Đức Phật đã từng dạy trong Kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo”. Vậy khổ đau ở đâu ra? Chính từ bản thân mình mà ra thôi. Nếu như tâm mình không vướng mắc, không chấp kẹt, không nắm giữ thì chẳng có khổ đau nào có thể xâm chiếm và án ngự trong tâm hồn của mình cả.

Biết rằng cuộc đời là bể khổ! Nhưng mỗi khi chịu khổ, chúng ta hay than vãn: “Trời ơi! Sao tôi khổ vậy nè!” hay cứ trách móc, giận hờn đối tượng A, B, C… nào đó cứ “kiếm chuyện” cho mình phải khổ sở, đớn đau! Nhưng thử nghĩ lại xem “ông trời” hay “người nào đó” liệu có phải là tác nhân gây khổ đau cho mình hay không?

Đức Phật đã từng dạy trong Kinh Pháp Cú“Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo”. Vậy khổ đau ở đâu ra? Chính từ bản thân mình mà ra thôi. Nếu như tâm mình không vướng mắc, không chấp kẹt, không nắm giữ thì chẳng có khổ đau nào có thể xâm chiếm và án ngự trong tâm hồn của mình cả. Hóa ra tự mình làm khổ mình mà mình bấy lâu nay mình chưa từng để ý đến!

Khổ nỗi có những chuyện không đáng khổ, mình vẫn cứ khổ! Chia tay người yêu cũng khổ, bể bánh xe cũng khổ, đi đường gặp mưa cũng khổ, ăn chay lỡ nuốt phải xíu tỏi cũng khổ,… Chúng ta vô cùng “tham lam” trong việc ôm đồm và chiếm hữu quá nhiều nỗi khổ cho riêng bản thân mình. Mà vốn dĩ những điều đó lại không đáng để cho mình phải bận tâm nhiều như thế. Bởi thay vì tâm trí cứ “dán keo” những nỗi khổ đó thì sao ta không niệm Phật nhiều hơn, nhớ lời Phật dạy nhiều hơn, suy nghĩ cách giúp đời, giúp người nhiều hơn, hoặc thực hành từ bi hỷ xả nhiều hơn…

Và một điều đáng thương thay nếu như ta luôn cảm thấy mình cô đơn trong cõi lòng! Không có điểm tựa tâm linh! Không nhớ Phật tâm soi sáng! Khi đó, tâm ta vô cùng yếu ớt, lạc lõng, nhạy cảm, lo lắng hay bất an trước bất cứ sự đổi thay, vô thường, biến cố nào mà cuộc đời bão giông, cay đắng này mang đến cho mình.

Ta cứ hay oán giận người khác mà không biết rằng đang tự mình uống thuốc độc!

Ta cứ hay mặc cảm, tự ti mà không biết rằng đang tự mình giết chết mình!

Ta cứ hay ích kỷ yêu thương mà không biết rằng đang tự mình trói buộc mình không lối thoát!

Do đó, ta cứ “tha hồ” tự mình làm khổ mình mà thôi! Vậy ta phải làm sao để vực dậy bản thân? Chỉ có cách tự mình cứu mình! Tự mình phải đi tìm điểm tựa vững chắc cho tâm mình. Và không ai có thể cho ta nương tựa chắc chắn bằng Đức Phật, bằng sự tỉnh thức, giác ngộ trong tâm mình – một “nửa kia” lẽ ra mình phải đi tìm từ rất lâu để giải thoát khỏi những khổ đau, muộn phiền.

Chính khi đó, khổ đau không là gì cả, bởi phiền não tức bồ đề, khổ đau chính là hạnh phúc.

Thích Thiện Tuệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Dựa vào chính mình
Đời sống

Đôi khi nhìn thấu lòng người thật giả giúp bạn minh mẫn hơn. Hiểu rõ tình đời ấm lạnh giúp bạn cảm ngộ được ít nhiều. Khi cô độc, thấy cần một người để ôm lấy; Lúc ấm ức, thấy cần một nơi để kể khổ; Khi mất phương hướng, thấy cần một chổ để...

Yêu Thương và Vị Tha – Khi Trái Tim Nhẹ Nhàng Hơn
Đời sống

Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, đôi khi ta quên mất một điều đơn giản: một nụ cười có thể làm dịu đi bao căng thẳng, một lòng vị tha có thể làm nhẹ bớt gánh nặng tâm hồn. Câu nói khắc trên tảng đá trong khu vườn thiền như một lời...

“Hồn đất Việt” trong những tác phẩm “Gốm chùa”
Đời sống

Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường. Đường nét quê...

Không ai và không điều gì thực sự có quyền khiến ta khổ
Đời sống

Ta không khổ vì mất mát, mà vì ta chấp vào ý nghĩ rằng: Cái này là của tôi, tôi không được mất nó. Tham ái và chấp thủ chính là sợi dây vô hình buộc chặt ta vào vòng luân hồi của đau khổ. Đau khổ thường được ta gán cho những lý do...

Lỗi lầm và chướng ngại lớn nhất của đời người là truyền bá thị phi
Đời sống

Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Chung sống cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một mục công án,...

Hãy cười cho đời bớt khổ
Đời sống

Cười là một món quà nhiệm màu mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Là người Phật tử, tôi luôn tin rằng, một nụ cười chân thành có thể hóa giải những nỗi khổ đau, làm nhẹ đi gánh nặng của kiếp người, và mang lại sự an lạc ngay trong chính tâm...

Khi ta mong cầu, ta đã đặt một cái “ngã” lên trên mọi sự
Đời sống

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường bị cuốn vào những khát khao và mong cầu. Đôi khi, ta cố gắng nắm bắt điều gì đó một thành công, một tình yêu, hay thậm chí là một cảm giác an lạc tạm thời với hy vọng rằng điều đó sẽ mang...

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất
Đời sống

Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quí vị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế...

Ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân
Đời sống

Thông qua lời Phật dạy, với những giá trị về từ bi, trí tuệ và chân thật, mang đến những bài học quý giá giúp các cặp vợ chồng nhìn nhận, đối diện và vượt qua khó khăn trong hôn nhân một cách dễ dàng hơn. Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa...

Năm tháng dần trôi
Đời sống

Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi...

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa
Đời sống

Sống cẩn thận là một triết lý sống quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý để sống cẩn thận hơn: 1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ...

Hãy xem mình là khách viễn du
Đời sống

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu...

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Đời sống

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau. Trong cuộc sống đầy rẫy biến động...

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Đời sống

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã “Xem thường bảo vật trong tay” như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ… Để rồi “Dày đạp lên trên hạnh phúc” mà đi, thật xót xa...

Vipassana và kinh doanh
Đời sống

Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại,...

Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Đời sống

Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời… Nhân sinh...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.