Chùa Hoa Yên Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách thập phương chọn lựa. Ngôi chùa này có những điểm độc đáo trong thiết kế, lịch sử và sự tích xa xưa. Cùng khám phá vẻ đẹp chùa Hoa Yên Tử qua nội dung bài viết dưới đây.

Địa chỉ chùa Hoa Yên ở đâu?

Chùa Yên Hoa tọa lạc trên núi Yên Tự, thuộc cung Đông Triều bao quanh bởi đất mẹ thiên nhiên hùng vĩ tại Uông Bí, Quảng Ninh. Núi Yên Tử còn có tên gọi khác là Bách Vân Sơn bởi mây phủ quanh năm.

Địa chỉ chính xác của ngôi chùa này là tại Núi yên Tử, Thôn Nam Mẫu, Xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Lưu ý du khách nên đến viếng thăm chùa vào khung giờ từ 5-20h hàng ngày.

Ngôi chùa là nơi thờ cúng thiêng liêng của Phật pháp và là địa điểm có cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng. Chùa có các gốc cây đại thụ cực kỳ to và rộng lớn với số tuổi lên đến hàng trăm năm.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử

Lịch sử chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên tọa lạc ở độ cao 534 m so với mực nước biển, có vị thế là chùa trung tâm trên hệ thống núi Yên Tử. Trước đây, chùa có tên gọi là Vân Yên và được dân gian gọi là Chùa Cả, Chùa Chính.

Ngôi chùa này là nơi tu hành, truyền thừa của Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử các thời khác nhau như:

  • Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa từ trước năm 1220.
  • Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang phát triển dòng Thiền Yên Tử tạo nên Thiền Phái Trúc Lâm.
  • Thời Lê có Thiền sư Chân Trú, Tuệ Chân, Thiền sư Chân Nguyên chấn hưng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Ngôi chùa Hoa Yên này có lịch sử hơn 700 năm, trải qua nhiều lần trùng tu, được phục dựng vào năm 2002. Năm 1317, Đệ Tam Tổ Huyền Quang về trụ trì chùa Vân Yên.

Theo lịch sử tương truyền, năm 1442 -1497, thời Hồng Đức thì vua Lê Thánh Tông lên vãng cảnh chùa nhìn thấy khung cảnh mê hoặc trăm hoa đua nở nên đổi tên chùa thành Hoa Yên.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (2)

Kiến trúc chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên Yên Tử được đông đảo du khách viếng thăm bởi cảnh sắc tươi đẹp, kiến trúc độc đáo. Trong đó phải kể đến những cây cổ thụ 700 năm tuổi, khu vườn tháp ấn tượng hay nhiều công trình khác.

Cây cổ thụ 700 tuổi

Ngôi chùa có kiến trúc tổng thể mang đậm nét văn hoá kiến trúc chùa thời Lý, Trần. Với kết cấu hình chữ “Công” bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, hai con Rồng miệng há to… tạo nên sự tôn nghiêm của ngôi chùa.

Phía trước chùa là 3 cây Đại cổ kính trên 700 năm tuổi có cành lá xum xuê, rêu phong cổ kính. Ở bên phải, bên trái sân chùa là hai cây sung cổ hay những cây đại tô điểm thêm cho kiến trúc không gian thêm sâu lắng, cổ xưa.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (3)

Khu vườn tháp

Khung cảnh chùa Hoa Yên  còn nổi bật hẳn lên với khu vườn tháp độc đáo trên hệ thống chùa của Việt Nam. Theo nhiều nhận định cho hay không có nơi nào có vườn tháp đẹp và nhiều tháp mộ như chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

Khu tháp Hòn Ngọc: (9 tháp, mộ)

Hòn Ngọc trước đây được gọi là dốc Voi Quỳ, được hoàng đế Trần Anh Tông  dừng lại ở đây để đi bộ lên chùa. Tại đây là gò đất khá rộng, bằng phẳng với phong cảnh thần tiên hữu tình. Trên Hòn Ngọc có 9 ngọn tháp, trong đó có 3 ngọn tháp đá và 6 ngọn tháp gạch.

  • Loại hình tháp đá:
  • Tháp Tự Tuệ 

Tháp Tự Tuệ có niên đại năm 1758, là nơi thờ thiền sư Giác Liễu tu tại chùa Hoa Yên tên hiệu là Tuệ Cơ.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (9)

  • Tháp Chân Bảo 

Tháp Chân Bảo xây dựng năm 1770,  thờ thiền sư Diệu Tường, tên húy là Lê Thị Vạn, sinh năm 1726.

  • Tháp Tĩnh Trú

Tháp Tĩnh Trú thờ thiền sư Thanh Hát, sinh năm 1691, mất ngày 12 tháng 11 năm 1752.

  • Loại hình tháp gạch:

Hiện nay, chùa Hoa Yên chỉ còn 1 ngôi tháp gạch 1 tầng mới xây dựng vào thời Nguyễn năm 1963. Hiện trạng tháp lở móng, sụt mái, mọc cỏ ở trên mái. Ngoài ra còn có 5 ngôi mộ được xếp gạch nhưng không ghi rõ tên vị thiền sư nào.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (4)

Khu tháp Tổ (81 tháp)

Vườn tháp Tổ của chùa Hoa Yên Yên Tử là vườn tháp trung tâm. Tại đây có tháp của đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ và gần 100 ngọn tháp xung quanh.

Các ngọn tháp tiêu biểu trong vườn tháp Tổ:

  • Tháp Hiếu Từ

Tháp mộ thờ thiền sư Ma Ha Sa Môn, hiệu là Tuệ Giác Thích Kiêu Kiêu, sinh năm Bính Thìn. Tháp được đặt trên bệ lục giác, trang trí hoa văn hình sóng nước. Trong lòng tháp đặt một pho tượng của Ngài bằng đá trắng và bát hương bằng đá.

  • Tháp Bảo Quang 

Chưa có tư liệu nào nói về vị thiền sư được thờ ở trong tháp Bảo Quang này. Tháp một tầng bốn mái được chế tạo từ chất liệu đá gạo. Trong tháp có đặt một bát hương sành và 2 pho tượng.

  • Tháp Trường Quang 

Tháp Trường Quang thờ Vương phủ thị nội cung tần Trần Thị Ngọc Loan, sau đổi tên thành Lý Thị Ngọc Loan. Tháp xây dựng vào cuối đông năm Đinh Mão, năm 1687 triều Lê.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (5)

  • Tháp Diệu Đăng:

Tháp Diệu Đăng của chùa Hoa Yên thờ sư bà Diệu Đăng, có tên là Phạm Thị Ngọc Khoa. Tháp xây dựng vào tháng Thu năm Ất Sửu, năm 1685 triều Lê. Trong tháp có bức phù điêu khắc đá xanh đầu đội khăn phủ cùng gương mặt bầu bĩnh phúc hậu.

  • Tháp Hoa Quang

Tháp Hoa Quang thờ Tỳ khưu Trúc Lâm Tính Hải thiền sư, thế danh Hoàng Cấp. Lập tháp vào ngày tốt tháng 12 năm Tân Mão, niên hiệu năm 1771 triều Lê. Trong tháp thờ một bài vị và phía sau lưng của tháp Hoa Quang có một tấm bia đá.

  • Tháp Chân Thường

Trong chùa Hoa Yên, tháp Chân Thường thờ Tỳ khưu Trúc Lâm hiệu là Như Lịch, Giác Viên, Tuệ Hỷ Thiền sư. Tháp xây dựng vào tháng Giêng, năm 1739 triều Lê, do pháp tử hiệu Tuệ Cơ tạo dựng. Trong tháp thờ 1 bài vị, trên trần tháp được khắc nổi hình chữ “vạn”.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (6)

  • Tháp Tôn Đức

Tháp Tôn Đức thờ thiền sư họ Hà, thiền sư Minh Hành, pháp danh Nhân Thiên Đạo Sư Thích Tại Tại. Tháp xây dựng ngày 16 tháng 6 năm Kỷ Hợi, năm 1659 triều Lê.

  • Tháp Tổ Trần Nhân Tông

Trong vườn tháp Huệ Quang thì tháp Tổ Trần Nhân Tông là ngọn tháp trung tâm. Sân tháp hình vuông có độ dày 60cm, lợp ngói mũi hài kép màu đỏ thẫm.

Sân tháp lát viên đá xanh có cạnh 40cm x 40cm. Các tầng tháp đều đơn giản, riêng có bốn đầu đao của mái tầng được trang trí hoa văn lá đề với đôi rồng chầu nguyệt. Bên trong tháp đặt tượng thờ Trần Nhân Tông – là tác phẩm điêu khắc có giá trị thời Lê sơ. Trước tháp Tổ Trần Nhân Tông có cây hương đá hình trụ cao 1,55m có 3 phần độc đáo.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (7)

Tháp sau chùa Hoa Yên 

  • Tháp Tĩnh Tuệ

Tháp gạch Tĩnh Tuệ của chùa Hoa Yên thờ Tỳ khưu tên chữ là Chiếu Kiêm, pháp hiệu Tuệ Nhật thiền sư.

  • Tháp Độ Nhân

Tháp Độ Nhân thờ Tỳ khưu Tuệ Xuân, sắc phong Chính Giác Hòa Thượng – Đại Đức thiền sư – Độ Nhân Bồ Tát. Tháp xây dựng vào tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 4 triều Lê.

Tháp được xây bằng gạch men xanh một tầng, hiện nay đã bị bong tróc gần hết. Trên tháp có trang trí các họa tiết hoa văn đặc sắc vẫn còn được lưu truyền đến nay.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (8)

Khu vực chùa Hoa Yên

Chùa chính 

Chùa Hoa Yên cổ xây dựng cách đây hơn 700 năm với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Ngôi chùa được trùng tu nhiều nhất và xây dựng nhiều tháp mới vào thời Lê.

Thời Nguyễn chùa bị hỏa hoạn cháy hết và năm 2002 chùa được phục dựng  với quy mô khang trang. Trong đó, bao gồm thượng điện, hậu cung, nhà tổ, tả vu, hữu vu, lầu chuông, lầu trống. Chùa Hoa Yên xây dựng bằng gỗ, lợp ngói mũi hài kép đậm nét đặc trưng thời Trần.

Chùa chính có kết cấu hình chữ “công” bao gồm tiền đường, bái đường và hậu cung. Tiền đường có thiết kế 3 gian hai chái, lớp trong in hình chữ “thọ” nổi. Chỉ có phần riềm bờ nóc trang trí hoa văn hoa thị, phía 2 đầu bờ nóc là 2 đầu rồng uốn cong lên hình dấu hỏi.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (10)

Nền chùa cao hơn mặt sân chùa mang đến khoảng không gian riêng biệt so với bên ngoài. Toàn bộ sân ngôi chùa được lát gạch đỏ, bao quanh là hệ thống lan can kiểu ô thoáng. Chếch phía trước cửa gian thượng điện là tấm bia đá khắc hình 3 vị thiền sư, 2 con sấu đá dựng 2 bên.

Tòa ống muống nối giữa thượng điện và hậu cung mang đến kết cấu hình chữ “công” cho tổng thể. Đặc biệt hơn, bao quanh ngôi chùa chính là hệ thống ván đố lụa. Trong đó có 8 cột đỡ 2 gian tiền đường và hậu cung.

Kiến trúc trong chùa bao gồm ba gian hai chái, hai hang cột tạo thành bốn hang chân. Cột gỗ trong chùa được đặt trên tảng kê chân tạo nên những đường gờ nổi mở rộng bao quanh thân cột.

Nhà thờ Tổ

Nhà thờ Tổ của ngôi chùa Hoa Yên có kết cấu chữ “nhất”, bao gồm 3 gian hai chái. Ba gian giữa là hệ thống cửa bức bàn, hai chái được thiết kế xây đua ra ngoài hiên đỡ bảy hiên. Giữa chái là cửa sổ ô thoáng có thiết kế hình chữ thọ vuông.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử

Tả Vu – Hữu Vu, Lầu chuông – lầu trống

Kiến trúc hai bên tả vu và hữu vu bao gồm năm gian, kiểu thượng giá chiêng chồng rường hạ bẩy. Hai bên được xây dựng mái chồng diêm tạo thành hai tầng tám mái.

Tượng thờ được bài chí bao gồm chùa chính, gian tiền đường, bên trái đặt tượng thờ Đức Ông, tượng Khuyến Thiện, tượng Thánh Tăng, tượng Trừng Ác, tượng Quan Âm Nam Hải.

Chính điện của hậu cung gồm có ba cấp, cấp 1 là 3 pho tượng Tam Thế Phật, cấp 2 là tượng Di Đà, tượng A Nan và Ca Diếp và cấp thứ ba là tòa Cửu Long, Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Chuẩn Đề.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (11)

Nhà Tổ bao gồm gian bên trái thờ Thánh Trần, ban Tam Vương, ban thờ Tam Tổ. Trong đó, ban Tam Tổ có 2 cấp thờ là ba pho tượng Tam Tổ, cấp thứ 2 gồm tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn và tượng Bảo Sái.

Trong chùa có 35 pho tượng thờ khác nhau và những hiện vật tiêu biểu đến từ niên đại Trần, Lê, Nguyễn… Ví dụ như bia hình trụ vòm có phù điêu hình ba vị thiền sư Tam Tổ Trúc Lâm ở mặt trước. Mặt sau trán bia trang trí đôi rồng chầu nguyệt. Hay tấm bia hậu Phật dựng từ thời Lê năm 1723 với phía trước có hai con sấu đá chầu…

Lưu ý khi đi chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên Yên Tử là một trong những điểm đến được nhiều du khách chọn lựa. Tuy nhiên, du khách nên lưu ý những điều sau khi đến vãng cảnh chùa linh thiêng này:

  • Khi lên chùa Yên Tử bạn cần phải di chuyển khá nhiều nên hãy chọn loại giày thể thao tốt cùng trang phục thoải mái, gọn gàng.
  • Nên mặc áo dài tay, mặc áo ấm để tránh bị lạnh khi nhiệt độ giảm khi lên cao.
  • Hạn chế mua đồ lặt vặt ở dọc đường bởi giá cả có thể sẽ khá đắt hơn bình thường.
  • Du khách cần chuẩn bị một ít đồ ăn nhẹ, nước uống, đồ dùng cần thiết để ăn khi đi đường.
  • Chuẩn bị đầy đủ tư trang, tiền bạc và cất giữ cẩn thận khi lên núi đông người.
  • Khi mua vé cáp treo lên chùa Yên Hoa hãy mua luôn 2 chiều bởi có thể lượt xuống sẽ rất đông, khó mua.

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử (12)

Chùa Hoa Yên Yên Tử Quảng Ninh là điểm đến cực kỳ thú vị nếu bạn muốn tìm nơi thư giãn, tâm linh. Đừng quên ghé thăm ngôi chùa cổ xưa này để cầu mong bình an cho gia đình vào năm mới nhé!

Nguồn: https://bchannel.vn/chua-hoa-yen-tai-nui-yen-tu/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian. Chiêu Thiền tự được xây dựng từ giữa thế kỷ XII ngay trên nền nhà Phụ mẫu của thiền sư Từ Đạo...

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6. Ngôi chùa này vào năm 2007 – 2010...

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm. Giới thiệu chung về chùa Côn sơnMục...

Chùa Vĩnh Nghiêm – danh lam cổ tự ở Bắc Giang
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm là một đại danh lam cổ tự – chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và là trung tâm Phật giáo lớn ở miền Bắc Việt Nam từ thể kỷ XIII đến nay. 1. Giới thiệu chungMục lục bài viếtĐịa chỉ chùa Hoa Yên ở đâu?Lịch sử chùa Hoa YênKiến...

Quần thể Di tích Đền Sóc – Chùa Non Nước
Chùa Việt

Chùa Non hay còn gọi là chùa Non Nước có tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự. Chùa nằm trong Quần thể di tích Đền Sóc thuộc địa phận làng Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Chùa Non nằm trong Quần thể di tích Đền Sóc thuộc địa phận...

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy ở Phú Thọ có kiến trúc độc đáo như thế nào?
Chùa Việt

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy ở Phú Thọ có kiến trúc độc đáo như thế nào?

Chùa Kom Ph’lưng – Nơi lưu giữ nhục thân vị sư gần 1 thập kỷ không phân huỷ
Chùa Việt

Chùa Kom Ph’lưng ở An Giang gây chú ý với câu chuyện kỳ lạ về thi hài của một nhà sư vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều năm an táng, khiến nhiều người kinh ngạc và suy ngẫm về hiện tượng này. Chùa Kom Ph’lưng ở đâu?Mục lục bài viếtĐịa chỉ chùa Hoa Yên ở...

Ngôi chùa làm từ hàng chục nghìn viên đá nguyên khối ở Sóc Trăng
Chùa Việt

Chùa có khuôn viên rộng khoảng 6.800 m2, chùa được xây bằng rất nhiều đá và có màu xám tự nhiên từ vật liệu này. Chùa Vĩnh Hưng được thành lập vào năm 1912 tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có kiến trúc độc đáo được xây dựng hoàn...

Chiêm ngưỡng những ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp tại Đà Nẵng
Chùa Việt

Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi những ngôi chùa mang đậm nét văn hóa và tâm linh. Các ngôi chùa ở đây không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm...

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Chùa Việt

Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer...

Chùa Trầm, chùa Trăm Gian, nơi lưu giữ giá trị kiến trúc dân gian độc đáo
Chùa Việt

Cụm di tích chùa Trầm, chùa Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Đây đều là những di tích có lịch sử xây dựng từ khá sớm và còn giữ được nhiều di vật có giá trị từ thời Trần, Lê, Nguyễn… Trải qua hàng trăm năm tồn...

Chùa Thiên Hưng – “Phượng Hoàng Cổ Trấn” thu nhỏ giữa lòng Bình Định
Chùa Việt

Nếu như Phượng Hoàng Cổ Trấn ở Hồ Nam (Trung Quốc) là một điểm đến nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và quyến rũ, thì tại Việt Nam, chùa Thiên Hưng được ví như một phiên bản thu nhỏ của “Phượng Hoàng Cổ Trấn” nằm giữa đất võ Bình Định. Chùa Thiên Hưng tọa...

Khám phá Chùa Láng, di tích lịch sử văn hoá gần 900 năm tuổi
Chùa Việt

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), đến nay đã gần 900 năm tuổi. Tương truyền, Chùa được vua Lý Anh Tông cho xây dựng để thờ...

Ngắm ngôi chùa trong top “đẹp nhất thế giới” ở TP.HCM từ trên cao
Chùa Việt

Thiền viện Tổ đình Bửu Long, hay còn gọi là chùa Bửu Long, tọa lạc tại đường Nguyễn Xiển, thành phố Thủ Đức, cách trung tâm TPHCM khoảng 20km. Công trình này từng được tạp chí National Geographic xếp vào top 10 ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc nhất thế giới.   Đăng Huy

Ngôi chùa cổ có quả chuông nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
Chùa Việt

Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ có kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1988. Đặc biệt, chùa sở hữu quả chuông nặng đến 9 tấn, nằm giữa hồ nước, thu hút nhiều du khách đến...

Chùa 400 tuổi bên sông Đồng Nai
Chùa Việt

Chùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh. Theo VnExpress

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.