Làng tôi nằm dọc theo bờ sông hiền hòa bốn mùa xanh ngắt, nơi đây là thiên đường của lũ trẻ nhà quê – là nơi chúng tôi tung tăng bơi lội để trốn cái nắng nóng của mùa hè oi ả. Cũng trên dòng sông đó, cả lũ thả trôi bè chuối, mặc cho dòng nước đẩy đưa, vô tư ngắm trời xanh mây trắng, thong thả nghe tiếng chuông chùa ngân lúc hoàng hôn.

Chính tiếng chuông ấy là âm thanh dẫn dắt tôi những bước đầu tiên vào chốn thiền môn mà sau này cả đời tôi gắn bó.

Từ một đứa trẻ ngây ngô nơi đồng quê, tôi trở thành chú Điệu ngày ngày học hỏi kinh luật, tập tành chấp tác và giờ đây khi đã là Sư cô trụ trì, tôi vẫn không thể nào quên mùa Vu lan ấy.

Đó là mùa Vu lan đầu tiên theo mẹ lên chùa, cảm giác thật lạ – chút ấm áp bình yên, chút e dè lo sợ nhưng hơn hết là cảm giác thân quen như vốn dĩ tôi đã và sẽ thuộc về nơi này. Ngày ấy, đứa trẻ non nớt như tôi cứ nằng nặc đòi bằng được đóa hồng trắng cài lên áo cho giống mẹ thay vì đóa hồng đỏ thắm. Và chỉ ngừng khóc khi được Sư cô trụ trì nhẹ nhàng giải thích ý nghĩa của màu sắc hoa hồng cài áo.

Đó còn là mùa Vu lan đầu tiên xa mẹ. Dù đã chọn con đường xuất gia tu tập nhưng chú Điệu vẫn khóc nhiều vì nhớ nhà, nhớ những giọt nước mắt thầm rơi của mẹ trong lần đầu lên chùa thăm con khi thấy con gầy vì chưa quen cuộc sống nơi chùa nghèo.

Tôi nhớ túi quà quê toàn những thứ mình thích mà mẹ khệ nệ mang lên, nhớ đóa hồng ngày nào mẹ âu yếm cài cho con trong những mùa Vu lan trước…

Rồi những mùa Vu lan cứ lần lượt trôi qua… Cảm giác an yên về sự hiện hữu của mẹ cứ ngỡ mãi an trú trong tôi khi năm nào tôi cũng hạnh phúc cài trên áo đóa hồng đỏ thắm. Tôi quên, khi mình càng trưởng thành thì mẹ cũng già đi theo năm tháng. Mẹ ít lên thăm và tôi cũng hiếm về nhà. Thỉnh thoảng tôi nhận được từ người cùng quê vài bó sen cùng túi trái cây với lời nhắn từ mẹ: “Nhờ cô cúng Phật”. Mẹ vẫn còn dù tay đã run, không còn gói cho tôi những chiếc bánh dừa mà tôi yêu thích. Gối mẹ đã chùng để không còn lên thăm tôi với câu nói mặc định: “Mô Phật! Cô ráng giữ gìn sức khỏe, tu hành tinh tấn”.

Quy luật sinh, lão, bệnh, tử luôn vận hành trong cuộc sống con người và mẹ tôi cũng không thể nào tránh khỏi quy luật ấy. Như Thiền sư Nhất Hạnh đã viết trong Bông hồng cài áo: “Tai nạn lớn nhất đã xảy ra cho tôi rồi!”. Cái cảm giác nhận được tin mẹ mất làm tôi như nghẹn thở, không có từ ngữ nào diễn tả được nỗi đau mất mẹ. Dù nương tựa cửa thiền đã nhiều năm, dù quán vô thường trong cuộc đời là cõi tạm nhưng tôi đã khóc thật nhiều – những giọt nước mắt chảy ngược vào trong tim. Tôi mất mẹ thật rồi!

Mùa Vu lan đầu tiên không còn mẹ – một mùa báo hiếu mà cả cuộc đời này tôi không thể nào quên. Giọng bỗng nghẹn khi đọc lời tác bạch, tay bỗng run khi cầm đóa bạch hồng, nén nỗi đau để nhớ lời Phật dạy trong kinh Báo Ân: “Mẹ có bi ân, bi ân của mẹ dù có nói ngàn kiếp cũng không thể hết… Dù có cúng dường hàng trăm hàng ngàn các vị có giới đức thần thông trong ngàn kiếp không bằng một niệm hiếu thuận…”. Mẹ ơi! Trong Tứ trọng ân, ân nào bằng ân cha nghĩa mẹ. Trong mùa lễ Vu lan năm nay, dù ở cảnh giới nào, mong mẹ mãi an vui.

Mẹ đi rồi bếp nhà sao vắng lạnh
Cơm chín rồi còn ai gọi về ăn
Mẹ đi rồi giậu mồng tơi buồn úa
Sân sau nhà gà con gọi nỉ non
Khi còn mẹ con hay làm mẹ giận
Mẹ mất rồi con xin lỗi cùng ai?

Nỗi đau mất mẹ chẳng phải của riêng ai, vậy nên những ai đang còn mẹ, đang còn niềm hạnh phúc được cài đóa hồng đỏ hãy luôn hiếu thuận. Và hãy luôn ghi nhớ lời Phật dạy trong kinh Vu lan để mỗi mùa báo hiếu là dịp ta chuyển đi thông điệp nhân văn về ân nghĩa của đấng sinh thành.

Vũ Thị Mỹ Hạnh
(ghi theo lời kể của Sư cô Chúc Liên – chùa Bửu Sanh, Bình Dương)
Nguồn: Giacngo.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Hương thu vườn Huế
Tuỳ bút, Văn học

Trái cây xứ Huế nhiều nhất và ngon nhất vẫn là ở những khu vườn xanh um cổ thụ thuộc hai phường Thủy Xuân, Thủy Biều phía Tây nam thành phố. Vườn ở đó là những khu vườn rộng trên đồi, nhũng khu vườn thoai thoải bên sông Hương. Đất đai màu mỡ, không khí...

Thơ: Xin lỗi mẹ (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin Lỗi Mẹ Về mới thấy, đi là tìm Ta mười năm đó cánh chim mù lòa Ta đi những phố phù hoa Cửa khuya thao thức, mẹ ta ngồi chờ Ta lưu lạc kiếm vần thơ Thứ thơ của một gã khờ đa mang Trót yêu giếng đá trăng vàng Mười năm một chuyến...

Thơ: Xin hẹn (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin hẹn Nói ít, thì bảo vô tri, Nói nhiều, lại trách tu gì… đa ngôn. Nói kinh, thì trách sáo mòn, Nói đời, lại trách tu còn ham chơi. Nhân gian bát ngát biển trời, Khó lòng kiếm được một người dễ thương. Thì thôi tạm hoãn hoằng dương, Am mây khép cửa, phong...

Tản mạn về việc Viết và Dịch hai thể thơ Haiku và Waka
Thơ, Văn học

I: Ngôn ngữ đơn âm và đa âm Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi dịch Waka (hoà ca) và Haiku (bài cú) sang tiếng Việt là phần âm tiết. Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm (đôi khi một chữ trong tiếng Nhật có...

Thơ: Tượng Pháp (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

TƯỢNG PHÁP Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất kinh so kinh…ngồi gẫm lại giật mình Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự tổ dạy con xăng áo độ quần sanh trộn hai món, đời tu con...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Vị lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Tuỳ bút

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái ẩn sâu bên trong một con người dung...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...