Mẹ tôi chắc là điển hình mẫu mực nhất của những bà mẹ nhà quê. Một đời làm lụng, chắt chiu.

Mẹ làm nông nhưng không có ngày nghỉ. Hết ra đồng lại qua sông, vào rừng, nếu phải ở nhà, đằng nào mẹ cũng kiếm chuyện để làm. Mẹ nói ở không, tay chân bứt rứt không chịu được. Năm mười hai tháng, mẹ chẳng biết thứ Bảy, Chủ nhật. Nhưng kỳ lạ, nhớ về mẹ, tôi lại nghĩ ngay đến tháng Bảy.

Hoa trắng mùa Vu lan
Tháng Bảy, lúa đang kỳ “thiếu niên” – đấy là khoảng thời gian bận rộn nhất của mẹ. Lớp đồng ngoài, lớp đồng trong. Mẹ đi cấy cả ngày. Khuya dậy sớm, nấu cơm cho cả nhà rồi dỡ theo gô cơm ra đồng. Làm từ sáng sớm, trưa ăn cơm xong là xuống ruộng khom lưng liền, cấy tới chừng nào hết thấy đường mới chịu về. Ba tôi xót quá hét: chiều thì lo về chớ ở chi tới tối. Mẹ nói tranh thủ làm cho kịp, lúa lớn cấy xuống cứng đơ, mai mốt lấy đâu ra hạt.Tháng Bảy, nước sông thong thả chảy, mẹ lại tranh thủ. Tranh thủ qua sông cắt tranh, vô rừng hái củi. Hồi đó làm gì có bếp ga. Nhà toàn chụm củi. Tin không, mẹ tôi lo củi chụm hết năm này sang năm khác – cho tới khi con gái nhận tháng lương đầu tiên mua tặng cái bếp ga mẹ mới chấm dứt “sự nghiệp” hái củi. Nghĩ lại cảnh đó thấy cực quá chừng. Khuya dậy ăn cục cơm nguội rồi tất tả vác sóc vô rừng, trưa về sẽ là gánh củi to. Gánh củi tới nhà, kịp lúc ba đi làm về, ông để vai vào gánh rước chỉ từ ngõ vô nhà nhưng “gắt”: làm gánh nhỏ thôi, gánh kiểu này ẹo lưng gãy vai còn đâu. Mẹ chỉ cười hề, lần đi lần khó. Mẹ là vậy, xưa giờ, chỉ giỏi ăn nhịn làm ráng. Hết hái củi đến đi cắt tranh. Trời còn chang chang nắng mẹ đã lo đến mùa mưa. Tháng Bảy, mẹ tranh thủ cắt tranh đánh tấm, sửa sang lại mái chuồng bò, chuồng heo, chuồng gà cho mùa mưa tới đàn gia súc gia cầm của mẹ được ấm áp.

Tháng Bảy, mẹ không về chùa, không biết cài hoa hồng lên ngực. Mẹ không biết khái niệm Vu lan Báo hiếu, không biết chuyện Mục Kiền Liên. Vâng, mẹ tôi không biết chữ, không bao giờ nói chuyện liên quan sách vở tích tuồng. Tháng Bảy, người người về chùa, trang nghiêm cài lên ngực hoa hồng tinh khôi, hoa hồng đỏ thắm để nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Còn mẹ tôi, đợi đến rằm, mẹ sẽ nấu chè cúng – mẹ nói rằm tháng Bảy là rằm lớn. Và ngày hôm đó, đằng nào mẹ cũng ra xóm đồng, dắt bà ngoại vô ăn chè. Nhìn cảnh mẹ con hủ hỉ, tôi cá không ai tin chuyện ngày xưa bà ngoại chưa cho mẹ bú sữa tròn tháng, mẹ lớn lên như cái cách những đứa trẻ mồ côi mồ cút. Vậy nhưng chưa bao giờ mẹ ghét bà ngoại, tủi thì có chứ ghét thì không – mẹ chỉ nói vậy chứ không nói yêu thương, hiếu nghĩa.

***

Tháng Bảy về rồi. Mới đó mà đã mười năm, tròn mười năm… con cài hoa hồng trắng trên ngực áo. Ngày mẹ về cõi vĩnh hằng, đó là ngày đau buồn nhất cuộc đời con. Con làm sao quên một ngày mưa, mẹ yếu ớt cầm tay, nhìn con âu yếm, rồi không thể nói một điều gì… và mẹ đi… Ngày mẹ mất, trời cũng đổ mưa khóc mẹ. Chị Hai bỏ theo mẹ chỉ vàng, mong mẹ đủ đầy. Con khóc nức nở… Mẹ ơi! Ngày còn sống, mẹ chắt chiu dành dụm, đủ sắm một lai, một phân vàng mẹ cũng mua. Mẹ để đó, các con cần, mẹ lần lượt bán đi để rồi khi mẹ mất, chúng con mở chiếc rương của mẹ, chỉ là những bộ đồ cũ nhàu, những cuống rốn của mấy chị em con, mẹ nâng niu, gìn giữ.

Tháng Bảy Vu lan. Mưa lại về. Tôi đưa mắt nhìn ra cánh đồng trắng mưa trước nhà, thấy bóng mẹ, mắt nhòa…

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Bình yên giữa đời
Tuỳ bút, Văn học

Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn học

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm Thích Nhuận Thịnh A. DẪN NHẬP Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết mà được lưu giữ bằng trí nhớ của các bậc trưởng lão kỳ túc, tức là hình thức khẩu...

Kinh Địa Tạng, bà mẹ của mặt đất điêu linh
Tuỳ bút

Lúc nào có dịp đọc lại mấy câu ca dao này: Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Thì tự nhiên trong ký ức bề bộn của tôi cũng đều hiện lên những mảnh đời lam lũ của một vùng quê nghèo xơ...

Lễ Vu Lan, Mùa Của Tình Thương!
Tuỳ bút, Văn học

Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.  ...

Thơ: Mẹ là bình yên
Thơ, Văn học

Mẹ là bình yên! Nắng trưa phủ xuống hiên nhà Mẹ ngồi nhóm bếp khói pha vườn trầu Thương cho đôi mắt đã sâu Tóc pha sương bởi dãi dầu nắng mưa Nhớ ngày Mẹ trẻ thời xưa Nụ cười thắm sắc, tóc thời còn xanh Thời gian bỏ ngõ qua mành Mẹ đà già...