Mọi tư tưởng, triết lý, quan điểm hay học thuyết của một đấng giáo chủ nào, sau khi trải qua những giai đoạn truyền thừa, đều có một vài sự thay đổi để thích ứng với các giai đoạn đó. Vì thế, cách chuyển tải nội dung tư tưởng hay cách lý giải về chúng đương nhiên sẽ có những sự thay đổi, phát triển, thậm chí có những điểm khác biệt với hình thức ban đầu khi chúng được đề xướng.

Nội dung lời dạy của Đức Phật về giáo lý, về giới luật trải qua những giai đoạn truyền thừa cũng không nằm ngoài quy luật ấy, trải qua thời gian dài ngắn, trải qua từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử, cùng với những kiến giải khác nhau hay do hoàn cảnhcăn cơ khác nhau mà mỗi hành giả có một cách tiếp nhận và thực hành giáo lý của Đức Phật khác nhau. Từ đó, xảy ra sự bất đồng quan điểm trong đoàn thể Tăng-già. Cho nên, phát sinh hiện tượng phân chia bộ phái trong Phật giáo thành những truyền thống Phật giáo khác nhau. một bên theo truyền thống bảo thủ là Thượng Tọa bộ (Theravada) và một bên thay đổi để khế hợp với thời đại nên tách ra lập thành phái Đại Chúng bộ (Mahàsanghika).

Tựu trung, thời gian thực sự xảy ra việc phân chia bộ phái được xác định là khoảng hơn 100 năm kể từ sau khi Đức Phật nhập diệt, có hai nguyên nhân chính:

1. Sự bất đồng về giới luật được thể hiện ở đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất

Khoảng hơn 100 năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, Tôn giả Da-xá (Yasa) là người ở phía Tây, đi du hóa đến thành Tỳ-xá-ly (Vesali) ở phía Đông. Thấy các Tỳ kheo ở phía Đông nhận tiền của bạch y, Da-xá không đồng tình, bèn nói việc nhận tiền này là trái với giới luật Đức Phật dạy. Chúng Tỳ-kheo tộc Bạt-kỳ ở thành Tỳ-xaly buộc tội ngài Da-xá hủy báng Tăng-già nên yêu cầu Tôn giả Da-xá sám hối trước Tăng chúngTrưởng lão Da-xá không chấp nhận điều đó là sai nên lánh về phía Tây, đi đến các địa phương như Mathùrà, Avanti… để cầu thỉnh những vị Trưởng lão nghiêm trì giới luật và tu khổ hạnh để huy động tập họp đại hộiĐại hội lần này gồm có 700 vị Tỳ-kheo, được tổ chức tại thành Tỳ xá-ly. Vì số lượng người tham dự đại hội quá đông, cho nên, trong 700 người tham dự đại hội thuộc cả hai phía Đông, Tây, mỗi bên cử ra bốn vị được Tăng chúng kính trọng. Tám vị này đại diện cho 700 người tham dự đại hội có trách nhiệm tập hợp, xem xét các ý kiến để đưa ra kết luận cuối cùng. Đây là đại hội thứ hai của Tăng đoàn Phật giáo sau khi Đức Phật nhập diệtđại hội có tên Thất bách kết tập.

Nội dung kỳ đại hội này chủ yếu đưa ra mười việc mà các Tỳ-kheo tộc Bạt-kỳ (Vajji) hành trì để xem xét là đúng hay sai so với giới luật Phật chế.

Mười việc đó là:

1. Được phép để dành muối trong đồ chứa làm bằng sừng.
2. Được phép ăn trong vòng hai chỉ tay sau thời gian quy định.
3. Được phép khất thực ở thôn khác.
4. Được phép cử hành Bố-tát tại hai nơi khác nhau cùng một khu vực.
5. Nếu dự đoán được sự đồng ý của chư vị Tỳ-kheo, số người có mặt tuy không đủ số lượng như quy định, vẫn được phép thực hiện phép Yết-ma.
6. Được phép tùy thuận theo thói quen thường ngày của Hòa thượng A-xà-lê.
7. Được phép ăn uống sữa chưa qua quấy trộn.
8. Được phép uống nước dừa chưa lên men.
9. Được phép may tọa cụ không có đường viền.
10. Được phép tiếp nhận tiền bạc1 .

Đại hội lần này quyết định mười việc trên là phi pháp, không đúng lời Phật dạy. Thế nên, sau kỳ đại hội có nhiều vị Tỳ-kheo ở phía Đông không đồng tình với quyết định này; các ngài tập hợp khoảng 1.000 vị Tỳ-kheo, mở đại hội riêng, gọi là Đại kết tập hay Đại chúng kết tập. Vì nguyên nhân này giáo đoàn Phật giáo phân thành hai bộ, Đại Chúng bộ (Mahàsanghika) có tư tưởng cấp tiến; còn những vị phía Tây có tư tưởng bảo thủ thành lập Thượng Tọa bộ (Theravàda).

Trong thời Đức Phật còn tại thế, cuộc sống của chúng Tỳ-kheo chủ yếu là du hóa khắp nơi để truyền đạo, ngày đi khất thực để nuôi sống sắc thân, tối đến ngủ gốc cây… thì không cần chứa muối làm gì; lại nữa, với cuộc sống như vậy thì không cần phải nhận tiền bạc. Nhưng vào thời điểm sau khi Đức Phật nhập diệt trên 100 năm, cuộc sống của Tăng chúng đã khác, các ngài chung sống trong các tinh xánếu không có tiền thì sẽ không duy trì được đời sống tập thể ấy…. Cũng như hiện tạinếu không giữ tiền thì không có để chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày; vì rõ ràng việc đi lại, học hành… đều cần phải có tiền. Thế nên, những giới nào không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại và không giúp ích gì đến sự tu tập của người tu thì có thể thay đổi. Giới luật Phật chế để cho những ai hành trì sẽ được thanh tịnhgiới không phải là xiềng xích kìm hãm con đường tu tập của hành giảLịch sử cho thấy những bất đồng trong quan điểm giới luật đã nhen nhúm từ thời Đức Phật còn tại thếcho đến thời điểm sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm, đã thể hiện rõ nét bằng kỳ đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai. Theo Nam truyền, đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân phái Phật giáo.

2. Bất đồng quan điểm tư tưởng giáo lý về năm việc Đại Thiên đề xướng

Theo Phật giáo Bắc truyền, nguyên nhân dẫn đến sự phân phái Phật giáo là do năm việc mà ngài Đại Thiên (Mahàdeva) đề xướng. Có rất nhiều thuyết khác nhau nói về Đại Thiên và năm việc của ông. Đơn cử, luận Đại Tỳ-bà-sa nói Đại Thiên là một người xấu xa, phạm ba trọng tội: giết cha, giết mẹ và giết A-la-hán. Nhưng cũng trong bộ luận này nói Đại Thiên là người thông minh, chẳng bao lâu sau khi xuất gia đã thông Tam tạng Thánh điển, chứng A-la-hán, có tài biện luận vô ngại, được vua mời vào cung thuyết pháp. Một hôm, đến kỳ Bố-tát, Đại Thiên đứng ra giữa chúng nói bài kệ: Dư sở dụ, vô triDo dự, tha linh nhập, Đạo n hân thanh cố khởi, Thị danh chân Phật giáo2 .

Qua bài kệ này, ngài Đại Thiên đưa ra năm việc cho rằng quả vị A-la-hán không bằng quả vị Phật.

1. Dư sở dụ

Theo Đại Thiên thì thân vật lý phải chịu sự chi phối của vật lý, không thể thần thánh hóa rằng ở người chứng quả A-la-hán thì còn không chịu sự chi phối của vật lý nữa. Đức Phật là bậc Toàn giác mà Ngài còn bị nhức đầu khi dòng Sakya bị sát hại, Ngài cũng cảm xúc khi đứng ở thành Tỳ-xá-ly nhìn về Ca-tỳ-la-vệ mà rơi ba giọt nước mắt; Đức Phật cũng phải ăn cơm, uống nước, nóng thì đổ mồ hôi, lạnh thì run rẩy… Phía Thượng Tọa bộ cho rằng người đã chứng quả vị A-la-hán thì thân thể không còn sự chi phối của vật lý, từ đó phát sanh sự tranh cãi.

2. Vô tri

Đại Thiên quan niệm Vô tri có hai trường hợp:

Thứ nhấtnhiễm ô vô tri: bắt nguồn từ vô minh thì A-la-hán đã đoạn trừ. A-la-hán chỉ biết những việc liên quan đến giải thoát. Bậc chứng A-la-hán tuyên bố: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”3

Thứ haibất nhiễm ô vô tri, tức vô tri do tập khí thì A-la-hán chưa đoạn trừ. Phía Thượng Tọa bộ cho rằng, A-la-hán thì không còn vô tri, vì theo họ nghĩ vô tri chính là vô minh. Nhưng, quan điểm của Đại Thiên cho rằng bất nhiễm ô vô tri là do tập khí nhiều đời nên A-la hán vẫn còn. Đức Phật thì khác, Ngài là bậc nhất thiết trí nên biết hết tất cả. Đức Phật tuyên bố: “Ta là Bậc nhất thiết trí, Bậc nhất thiết kiến, là Bậc tri đạo, Bậc khai đạo, Bậc thuyết đạo”4 .

3. Do dự hay còn gọi là Nghi, theo Đại Thiên thì nghi có hai trường hợp

Thứ nhất: xứ phi xứ nghi, là những điều không thuộc suy nghĩ của A-la-hán như khi đi đến một nơi xa lạ thì A-la-hán nghi ngờ không biết đường này có đúng không, vì nghi ngờ nên phải nhờ người chỉ dùng.

Thứ hai: tùy miên tánh nghi, nghi này thì bậc A-la hán đã đoạn. A-la-hán không còn hoài nghi về bổn phận và trách nhiệm của mình. Tuy nhiênThượng Tọa bộ cho rằng, đã chứng A-la-hán thì không còn do dự, từ đó xảy ra mâu thuẫn.

4. Tha linh nhập

Đại Thiên cho rằng, có người đã chứng A-la-hán nhưng không biết mình đã chứng phải nhờ người khác chỉ mới biết mình chứng. Thượng Tọa bộ cho rằng, Đại Thiên là người ngu tối nên mới nói như vậy, từ đó mới xảy ra tranh cãi.

5. Đạo nhân thanh cố khởi

Đại Thiên giải thích một cách rõ ràng, chặt chẽ, rành mạch bốn việc trên, nhưng Thượng Tọa bộ không chấp nhận bèn hỏi Đại Thiêndựa vào cơ sở nào để nói bốn việc đó. Đại Thiên trả lời dựa vào kinh A-hàm truyền miệng mà trình bày. Thời đó, lời Phật dạy được ghi nhớ trong đầu rồi truyền miệng nên nhờ vào âm thanh này mà nhiều người chứng quả. Nhưng, trí nhớ con người có giới hạn nên phải ghi lại để khỏi bị sai lệch. Từ đó, những lời dạy của Đức Phật mới được ghi lại bằng chữ viết.

Qua cách lý giải của Đại Thiên, điều này chứng tỏ quả vị A-la-hán chưa bằng quả vị Phật, chỉ có quả vị Phật mới toàn hảo. Từ những bất đồng trong tư tưởng giáo nghĩaquả vị tu chứng nên dẫn đến mâu thuẫn phát sanh. Theo Phật giáo Bắc truyền, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân phái trong Phật giáo.

Như Dị Bộ tông nhận định: “Bấy giờ, Đại Tăng của Phật giáo bắt đầu phân hóa, sự thể là do bốn chúng bình nghị khác nhau về năm sự của Đại Thiên đưa ra mà chia thành hai bộ, là Đại Chúng bộ và Thượng Tọa bộ”5 .

Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến sự phân phái Phật giáo không phải bắt đầu khi Đại Thiên xuất hiện, mầm mống của sự phân phái Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, khi Đề bà-đạt-đa xúi giục 500 Tỳ-kheo rời khỏi Giáo đoàn của Đức Phật để thành lập giáo đoàn riêng. Chính những mầm mống này âm ỉ kéo dài và được thể hiện rõ nét ở kỳ Đại hội Kiết tập Kinh điển lần thứ hai. Theo phái Thượng Tọa bộ, do bất đồng quan điểm về giới luật, còn theo Đại Chúng bộ thì do bất đồng tư tưởng giáo lý được thể hiện qua sự tranh cãi năm việc của Đại Thiên đưa ra.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự phân phái của Phật giáo? Nếu theo quan điểm của Thượng Tọa bộ thì nguyên nhân phân phái là do bất đồng về giới luật. Thế thì tại sao sáu bộ luật còn lại: 1. Mahàsanghika-vinaya (Luật của Đại Chúng bộ); 2. Mùlasarvastiràda-vinaya (Luật của Căn bản Nhất thiết hữu bộ); 3. Sarvastiràda-vinaya (Luật của Nhất thiết hữu bộ); 4. Mahìsaraka-vinaya (Bát thập tụng luật); 5. Theravada-vinaya (Luật của Thượng Tọa bộ); và 6. Dharmaguptaka-vinaya (Luật của Pháp Tạng bộ) nội dung các giới trọng đều giống nhau, chỉ khác về số lượng giới pháp chúng học (là những giới liên quan đến việc ăn mặc, đi lại…).

Như thế, mười điều được đưa ra bàn luận ở Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ hai có nên gọi là phi pháp hay không? Ví như, thời Đức Phật, muối là quý, viền tọa cụ là quý mà Đức Phật luôn dạy hàng đệ tử sống thiểu dụctri túc nên Ngài cấm không cho chứa muối trong sừng, không cho may tọa cụ quá khổ quy định, là hợp với thời điểm đó. Nhưng đến thời bấy giờ, cuộc sống Tăng đoàn chủ yếu sống ở tự viện không còn đi du hóakhất thực, ngủ dưới gốc cây như thời đó. Cho nên, cần phải chứa muối để sử dụng và muối không phải là quý đối với thời đại này nữa nên giới đó không còn phù hợpThế cho nêngiới luật của Phật không khác mà chỉ khác nhau ở tư tưởng, do sự tiếp cận, hiểu biết và thực hành lời Phật dạy khác nhau được thể hiện rõ qua năm việc Đại Thiên đề xướng là nguyên nhân dẫn đến sự phân phái Phật giáo.

Tóm lạinguyên nhân chính và rõ ràng nhất dẫn đến sự phân phái trong Phật giáo là do bất đồng về tư tưởng giáo lýthể hiện qua năm việc mà Đại Thiên đề xướngGiáo lý của Đức Phật chỉ có một nhưng hàng đệ tử hiểu lời Phật dạy khác nhau, phương thức tu tập khác nhau, cách tiếp nhận lời Phật dạy khác nhau, quan điểm về quả vị tu chứng khác nhau nên xẩy ra sự bất đồng trong đoàn thể Tăng-già, từ đó dẫn đến sự phân phái trong Phật giáo.

Thích Nữ Lệ Nhiên | Văn Hóa Phật Giáo Số 328 ngày 1-9-2019 


Chú thích:
1. Thích Hạnh Bình, Phương Anh dịch, Khái luận Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, TP.HCM, Nxb Phương Đông, 200, tr.53-54.
2. Hạnh Bình, Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2006, tr.19-20.
3. Thích Minh Châu dịch, Tăng chi bộ kinh; tập 2, chương 5 pháp, Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2005, tr.419.
4. Thích Trí Tịnh dịch, Kinh Diệu pháp Liên hoa, phẩm Dược thảo dụ thứ 5, Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2007, tr.189.
5. Trí Quang dịch, Dị Tông luận, Nxb TP.HCM, 1995, tr.61.
Thư mục tham khảo:
1. Hạnh Bình, Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2006.
2. Thích Nhật Chiếu, Luật học Đại cương, Nxb Tôn Giáo, 2007.
3. Trí Quang dịch, Dị Tông luận, Nxb TP.HCM, 1995.
4. Thích Trí Tịnh dịch, Kinh Diệu pháp Liên hoa, phẩm Dược thảo dụ thứ 5, Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2007.
5. Thích Minh Châu dịch, Tăng chi bộ kinh; tập 2, chương 5 pháp, Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2005.
6. Thích Hạnh Bình, Phương Anh dịch, Khái luận Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, TP HCM, Nxb Phương Đông, 2013.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đóng góp của thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Từ khi xuất hiện cho đến khi tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch, dòng thiền Liễu Quán được thắp sáng và lan tỏa chánh pháp bởi các đệ tử và các pháp tôn. Trong các thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX, Thiền phái Liễu Quán ra đời, phát triển và mở...

Tục Bầu Hậu Phật qua một số văn bia ở Thanh Hóa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Bầu Hậu Phật, lập Hậu Phật là hoạt động văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo ở làng xã nước ta trước đây. Người gửi hậu Phật có thể là do hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích khác nhau, nhưng tựu trung, hoạt động này phản ánh tâm linh, tư...

Phổ hệ truyền thừa thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hoà
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Liễu Quán, một trong năm thiền phái của dòng thiền Lâm Tế có sự ảnh hưởng lớn ở nước ta. Trong dòng chảy lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam, Liễu Quán tuy ra đời muộn nhưng là dòng thiền có phạm vi rộng khắp bởi tính bản địa....

Hành trình Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa
Lịch sử, Nghiên cứu

BƯỚC ĐƯỜNG TÂY CHINH VÀ LỘ TRÌNH KHAI THÔNG THƯƠNG MẠI – VĂN HÓA Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới cổ đại. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau...

Thiền sư Nguyên Thiều cầu nối cho sự giao lưu Phật giáo Trung-Việt thế kỷ XVII-XVIII
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Giữa thế kỷ XVIII, Thiền sư Nguyên Thiều thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 33, từ Quảng Đông chấn tích đến Đàng Trong truyền đạo. Dưới uy đức và đạo hạnh của Ngài cùng sự hộ trì của chính quyền chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong đã từng bước khởi sắc và...

Tính dân gian trong Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Đối với người Việt, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, có quá trình gắn bó và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình định cư của cư dân Việt trên vùng đất được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, “lam sơn...

Điển cố Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Trong các sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, Phật giáo để lại dấu ấn sâu đậm. Một trong những dấu ấn đó là sự xuất hiện thường xuyên với vai trò quan trọng của lớp từ ngữ điển cố Phật giáo trong các tác phẩm của ông. Bài viết hướng đến nhận...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

Anāthapiṇḍika (Tu Đà Cấp Cô Độc): Cuộc đời và sự đóng góp cho Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đạo Phật ra đời không ngoài mục đích ban cho chúng sanh niềm an lạc và hạnh phúc. Nhưng để tồn tại, chúng đệ tử cần biết giữ gìn và thực hiện theo lời dạy của Ngài. Trong số đệ tử của Đức Phật thời bấy giờ có một vị Ưu-bà-tắc được mệnh danh...

Giải mã Phật viện Đồng Dương nhìn từ cấu trúc của Thai tạng giới mạn-đà-la Mật tông.
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Phế  tích Đồng Dương (1) là tổ hợp kiến trúc đền-tháp Phật giáo quan trọng nhất của vương quốc Champa, hiện tọa lạc tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Phế tích đồ sộ này đã được Henri Parmentier và Charles Carpeaux khai quật trong thời gian từ ngày 07-9-1902 đến...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thiền phái Liễu Quán – Những nét tương đồng
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là thiền phái Phật giáo yêu nước, nhập thế, kết hợp chặt chẽ giữa đời và đạo, đạo với đời. Vào thế kỷ XVII-XVIII, hệ tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm lại có điều kiện tỏa sáng trong đời sống người dân. Hệ tư tưởng này...

Tư tưởng nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong sự nghiệp đoàn kết, xây dựng và phát triển đất nước
Luận, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đồng hành trong đời sống tinh thần của dân tộc. Tuy nhiên, đến thế kỷ 13 khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ sư khai sáng thì Phật giáo...

Tinh thần nhập thế, hộ quốc an dân và công hạnh các bậc cao tăng trong lịch sử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã có từ thời Mâu Tử, nhưng dưới thời Vua Trần, thì được phát triển mạnh mẽ nhất. Đặt nền móng cho tinh thần nhập thế ấy là khi tướng Trần Thủ Độ nói với Vua Trần Thánh Tông: “Tôi dám nói rằng bệ hạ vì sự tự...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học chữ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến chuyển, phản ảnh đời sống con người văn học chữ Nôm giai đoạn này cũng đã ghi nhận vào mình khá đầy đủ mọi phương diện về đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đời sống ấy được quy chiếu vào văn thơ...

Tôn Sư trọng Đạo – dưới góc nhìn của đạo Phật
Nghiên cứu, Văn hóa

Nói đến truyền thống Tôn sư trọng đạo là nói đến mối quan hệ tương tức và tương nhập. Đây là mối quan hệ cùng nhau, nếu thiếu hay tách biệt sẽ không tồn tại. Có cả thầy và trò trong mối quan hệ trong nhau, cùng nhau, để hiện hữu, chuyển tải và hóa Đạo...

Tìm hiểu trai đàn Giải oan Bạt độ trong nghi lễ Phật giáo xứ Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Trai đàn Giải oan bạt độ là một pháp phương tiện. Nó nhắc nhở mỗi con người nên tự thân ý thức về những hành nghiệp của mình, đừng để gây ương lụy để rồi thọ khổ quả, đó là ý nghĩa “lấy việc độ tử mà độ sinh” trong Đạo Phật. Dẫn nhập: Nghi lễ...