Nam mô Tự Lâm Tế Chánh Tông tứ thập tam thế, Khai Sơn Kỳ Viên Tự, Huý thượng Tâm hạ Trì, tự Chánh Không, hiệu Viên Mãn Hoà Thượng

Hòa thượng thế danh Nguyễn Thanh Tịnh, pháp húy Tâm Trì, tự Chánh Không, hiệu Viên Mãn, sinh năm Nhâm Tuất (1922), trong một gia đình trung nông có truyền thống mộ đạo, nơi miền quê yên tỉnh thuộc thôn Dạ Lê, ngoại vi cố đô Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Thanh Bòng và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Nuôi. Thân phụ qua đời lúc Ngài còn thơ ấu. Ngài thường được mẹ dẫn lên chùa từ khi còn chập chững. Hình bóng trang nghiêm của chư tôn thiền đức sớm in đậm vào tâm trí cậu bé có căn tu. Không đam mê các trò chơi đồng ấu, không thỏa mãn lối Nho học trường làng, vào năm Giáp Tuất (1934), khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài xin mẹ xuất gia, đầu sư với Hòa thượng Trừng Phổ, hiệu Quảng Tu trụ trì chùa Thiên Hưng và được Hòa thượng cho pháp danh là Tâm Trì. Như vậy, Hòa thượng nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 43 và thế hệ thứ 9 pháp phái Liễu Quán.

Từ đó, Ngài theo thầy ngày đêm học đạo. Ngài được Bổn sư thương yêu dẫn đi hóa duyên khắp trong cung ngoài nội chốn Kinh thành.

Năm Mậu Dần (1938), với tâm nguyện thiết tha cầu học, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di với Hòa thượng Huệ Minh tại giới đàn chùa Đại Bi tỉnh Thanh Hóa và bắt đầu cất bước vân du cầu pháp. Hết Bắc lại vào Nam, bước chân bộ hành của Ngài không quản gian lao cách sông trở núi.

Năm Nhâm Thìn (1952), Ngài thọ Cụ Túc giới tại giới đàn được tổ chức ở chùa Thiên Bình, tỉnh Bình Định do Hòa thượng Thích Phổ Chiếu, trụ trì chùa Thập Tháp làm Đàn đầu.

Năm Giáp Ngọ (1954), Ngài nhập chúng tu học tại chùa Phổ Thiên (nay là chùa Phổ Đà-Đà Nẵng) dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Thích Tôn Thắng.

Năm Ất Mùi (1955), theo lời đề cử của Hòa thượng Thích Tôn Thắng, Ngài vào trụ trì chùa Tịnh Độ, bắt đầu cuộc đời hành đạo trong phố thị nhỏ Tam Kỳ. Cũng trong thời gian này, Ngài đảm nhận chức vụ Thủ bổn cho Giáo Hội Tăng Già Quảng Nam Đà Nẵng.

Ngày lại ngày, nắng rồi mưa, chiếc dù móc trên tay, bước những bước dài đều đặn, thanh thản, khắp phố thị đến nông thôn, từ xóm nhỏ triền núi về làng chài ven biển, đâu đâu cũng in dấu chân Ngài.

Chùa Tịnh Độ vốn được xây dựng bằng mái tranh vách đất, đã hư hỏng nặng bởi chiến tranh. Ngài về vận động tín đồ chung sức lợp lại nhà phương trượng bằng tranh lá, tạm làm nơi thờ Phật lễ bái sớm hôm. Tín đồ đến quy y Tam Bảo ngày mỗi đông.

Năm Bính Thân (1956), nhận thấy ngôi chùa cũ nhỏ bé hư dột không kham nỗi lòng cần cầu tu học của quần chúng, Ngài đi vận động khắp nơi, kẻ công người của, thậm chí vay mượn để khởi công xây dựng Phật điện. Sau 2 năm thi công, đến năm Mậu Tuất (1958), chùa Tịnh Độ được hoàn thành trong niềm hân hoan của tín đồ Phật tử gần xa. Sau đó, Ngài chú tâm nhiều đến lĩnh vực hoằng pháp, làm cố vấn giáo hạnh cho sự ra đời của Gia đình Phật tử Hương Sơn, Gia đình Phật tử đầu tiên ở Quảng Tín.

Thuận duyên hoằng hóa, năm Canh Tý (1960), bàn giao chùa Tịnh Độ cho Giáo hội, Ngài tìm lên mảnh đất An Thổ hoang vu, lập am tranh nhỏ, kinh kệ sớm hôm. Chốn tiêu sơ không phụ người hành đạo, mãnh đất khô cằn mồ mã chợt bình an. Ngày ngày cuốc đất trồng cây, đất Bụt yên lành chim rừng về kết tổ. Tín đồ gần xã lần lượt theo về. Am tranh nhỏ như chốn hóa thành bỗng hiện ngôi Tam Bảo. Chùa Kỳ Viên ra đời, xóm An Thổ ngày một đông vui.

Năm Nhâm Tý (1972), Ngài bắt tay xây dựng ngôi Phật điện đơn sơ, nhằm có chỗ cho Tăng tín đồ tu học. Chính sự đổi thay, dù gặp nhiều khó khăn song tâm nguyện hoằng hóa độ sanh của Ngài vẫn hằng kiên định.

Sau năm 1975, tùy duyên hóa đạo, Ngài đảm nhận chức vụ Đặc Ủy Nghi Lễ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

Tháp tôn thờ nhục thân cố HT. Thích Viên Mãn trong khuôn viên chùa Kỳ Viên

Ngày lại ngày, nắng rồi mưa, chiếc dù móc trên tay, bước những bước dài đều đặn, thanh thản, khắp phố thị đến nông thôn, từ xóm nhỏ triền núi về làng chài ven biển, đâu đâu cũng in dấu chân Ngài. Lời kinh kệ bỗng trầm ngân nga dâng tràn âm thanh giải thoát. Tiếng thuyết pháp thao thao vang động xoay chuyển trần tục lòng người. Bắt nhịp tiếng niệm Phật cho các cụ già trên giường bịnh, khiến cho con trẻ nở toét nụ cười mỗi khi gặp mặt. Ngài như quên mình ngày mỗi già đi.

Đại thọ ngã bóng về Tây, tám mươi tuổi đời, năm mươi hạ lạp, vào lúc 21 giờ ngày 17 tháng 9 năm Tân Tỵ (2001), Ngài an nhiên thâu thần thị tịch.

Quả là:

Thầy mang ngọn lửa ấm nồng,
Một đời thầm lặng soi dòng tử sinh.
Năm mươi năm giữ đạo tình,
Ca sa gói trọn bóng hình chân tu.

Bảo tháp của Ngài được tôn trí trang nghiêm bên phải khuôn viên chùa Kỳ Viên, nơi mà Ngài đã đặt những viên gạch đầu tiên kiến tạo.

 GHPGVN tỉnh Quảng Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Hòa Thượng Thích Viên Quang – Vĩnh Thừa (Chùa Châu Lâm – Huế)
Danh Tăng

Hòa Thượng thế danh Nguyễn Hữu Ký, sinh ngày 20 tháng 11 năm Ất Dậu niên hiệu Thành Thái (1895), nguyên quán làng Đa Nghi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh trưởng tại làng Lang Xá Bàu, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm (1924-2022) – Phó Pháp chủ GHPGVN
Danh Tăng

Cả cuộc đời của ngài sống hết mình, bình dân, giản dị, hòa nhã, nhẫn nhục, tuy rất nghiêm khắc với bản thân nhưng đối với tứ chúng lại khiêm cung hòa nhã và thường dạy các đệ tử noi gương Tổ Bách Trượng “ngày không làm thời cũng không ăn”. Phó pháp chủ Hội...

Trưởng lão Giác Chánh – Đệ nhị Tổ sư Phật giáo Khất Sĩ: Một đời nghiêm trì giới luật
Danh Tăng

Trưởng lão Giác Chánh là một trong những cao đồ của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Trước khi vắng bóng, đức Tôn sư đã phó chúc cho Tỳ kheo Giác Chánh là người kế thừa trách nhiệm điều hành Tăng đoàn Khất Sĩ. Bởi thế về...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp – Dân tộc
Danh Tăng

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Trong lịch sử dân...