1. Khẩu nghiệp từ đâu ra?

Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.

Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnhvô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác sẽ tạo nghiệp không lành và có thể sinh về cõi atula (hiểu nôm na, cõi này chỉ biết sân hờn giậnđánh nhau chứ chẳng làm gì ngoài những trạng thái đó).

Nếu chúng ta tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt thì tạo nghiệp ác và sinh về cõi dữ là ngạ quỷ. Nếu chúng ta cướp bóc, giết người, ngày đêm làm những việc xấu thì tạo nghiệp rất ác và sẽ sinh về địa ngục.

Trừ những người vô minh quá, còn lại đa phần tin vào luật nhân quả, tin rằng sống tốt được may mắn, sống ác bị gặp nhiều chuyện xấu. Gieo nhân nào gặt quả đó. Quả chẳng trổ ngày nay thì ngày mai, không kiếp này thì kiếp tới. Nhân quả thật rõ. Nghiệp là luôn đúng.

Tuy nhiên vẫn có những người nghĩ rằng nghiệp chỉ do các hành động của mình gây ra mà không biết rằng nghiệp là do cả 3: thân, khẩu, ý tức do các hành động việc làm cũng như do lời nói và các suy nghĩ. Ở đây tôi chỉ bàn về khẩu nghiệp, tức các nghiệp do lời nói sinh ra.

2. Cẩn thậnnói đúng, nói trúng thời điểm

Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra. Bất cứ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này.

Khẩu nghiệp lành từ các lời nói tạo ra những kết quả tốt lành, làm lợi cho chính người đó và những người liên quanKhẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quanKhẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội. Nếu chúng ta biết ái ngữ, tức nói lời hay, ý đẹp thì chính mình và những người xung quanh được hưởng.

Người có trí tuệ, có hiểu biết đúng đắn về khẩu nghiệp thường rất cẩn thận khi nói. Họ biết cách nói đúng, nói trúng, cả về nội dung lẫn thời điểm. Người có trí tuệ biết cách nói để không làm phiền lòng người nghe. Khi thấy một người trong cơ quan hay trong gia đình, nhóm bạn đang làm một việc sai trái họ cũng tìm cách nói khéo léo và nói vào thời điểm hợp lý.

Người có trí tuệ hiểu rõ khẩu nghiệp nên chỉ sử dụng lời nói khi cần thiết, nói để đạt được kết quả mà mình mong muốn mà không làm tổn thương đến người nghe. Người có trí tuệ thường nói với tâm Phật, tức dùng từ bi hỷ xả để nói. Trước khi nói, thậm chí họ ngồi cho lắng lòng, cho tâm thanh tịnh rồi mới nói.

3. Bí quyết để không tạo khẩu nghiệp

Chúng ta có thể thực tập 1 cách làm rất đơn giản là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ bớt đi những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.

Người có trí biết rõ nếu lời mà mình chuẩn bị nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thì thường không nói hoặc chưa nói. Bởi nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.

Ai cũng muốn nghe những lời hay tiếng đẹp. Ta cũng vậy. Cớ gì ta nói những lời không dễ thương. Tôi hay tự nghĩ: liệu người nghe có muốn nghe những lời mình nói không. Nếu câu trả lời rằng không thì thường là tôi cố gắng không nói. Nói ra mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu lôi ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi với khổ đau triền miên.

Đức Phật có dạy, trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệtKhẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói.

Người có trí tuệ thường nhớ đến 4 khẩu nghiệp xấu nêu trên để tránh. Vì vậy, người có trí tuệ thực tập chỉ nói sự thật, không bịa chuyện. Họ cũng tập nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe. Họ không nói lưỡi hai chiều, ngồi đây nói trắng đến chỗ khác lại nói đen. Họ thực tập không bịa chuyện, không thêu dệt câu chuyện, không nói sai sự thật. Họ thường không nói những gì mà mình không biết chắc chắn là có thật.

4. Bệnh từ miệng, họa từ miệng

Tôi vẫn nhớ những câu nói ông nội dạy từ xưa. Đại loại rằng, người trên đời này búa để trong miệng, con người giết nhau là do lời nói ác.

Ông tôi cũng dạy rằng bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói bậy bạ mà ra. Ông dạy tiếp rằng mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê, sẽ dẫn đến tranh đấu, tranh cãi sinh ra lắm chuyện, thậm chí hậu quả nghiêm trọng. Ông nói chữ nôm, chữ hán nhưng tôi chỉ nhớ nội dung. Nhờ ông nội dạy từ nhỏ nên tôi luôn lưu ý mỗi lời nói của mình. Tránh tối đa khẩu nghiệp ác.

Lớn lên tôi học Phật, học chánh pháp. Và tôi phát hiện ra rằng ngoài 4 khẩu nghiệp nêu trên, chúng ta còn cần lưu ý thêm các nghiệp khác từ miệng như ăn uống lãng phíăn uống cầu kỳ, quá đòi hỏi trong ăn uống. Tôi cũng lưu ý mình khi phê bình người khác, khi chê bai người khác, khi khen người khác. Tôi học được và luôn nhắc mình thực tập không rêu rao lỗi của mọi người, nếu thấy lỗi thì khuyên bảo và nhắc nhở.

4 hạng người nên tránh

Trong kinh, Đưc Phật dạy, có 4 hạng người chúng ta nên tránh trở thành. Đó là những kẻ hay nói lỗi người khác, những kẻ hay nói chuyện mê tíntà kiến, những kẻ miệng nói ra những lời tốt nhưng tâm lại xấu, những kẻ làm ít kể nhiều. Tôi luôn nhắc mình mỗi ngày.

Người có trí thường ăn uống tiết kiệm. Vậy nên để giữ khẩu nghiệp, tôi thường nhắc mình cùng các bạn bè và người thân ăn bao nhiêu gọi bấy nhiêu thức ăn, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không để thừa. Dù có giàu đến cỡ nào nhưng nếu không tiết kiệmtiền của cũng hết. Hơn thế nữa chúng ta cần hiểu rằng tài sản và của cải của kiếp này là do nghiệp lành, do phước đức từ kiếp trước để lại. Nếu ta chỉ biết tiêu mà không biết kiếm tức tạo các nghiệp lành thì kho của kia chẳng mấy sẽ hết.

Trong kinh Pháp CúĐức Phật có dạy rằng, dù nói hàng ngàn lời nhưng không gì lợi íchtốt hơn hãy nói một câu có nghĩa, nghe xong được tịnh lạc (Pháp cú số 100). Hoặc không phải vì nói nhiều mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ thật đáng gọi bậc trí (Pháp cú 258). Hoặc không phải vì nói nhiều là thọ trì chánh pháp, người nghe ít diệu pháp nhưng trực nhận viên dungchánh pháp không buông lung là thọ trì Phật Pháp (Pháp cú số 259).

5. Tốt nhất là lưỡi, xấu nhất cũng là lưỡi

Nếu chúng có học Phật, biết nghiên cứu và thực hành những lời Phật dạy thì thật là tuyệt vời. Từ hiểu biết đúng đắn, ta áp dụng và cuộc sống và có kết quả ngay tức khắc, ta nhận được lợi lạc đầu tiên. Viết đến đây tôi nhớ lại câu chuyện bố tôi kể nhiều lần.

Chuyện rằng ông phú hộ kia yêu cầu cho giết lợn và chọn phần quí nhất của con lợn để nấu món ăn cho ông ta. Đầu bếp mang lên cho ông một món ăn với phần quý nhất của con lợn là cái lưỡi. Khi được hỏi tại sao thì người đầu bếp trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất. Nhờ cái lưỡi mà con người được nghe những lời êm dịu, nhẹ nhàng, yêu thương và hạnh phúc. Cái lưỡi cũng nói ra nhiều ý tưởng hay, nhiều dự án lớn, nhiều kế hoạch ích nước lợi dân. Nhờ cái lưỡi mà có khi cả xã hội được hưởng lợi.

Một lần khác ông phú hộ lại yêu cầu giết lợn và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Đầu bếp mang lên cho ông ta món ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi lợn. Người đầu bếp giải thích rằng có nhiều lời nói giết chết mạng sống, có những lời nói xấu xa, tàn nhẫn làm tan nát gia đình, làm hủy hoại cả chế độ.

Chuyện bố kể làm tôi ngẫm sâu lắm. Khẩu nghiệp quả thật là rất lớn. Tôi luôn nhắc mình quan tâm khẩu nghiệp để có hành xử đúng, để có cuộc sống thiện lành trong kiếp này và các kiếp mai sau.

6. Sự thay đổi của người học trò đau khổ

Tôi nhớ rằng, tại các khóa thiền, chúng tôi hay thực tập thiền ca, tức thiền hát. Chúng tôi hát những bài hát rất có ý nghĩa để nhắc mình thực hành mỗi ngày.

Tôi rất thích bài hát sau:

“Lời qua (mà) tiếng lại

Giải quyết chi đâu

Sao không dừng lại?

Kẻo hố thêm sâu

Lời qua (mà) tiếng lại

Đưa ta tới đâu

Sao không dừng lại?

Thở nhẹ và sâu

Lời qua (mà) tiếng lại

Đưa ta tới đâu

Sao không thở nhẹ?

Mỉm cười nhìn nhau.”

Khi giận nhau chỉ cần hát bài này. Khi khó chịu, mâu thuẫn bức xúc, chỉ cần hát vào câu. Là tất cả êm xuôi.

Mong muốn của tôi rằng chúng ta nhắc nhau sống bình an thư giãn. Tôi hay nhắn tin cũng như viết trên facebook những câu dễ thương để mọi người đọc là có thể mỉm cười. Tôi cũng nhắc bạn bè, người thân, đồng nghiệp và học trò “mỉm cười 10 giây” mỗi ngày. Lời khen ngợi, cám ơn, xin lỗi là những thứ tôi muốn mọi người cùng mình thực tập.

Tôi có một người học trò luôn đau khổ, chán chường, thất vọng, đầy tư duy tiêu cực. Tôi hướng dẫn em sống chánh niệm và ái ngữ. Tôi nhắc em mỗi ngày mỉm cười và nói lời hay, ý đẹp. Chỉ vài tháng sau Tuấn có khuôn mặt tươi tắn, hạnh phúc. Mặt em trở nên sáng sủa và dễ thương. Sự cau cócằn nhằn biến mất. Tuấn tự nhiên được rất nhiều người yêu quý. Em thấy đời sống bây giờ khác xa trước. Tuấn như được đổi đời. Tu khẩu đổi hình là câu chuyện có thật của Tuấn.

Mong bạn cùng tôi thực hành ái ngữ và tu khẩu nghiệp thật tốt mỗi ngày nhé!

Nguyễn Mạnh Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...

Hóa Giải Đối Nghịch
Điểm nhìn

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnh và chúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giác là hiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phật là thành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào. 1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa Trong kiếp Đức Thích Ca thành Phật ở Ấn Độ, người đối nghịch,...

Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo Về “linh Hồn” Và Luân Hồi
Điểm nhìn

Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệt là con người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này, không ai có thể tồn tại mãi mãi mà không hề chết, thế nhưng chúng ta vẫn cảm giác như cái chết là điều gì đó rất xa xôi, xa xôi bởi không ai đoán biết được nó sẽ đến...

Phật giáo với quan niệm phù đồ hộ trì
Điểm nhìn

Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang...

Hòa Thượng Tuệ Sỹ Còn Ảnh Hưởng Bao Nhiêu Tới Phật Giáo Và Phật Tử Việt Nam Hiện Nay?
Điểm nhìn

Tin Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch có vẻ như khép lại một trang sử sôi động, đầy lãng mạn của Phật giáo Việt Nam, kể từ phong trào Chấn hưng Phật giáo, với sự thành lập An Nam Phật học tại miền Trung vào năm 1932, do các nhà sư và các trí thức nho học lẫn “Tây” học, chủ trương, trong đó nổi tiếng nhất là bác sĩ Lê Đình Thám (1897-1969). Với Chấn hưng Phật giáo, Phật...

Đạo Phật Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số
Điểm nhìn

Nhiều người trong chúng ta ngày càng nhận ra tác hại của thiết bị công nghệ kỹ thuật số. Công nghệ ngày càng phát triển để phục vụ cho đời sống con người, nhưng tại sao tỷ lệ trầm cảm và lo âu ngày càng gia tăng? Về mặt trực quan, nhiều người cảm thấy không thể tự chủ và điều khiển được cuộc sống của chính mình khi màn hình điện thoại...

Phật Giáo Và Phụ Nữ
Điểm nhìn, Đời sống

Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) – là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.  1. Tại sao lại có phân biệt nam nữ? Đứng ở góc độ nhân thế để mà bàn, F.Engels cũng...