DẪN NHẬP

“Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi thương, khổ đau, lắm lúc nó còn nhận chìm cả thân, tâm chúng ta vào sông sâu mê muội và ngông cuồng. Do đó mà bậc Giác Ngộ bằng tình yêu của đại bi và nhận thức của đại trí, giúp mọi người nhận chân đằng sau sự sống mong manh của thế gian: đâu là khổ, đâu là vui, qua bản kinh “Bà-la-môn mất con, thương nhớ không nguôi”.

Nguyên tác “Phật thuyết Bà-la-môn tử mạng chung ái niệm bất li kinh”   (佛說婆羅門子命終愛念不離經),   do   ngài   An   Thế   Cao   người nước An Tức (một vương quốc xưa, nằm ở đất Ba Tư [nay là Iran]) dịch thời Hậu Hán, tạng Đại Chánh quyển 1, số hiệu 91, trang 915a7. Bản kinh này tương đương với kinh Ái sanh (愛生經-216) trong Trung A-hàm quyển 60, Tam tạng Tăng-già-đề-bà dịch thời Đông Tấn, tạng Đại Chánh 1, số hiệu 26, trang 800c21.

TOÁT YẾU NỘI DUNG KINH

Một thời đức Phật trú ở rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một người Bà-la-môn có đứa con vừa mất, lòng ông cứ thương nhớ không nguôi. Ông bỏ ăn, bỏ uống… chỉ đến gò mả khóc lóc và nhớ lúc ẵm con trên tay.

Sau đó, ông đi lang thang khắp nơi, mới đến chỗ Phật, ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn hỏi:

– Này Bà-la-môn! Tại sao các căn của ông không ổn định?

– Thưa Cù-đàm! Làm sao căn ý của tôi ổn định được. Tôi có một đứa con đã chết, thương nhớ mãi, không thể ăn uống… ở nhà khóc lóc và nhớ lúc bồng ẵm nó.

Đức Thế Tôn bảo:

– Đúng vậy, đúng vậy! Này Bà-la-môn, khi ái phát sanh chắc chắn sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.

Người Bà-la-môn ba lần hỏi: “Tại sao khi ái sanh lại ưu sầu, khổ não, không vui. Khi ái sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ chứ?” Nhưng đức Thế Tôn cũng ba lần trả lời như trước.

Người Bà-la-môn nghe Thế Tôn nói như vậy, không vui, cho là sai, không bằng lòng bỏ đi. Lúc này bên ngoài cổng tinh xá Kì-hoàn, có những người đang vui chơi, ông trông thấy liền nghĩ: “Người thông minh thế gian cho đây là hơn hết. Ta hãy đem những điều luận bàn với Sa-môn Cù-đàm nói cho họ nghe.” Ông mới kể lại cho họ, họ đều nói, khi ái sanh làm gì có ưu sầu, khổ đau; khi ái sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ.

Người Bà-la-môn thấy những người vui chơi nói giống ý mình, ông bỏ đi. Những lời luận bàn này dần dà truyền đến cung vua. Vua Ba-tư-nặc nghe được rằng: “Sa-môn Cù-đàm nói, lúc ái sanh thì ưu sầu, khổ não, không vui.” Vua Ba-tư-nặc kể lại với phu nhân Mạt-lị. Phu nhân Mạt-lị tán đồng lời đức Thế Tôn nói là đúng. Vua Ba-tư-nặc không chấp nhận, cho rằng phu nhân là đệ tử của Thế Tôn nên nói theo. Phu nhân Mạt-lị thưa:

– Nếu đại vương không tin lời của thần thiếp, thì sai sứ giả đến hỏi Thế Tôn xem.

Vua Ba-tư-nặc liền sai Bà-la- môn Na-lê-ương-già đến chỗ Thế Tôn gởi lời thăm hỏi và thưa, có phải Thế Tôn nói những lời, “khi ái sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui” chăng? Na-lê-ương-già vâng lệnh, cấp tốc đến chỗ Thế Tôn chuyển lời thăm hỏi sức khỏe Thế Tôn và bạch lại những lời nhà vua hỏi. Đức Thế Tôn bảo:

– Này Na-lê-ương-già! Ta hỏi ông, tuỳ theo sự hiểu biết của ông mà trả lời. Nếu có người mẹ mạng chung, người con tâm ý cuồng loạn… đi đâu cũng nói: “Ta không thấy mẹ! Ta không thấy mẹ”… cũng như thế, cha, anh, chị, em hay vợ mạng chung, người kia tâm ý cuồng loạn… đi đến đâu cũng nói: “Ta không thấy cha ta, vợ ta…!” Vậy, khi ái đã sanh chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui. Này Na-lê-ương-già! Xưa có một người phụ nữ về thăm gia đình, thân thuộc muốn cưỡng bức cô ta (cải giá) với người khác. Người phụ nữ này tức tốc chạy về nhà chồng, nói với chồng: “Anh biết không, thân thuộc của em muốn bắt em đem cho người khác. Anh phải tính sao ngay bây giờ đi.” Người chồng liền cầm con dao bén, nắm tay vợ kéo vào trong nhà, nói: “Phải cùng đi với nhau! Phải cùng đi với nhau!” Nói xong anh đâm vợ chết rồi tự sát luôn. Này Na-lê-ương-già! Nên biết, do ái sanh mới có ưu sầu, khổ não, không vui.

Bà-la-môn Na-lê-ương-già ghi nhớ lời Thế Tôn dạy, trở về tâu lại vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặc đem chuyện ấy nói với phu nhân Mạt-lị. Phu nhân Mạt-lị muốn chứng minh thêm với nhà vua, bà hỏi vua Ba-tư-nặc:

– Đại vương có yêu thương đại tướng Tỳ-lưu-la[1] không?

– Ta thương đại tướng Tỳ-lưu-la.

– Đại vương có yêu thương đại tướng Hiền Thủ, con voi lớn Nhất-bôn-đà-lợi,[2]nàng Bà-di-đề,[3] phu nhân Bà-sa sát-đế-lệ,[4] và nhân dân Ca-thi, Câu-tát-la không?

– Ta yêu thương mọi người và nhân dân hai nước này cung cấp năm thứ dục lạc cho ta nên ta cũng yêu thương họ.

– Nếu tất cả bị bại hoại, bị biến đổi, nhà vua có ưu sầu, khổ não, không vui không?

– Ta sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.

Phu nhân Mạt-lị lại hỏi:

– Đại vương có yêu thương thần thiếp không?

– Ta rất yêu thương nàng.

– Đại vương! Nếu thần thiếp bị bại hoại, bị biến đổi, đại vương có ưu sầu, khổ não, không vui không?

– Ta rất ưu sầu, khổ não, không

– Này Đại vương! Do vậy nên biết, nếu ái sanh thì có ưu sầu, khổ não, không vui.

– Này Mạt-lị! Vậy kể từ hôm nay, Sa-môn Cù-đàm là thầy của ta, ta là đệ tử của Ngài. Nay ta qui y Phật, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Mong đức Thế Tôn nhận ta làm Ưu-bà-tắc (người nam cận sự). Ngay từ bây giờ ta bắt đầu không sát sanh nữa, và sẽ qui y Phật.

Nói xong, từ xa vua Ba-tư-nặc nghe đức Thế Tôn dạy, hoan hỷ vui mừng.

LỜI KẾT

Tâm thức luyến ái của chúng sanh bị khổ đau trước cảnh người thân mình ra đi, hay tình cốt nhục mãi chia lìa, được kinh điển minh chứng rất nhiều. Trong các truyện tích Pháp Cú dẫn: Có một phú ông vì con chết mà tinh thần suy sụp, đến chỗ hỏa táng con khóc mãi… Đức Phật đến khuyên bảo: Có sinh thì có chết, mọi sinh vật đều như vậy… Đừng nghĩ lầm chỉ có mình chết con. Đau thương và sợ hãi toàn do lưu luyến mà ra (Pháp Cú 212). Lại kể, bà Tỳ-xá-khư rất khó chịu đựng đau đớn khi đứa cháu gái không may qua đời. Bà tìm đến Phật, Phật dạy, mỗi ngày chỉ nước Xá-vệ này mà đã có không ít người chết?… Nếu họ là con cháu bà, không lẽ bà khóc suốt ngày suốt đêm… Phải biết chính lưu luyến tạo ra đau thương và sợ hãi (Pc 213). Phật cũng dạy chàng Kumara đau khổ khi vợ chết, “đau thương do dục vọng dẫn ra, dục vọng thành khát vọng dẫn ra đau thương với kinh hãi.” (Pc 215).

Vậy người Bà-la-môn mất con, thương nhớ, khóc lóc…, hay vua Ba-tư-nặc yêu thương phu nhân Mạt-lị, yêu thương thần dân của mình cũng do ái phát sanh, ái phát sanh sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui.

“Ái” là một trong 12 nhân duyên, ái là tham luyến chấp trước tất cả sự vật. Ái tức là yêu. Ái còn hàm nghĩa: thân ái, dục lạc, ái dục và khát ái. Ái là nói đến tình yêu có quan hệ thân tộc huyết thống với mình; thân ái là nói về tình bạn. Còn yêu thương một đối tượng đặc biệt nào đó là dục lạc; tình yêu chỉ kiến lập trong quan hệ về tính là ái dục, và yêu say đắm ai đến nỗi si tình là khát ái. Những nghĩa đó đều thuộc tình yêu của con người, mà bản chất là từ yêu thương mình (tự ái) mới đi đến tình ái, rồi biến thái qua khát ái. Khát ái lại là bản thể ái tình của con người, do thứ ái tình này mà phát sinh ra khổ não, từ khổ não sinh đau đớn (bi thương).

Trong văn kinh, từ cảnh người Bà-la-môn mất con, đến cảnh những người vui chơi trước cổng tinh xá Kì-hoàn, rồi Phật khai thị cho Na-lê-ương-già nghe để chuyển lời đến vua Ba-tư-nặc, sau đó phu nhân Mạt-lị giải thích thêm, đều cho chúng ta thấy rằng tất cả là vô thường, mọi thứ đều thay đổi, hữu hình thì hữu hoại, luyến ái hay bám víu vào sẽ khổ, mà nỗi khổ khi mình phải rời bỏ cảnh mà mình ưa thích, hay xa lìa người mà mình thương yêu là nỗi khổ của sự biệt li (ái biệt li khổ). Sự đau khổ này là một hiện thực, đức Phật không dạy chúng ta chối bỏ, hay trốn chạy mà nên khôn ngoan nhận diện bản chất của thế gian, và đức Phật cũng không dạy chúng ta phải vô cảm trước cảnh đau thương, lãnh đạm với người thân mình qua đời, đừng quan tâm chăm sóc bất cứ ai, quay lưng với những niềm vui thế gian… mà đức Phật dạy mọi người phải chấp nhận sự thật, có sanh thì có tử, có hợp thì có tan, bình thản đối mặt với thống khổ, không nên kìm nén, loại bỏ đau đớn dần bằng chánh niệm. Và tình yêu thương phải được vun trồng bằng lòng bi mẫn và trí tuệ; nếu yêu thương mà thiếu trí là thương hão thương quàng, dễ bị mù quáng, dẫn đến vị kỷ, chấp ngã, như anh chàng kia giết vợ, rồi tự sát, cho là làm như vậy sẽ được mãi bên nhau chăng? Xử trí một cách cuồng si như thế trên thế gian này không phải là ít.

Mọi thứ đều thay đổi, luyến ái càng khổ đau, sầu muộn, bất an… mãi mãi khống chế con người; ngay cả quyền lực cái thế, giàu sang tột đỉnh, dục lạc đầy đủ như vua Ba-tư-nặc vẫn cảm thấy bất lực trước nó. Duy chỉ có con đường chí thiện hướng đến đời sống tâm linh, nương tựa vào ba ngôi báu, đặt niềm tin vào trí tuệ Phật (qui y Phật), hiểu được giáo pháp, thấy rõ bản chất khổ đau (qui y Pháp) và tìm thấy sức mạnh của mình trong đời sống thuần nhất, hòa hợp của Tỳ-kheo Tăng (qui y Tăng), đó mới chính là con đường hạnh phúc cuối cùng mà vua Ba-tư-nặc, cũng như bao chúng sanh khác đang qui ngưỡng quay về.

Thích Tâm Nhãn


[1] Tỳ-lưu-la 鞞留羅: Pāli. Vi ḍūḍabha, con trai vua Ba-tư-nặc (Pasenadi).

[2] Voi  lớn  Nhất-bôn-đà-lợi  一奔陀利: Pāli. Ekapundarīka (Nhất bạch liên hoa), hai bên hông con voi này có những đốm trắng hình hoa sen trắng.

[3] Nàng Bà-di-đề 婆夷提: Pāli. Vajīrīkumāri, công chúa, con gái độc nhất của Ba-tư-nặc và Mạt-lị, sau được gả cho vua A-xà-thế.

[4] Phu nhân  Bà-sa  sát-đế-lệ  婆沙剎諦隷: Pāli. Vāsabha (khattiyā), một nữ tì dòng họ Thích, được giả làm con gái của Ma-ha-nam, và gả cho vua Ba-tư-nặc, về sau sinh Tỳ-lưu-li.


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...