại tìm xem cái quán hơi thở vô thường đó là gì. Cuối cùng dừng hết tâm, không chạy ra ngoài nữa gọi là Tịnh.

Như vậy pháp tu Tứ niệm xứ hay Lục diệu pháp môn v. v… đều là phản quan, chớ không có gì khác. Người tu Phật muốn đi tới chỗ an định, trí tuệ sáng suốt thì phải quay lại quán chiếu nơi mình. Thấy rõ được mình như vậy gọi là phản quan. Phản quan ở đâu? Phản quan nơi chính mình.

Đêm nào chúng ta cũng tụng kinh Bát-nhã hết. Vậy tụng kinh Bát-nhã để làm gì? Để bổ khuyết tâm kinh phải không? Không phải. Lâu nay có một ít người lầm, cho rằng kinh Bát-nhã là bổ khuyết tâm kinh. Sao gọi là bổ khuyết? Bởi khi tụng kinh, người đánh mõ nhanh quá nên có khi tụng sót, vì vậy phần sau phải bổ khuyết lại bằng bài kinh Bát-nhã. Hiểu như vậy là một lầm lẫn lớn lao.

Bát-nhã là trí tuệ. Trí tuệ đó là trí tuệ chiếu soi thấu suốt được bản thân con người và tất cả ngoại cảnh bên ngoài, cho nên gọi đó là trí tuệ Bát-nhã. Mở đầu kinh Bát-nhã là câu: “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. ” Nghĩa là Bồ-tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát-nhã, Ngài chiếu soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết tất cả khổ nạn. Tinh thần Bát-nhã là phản quan lại, chiếu soi năm uẩn không thật thì qua hết tất cả khổ nạn.

Pháp tu nào của nhà Phật cuối cùng cũng phải tụng kinh Bát-nhã. Tu Tịnh độ, tu Mật tông, tu Thiền v.v… đều như vậy. Nghĩa là tất cả pháp tu của Phật dạy, cuối cùng đều qui hướng về trí tuệ. Có trí tuệ mới giải thoát đau khổ, có trí tuệ mới thấy được chân lý. Có trí tuệ mới ngộ đạo. Đó là điểm then chốt, là căn bản trên con đường tu tập để được giác ngộ giải thoát.

Như kinh Kim Cang, Phật trả lời hai câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề: “Vân hà an trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm? ” Nghĩa là làm sao an trụ, làm sao hàng phục được tâm kia? Đức Phật trả lời: Phải độ tất cả chúng sanh nào thai sanh, thấp sanh, hóa sanh cho tới những loài hữu sắc vô sắc, hữu tưởng vô tưởng v.v… đều vào vô dư Niết-bàn, đó là hàng phục tâm. Nếu thấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà không dính mắc không trụ trước, đó là an trụ tâm.

Phật dạy chúng ta hàng phục tâm là đưa những niệm nghĩ tưởng về hữu sắc, vô sắc v.v… vào vô dư Niết-bàn, tức vào chỗ không sanh không diệt, đó là hàng phục tâm. Nếu muốn an trụ tâm thì đối với sáu trần không cho dính mắc. Không trụ nơi sắc sanh tâm, không trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, đó là an trụ tâm. Như vậy trọng tâm kinh Kim Cang dạy hàng phục tâm, là bất cứ niệm tưởng nào cũng đều đưa nó vào chỗ vô sanh. Đối với sáu trần không dính, không kẹt, đó là an trụ tâm.

Chúng ta học kinh, hiểu rõ ý nghĩa kinh thì sự tu hành mới dễ. Trọng tâm tu là phải hàng phục vọng tưởng bên trong, đừng dính mắc sáu trần bên ngoài. Muốn hàng phục tâm vọng tưởng bên trong, phải phản quan nhìn lại chính mình. Muốn không dính mắc sáu trần thì phải khéo quán sát. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần liền thấy, liền biết không cho dính kẹt. Đó là gốc của đạo Phật.

Chúng ta tu muốn đi tới giác ngộ, tâm hoàn toàn an định thì không có cách nào khác hơn là phải ứng dụng như vậy. Cho nên tất cả người tu đều phải giữ gìn đừng để sáu căn dính với sáu trần. Được thế là tự do tự tại. Tự do tự tại chính là giải thoát vậy. Trong kinh A Hàm, có câu chuyện:

Một hôm Đức Phật vào rừng ngồi thiền. Sau khi xả thiền, Ngài nhìn chung quanh thấy có con rùa lớn bò qua. Một con rái cá thấy được định chụp ăn, nhưng mai con rùa cứng và trơn quá, nó chụp không được. Nó chờ con rùa ló đầu ra liền chụp. Con rùa lại rút đầu vào, rái cá chờ chụp chân nhưng rùa cũng rút chân luôn. Còn cái đuôi, rái cá vừa định chụp thì rùa vội rút đuôi vô mai. Sáu bộ phận rùa đều rút kín vô mai hết, con rái cá đi tới đi lui cạp không được, cuối cùng nó bỏ đi.

Phật nói người tu phải khéo giữ sáu căn như con rùa khéo giữ các bộ phận của nó vậy. Nếu các bộ phận rút vô mai hết thì rái cá không ăn được. Cũng vậy, chúng ta nếu khéo phản quan sáu căn của mình quay lại, không cho dính với sáu trần, đó là kế sách an toàn nhất. Người không dính với sáu trần thì người đó sẽ được giải thoát sanh tử.

Cho nên Lục Tổ Huệ Năng khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền đại ngộ và thốt lên “đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt v.v…”. Ngay đó Ngũ Tổ biết ngài đã ngộ đạo.

Vậy ngài ngộ đạo qua pháp gì? Qua lời dạy an tâm. Tâm không dính sáu trần thì được tự tại. Bởi vì khi tâm không dính với sáu trần thì không khởi niệm nghĩ điều gì cả. Tất cả các nghĩ tưởng của chúng ta đều duyên theo sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà có. Thí dụ ngồi niệm Phật hoặc ngồi thiền, không tiếp xúc với sắc thanh hương vị xúc nhưng còn thấy pháp trần. Những bóng dáng cũ hôm qua hôm kia còn lưu lại trong tâm, bây giờ nó sống dậy. Thấy các bóng dáng đó thì phải bỏ đi, không chạy theo nó, đó là chúng ta tu. Đi ra nhìn thấy sắc thanh hương vị xúc, mình không dính. Ngồi lại pháp trần dấy hiện lăng xăng, mình buông đi, không dính. Tu như vậy là gỡ các thứ dính mắc, không cho sáu căn kẹt nơi sáu trần. Do đó mà tâm được định. Tu là cốt để được định, từ định phát sinh trí tuệ.

Đến đây tôi sẽ nói về các Thiền sư. Thiền sư đầu tiên ở Trung Quốc là Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang, ngài đến chùa Thiếu Lâm chín năm ngồi xây mặt vào vách. Bấy giờ Tổ Huệ Khả tên là Thần Quang, nghe danh của ngài. Khi đến thấy Tổ ngồi xây mặt vào vách, ngài Thần Quang không biết làm sao thưa hỏi. Lúc đó núi Thiếu Thất ở miền bắc Trung Quốc, nhằm mùa đông giá rét, vậy mà ngài đứng suốt đêm ngoài sân, tuyết ngập tới đầu gối.

Sáng, Tổ xoay lại thấy liền hỏi: “Ông cầu việc gì mà khổ hạnh như vậy?”. Ngài Thần Quang thưa: “Con muốn cầu pháp thoát ly sanh tử, xin ngài dạy cho”. Tổ quở: “Ngày xưa chư Bồ-tát muốn cầu pháp thoát ly sanh tử, các ngài hy sinh cả thân mạng, ông chỉ dùng chút ít khổ hạnh thôi mà cầu pháp thoát sanh tử được sao? “. Nghe vậy ngài ra sau nhà bếp mượn dao chặt một cánh tay dâng lên để tỏ lòng thiết tha cầu pháp. Tổ gật đầu khen khá, liền đặt tên là Huệ Khả.

Đây là chỗ tất cả chúng ta lưu ý. Người tu thì phải xả thân cầu đạo, còn chúng ta tu lại quí thân. Như vậy có trái với đạo lý không? Thế nên người tu dù tại gia hay xuất gia phải có gan, dám chịu cảnh túng quẩn nghèo thiếu, dám quên thân mạng thì nhất định sẽ đạt đạo. Còn nếu không dám như thế thì khó đạt đạo. Vì vậy sự việc Tổ Huệ Khả chặt tay cúng dường là một hình ảnh tượng trưng cho lòng quyết tâm cầu đạo.

Khi đã được Tổ nhận, một hôm ngài Huệ Khả thưa: “Bạch Hòa thượng, tâm con không an xin Hòa Thượng dạy con pháp an tâm”. Lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng vào mặt ngài Huệ Khả bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Ngài Huệ Khả sửng sốt không biết tâm ở đâu mà đem. Ngài xoay lại tìm tâm nhưng không thấy bóng hình nó ở đâu, ngài thưa: “Bạch Hoà Thượng con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đó ngài Huệ Khả liền biết lối vào.

Chỗ này tôi đã kể nhiều lần, nhưng mỗi lần kể là mỗi lần mới, vì vậy ít nhứt cũng năm ba người biết được lối vào. Tâm không an là tâm nào? Đó là tâm vọng tưởng, nó nghĩ cái này nghĩ cái kia lăng xăng nên gọi là tâm không an. Tổ bảo: “Đem tâm ra ta an cho”, thì làm sao mà đem? Quý vị có ai đem được không? Không được. Tại sao? Vì nó không thật, tìm lại là nó mất tăm mất dạng. Vậy tâm lăng xăng đó thật hay giả? Giả nên gọi là vọng tưởng, vọng tưởng là hư dối không thật…

(Giảng tại Trường hạ Phổ Đà TP.HCM, ngày 23-7-2000 – Canh Thìn)

Hòa thượng Thích Thanh Từ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Luận “Sa môn bất kính vương giả”
Luận, Phật học

Khi một tu sĩ không giữ mình, không có giới hạnh, lại dùng tà thuyết chiêu dụ mê hoặc, thì không còn tư cách làm thầy làm sư, thậm chí còn thấp hơn người thế tục; khi đó họ nhận nhân quả – bị phỉ báng cũng là tất yếu. “Sa môn bất kính vương...

Tư tưởng Long Thọ trùng phùng trên nẻo đường quê hương
Phật học

(TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ THÍCH TUỆ SỸ) Thầy sinh ra và lớn lên tại thành phố Paksé, tỉnh Champasak, Lào; năm chín tuổi được phụ mẫu gửi vào ngôi chùa làng gần nhà (chùa Trang Nghiêm) hành điệu. Thiên bẩm thông minh, học đâu nhớ đó, điều này khiến cho thân mẫu lo sợ, liên...

Ý nghĩa phương tiện và cứu cánh qua phẩm Tín giải trong Kinh Pháp Hoa
Kinh, Phật học

Kinh Pháp Hoa gửi thông điệp: Ai cũng sẽ thành Phật. Các tôn giáo khác không bao giờ nói tín đồ bằng giáo chủ, đây là điểm khác biệt trong Phật giáo. Tóm tắt phẩm Tín giải Sau khi nghe về pháp Phương tiện và được đức Phật khai mở về Nhất thừa giáo, đặc...

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Nghiên cứu triết lý kinh Pháp Hoa qua Phẩm Tựa
Kinh, Phật học

Sự ra đời của kinh Pháp Hoa chính là để hòa giải, thống lĩnh, điều hòa và hợp nhất các tông phái nên tạo ra nhất thừa. 1. Bối cảnh lịch sử ra đời kinh Pháp Hoa 1.1. Bối cảnh lịch sử Những diễn biến về mặt Tôn giáo Sau Phật Niết-bàn khoảng một trăm...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1] I. DẪN KHỞI “Lúc Ta mới ngồi nơi đạo tràng, dưới cội Bồ-đề, quán sát và đi kinh hành, trong hai mươi mốt ngày, suy nghĩ như vầy: Trí tuệ mà Ta đã đạt được thật là vi diệu đệ nhất. Chúng sanh các căn ám độn, đắm...

Kinh Kiến Chánh – Thích Nguyên Hiền dịch
Kinh, Phật học

NHÂN DUYÊN DỊCH KINH KIẾN CHÁNH Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ lúc xuất gia, ngay cả nhiều năm được diễm phúc tiếp xúc với Đại tạng kinh, tôi vẫn chưa bao giờ nghe đến tên kinh Kiến Chánh. Năm Quý Mùi (2003), tôi may mắn được về hầu Thầy nhập thất. Một...

Đại ý Kinh Lăng Già
Kinh, Phật học

108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm....

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh, Phật học

Wikipedia: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn hảo (sa. pāramitā, en. perfection) của Bát-nhã (sa. prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật. Danh từ nguyên thủy Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy không hoàn...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ:...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.