A. NGUYÊN VĂN

Phồn thể tự

渴見水喻

過去有人,癡無智慧,極渴須水,見熱時焰謂為是水,即便逐走至辛河頭。既至河所對視不飲。

傍人語言:“汝患渴逐水,今至水所何故不飲?”

愚人答言:“君可飲盡,我當飲之。此水極多俱不可盡,是故不飲。”

爾時眾人聞其此語,皆大嗤笑。

譬如外道僻取其理,以己不能具持佛戒,遂便不受,致使將來無得道分,流轉生死。若彼愚人見水不飲,為時所笑,亦復如是。

Giản thể tự

渴见水喻

过去有人,痴无智慧,极渴须水,见热时焰谓为是水,即便逐走至辛河头。既至河所对视不饮。

傍人语言:“汝患渴逐水,今至水所,何故不饮?”

愚人答言:“君可饮尽,我当饮之。此水极多俱不可尽,是故不饮。”

尔时众人闻其此语,皆大嗤笑。

譬如外道僻取其理,以已不能具持佛戒,遂便不受,致使将来无得道分,流转生死。若彼愚人见水不饮,为时所笑,亦复如是。

B. PHIÊN ÂM

Khát kiến thủy dụ

Quá khứ hữu nhân, si vô trí tuệ, cực khát tu thủy, kiến nhiệt thời diệm, vị vi thị thủy, tức tiện trục đồ, chí tân hà đầu. Ký trí hà sở, đối thị bất ẩm.

Bàng nhơn ngữ ngôn: “Nhữ hoạn khát trục thủy, kim chí thủy sở, hà cố bất ẩm?”

Ngu nhân đáp ngôn: “Quân khả ẩm tận, ngã đương ẩm chi. Thử thủy cực đa, câu bất khả tận, thị cố bất ẩm.”

Nhĩ thời chúng nhân văn kỳ thử ngữ giai đại xuy tiếu.

Thí như ngoại đạo, tích thủ kỳ lý, dĩ kỷ bất năng cụ trì Phật giới, toại tiện bất thọ, trí sử tương lai vô đắc đạo phần, lưu chuyển sanh tử. Nhược bỉ ngu nhơn kiến thủy bất ẩm, vi thời sở tiếu, diệc phục như thị.

C. DỊCH NGHĨA 

Ví dụ về khát thấy nước không uống

Thuở xưa có một kẻ ngu si vô trí. Anh ta hết sức khát nước và mong có nước để uống. Khi thấy ảo ảnh giữa trời nắng gắt, hắn nhầm tưởng cho là nước nên liền chạy đến, rồi lần lần theo tới được dòng sông Ấn. Khi đến bờ sông, anh ta chỉ nhìn chằm chằm mà không chịu uống.

Thấy vậy nên những người xung quanh mới nói rằng:

“Thấy anh khát dữ lắm nên mới chạy tới đây. Giờ anh đã tìm thấy nước rồi, sao không uống?”

Kẻ ngu trả lời:

“Nếu như có thể uống hết thì tôi sẽ uống. Nhưng nước ở đây quá nhiều, tôi sẽ không bao giờ uống hết đâu. Cho nên, tôi sẽ không uống một giọt nào.”

Khi những người xung quanh nghe anh ta nói thế, họ đều bật cười lớn.

Đây cũng như có hàng ngoại đạo cứ cố giữ cái luận thuyết của mình. Họ tự nghĩ rằng sẽ không thể nào thọ trì tất cả giới luật của Phật, cho nên họ không chịu giữ giới nào cả. Bởi vậy mà ở tương lai, họ chẳng được một phần nào của Đạo và phải lưu chuyển trong sanh tử. Họ cũng giống như kẻ ngu kia bị người khác cười, bởi vì tuy thấy nước nhưng không chịu uống vậy.

D. Ý NGHĨA

Mẩu chuyện này dụ cho người ngoại đạo, cứ chấp lý suông, cho mình khôn giữ trọn vẹn giới pháp của Phật, rồi chẳng chịu lãnh thọ. Do đó, phải chịu sanh tử luân hồi. Giống như anh chàng ngốc khát nước mà gặp nước lại không chịu uống, nên bị mọi người chê cười.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...