1. Nguyên văn

啟建法筵  爲狀仰事。茲據

越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉

佛聖上香獻供懺謝先師祈安迎祥集福事。今…

言念、辰當…節、吉日良晨、載陳箔禮、懺謝先師、願保平安、延長福壽、謹以香花齋盤清酌庶品之儀、右謹奉上。

三皇五帝六藝先師。三世聖賢百工技藝、流傳演派、歷代尊師。孔路覺海古徃今來、諸眞聖衆、仝來合坐。

伏望、諸眞保護、列位扶持、四辰無半點之災、八節納泰來之慶。謹狀。

右狀仰

尊神列位炤鑒。

歲次…年…月…日時 。仰狀

2. Phiên âm

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị trạng ngưỡng sự.

Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim …

Ngôn niệm: Thần đương … tiết, cát nhật lương thần; tải trần bạc lễ, sám tạ tiên sư; nguyện bảo bình an, diên trường phước thọ; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Tam Hoàng Ngũ Đế1 Lục Nghệ2 Tiên Sư.

Tam Thế Thánh Hiền bách công kỹ nghệ, lưu truyền diễn phái, lịch đại tôn sư. Khổng Lộ Giác Hải cổ vãng kim lai, chư chơn thánh chúng, đồng lai hợp tọa.

Phục vọng: Chư chơn bảo hộ, liệt vị phò trì; tứ thần vô bán điểm chi tai, bát tiết nạp thái lai chi khánh. Cẩn trạng.

HỮU TRẠNG NGƯỠNG

Tôn thần liệt vị chiếu giám.

Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Ngưỡng trạng.

3. Dịch nghĩa

Pháp Diên Mở Bày Vì trạng kính dâng

Nay căn cứ: Việc gia đình hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật Thánh dâng hương hiến cúng sám hối tạ ơn Tiên sư cầu an đón lành góp phước. Nay …

Nép nghĩ: Thời đang tiết …, ngày tốt giờ lành, bày khắp lễ mọn, cúng tạ Tiên sư, xin giúp bình yên, kéo dài phước thọ, kính lấy hương hoa cỗ chay rượu trong phẩm mọn lễ nghi, kính thành dâng lên:

Tam Hoàng Ngũ Đế Lục Nghệ Tiên Sư.

Ba Đời Thánh Hiền trăm công kỹ nghệ, lưu truyền liên tục, các đời tôn sư. Khổng Lộ Giác Hải xưa trước đến nay, chư chơn Thánh chúng, cùng đến an tọa.

Cúi mong: Chư chơn giúp đỡ, các vị chở che; cả ngày không một chút tai ương, năm trọn được bình yên tốt đẹp. Kính trạng.

Kính Dâng Trạng

Tôn thần các vị soi xét.

Lúc … ngày … tháng … năm … Kính trạng.

4. Chú thích

  1. Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝): Tam Hoàng Ngũ Đế là các vị đế vương trong truyền thuyết xuất hiện trước triều đại nhà Hạ (夏, khoảng 2070 ttl.-1600 ttl.) Trung Quốc. từ thời đại Tam Hoàng cho đến thời đại Ngũ Đế, trãi qua vô số kể, tối thiểu mấy ngàn năm. Khảo cổ cận đại đã phát hiện ở khu vực Trung Nguyên (中原) nền Văn Hóa Bùi Lý Cương (裴李崗文化) và Văn Hóa Giả Hồ (賈湖文化), v.v., khoảng từ 7.000 đến 10.000 năm trước đã xâm nhập vào xã hội nông nghiệp; trong đó có các phù hiệu khắc cốt rùa có tính chất văn tự, cùng với chữ giáo cốt thời Ân Thương khoảng 3.000 năm trước, có những điểm tương tự nhau. Tam Hoàng Ngũ Đế là đại biểu cho những thủ lãnh kiệt xuất thời thượng cổ của Trung Hoa, có nhiều thuyết về các vị này. Về cơ bản, bất luận chiếu theo sử thư ghi chép hoặc giả truyền thuyết thần thoại Trung Quốc, tất cả đều công nhận rằng niên đại hiện hữu của Tam Hoàng có sớm và xa hơn niên đại của Ngũ Đế. Về đại thể, thời đại của Tam Hoàng tính đến nay rất xa, hoặc có thể từ 4.000 đến 5.000, 7.000, hay 8.000 năm trước; nhưng thời đại của Ngũ Đế thì không xa với nhà Hạ, khoảng hơn 4.000 năm trước. Thời đại của Tam Hoàng chính là thời kỳ phát triển manh nha văn minh Trung Hoa. Tư liệu lịch sử cho biết rằng thời đại này là thời kỳ chuyển biến giữa xã hội Thị Tộc Mẫu Hệ và Thị Tộc Phụ Hệ. Cho nên, ban đầu Nữ Oa (女媧) được liệt vào trong một trong Tam Hoàng. Đến thời đại Ngũ Đế thì đã kinh qua xã hội Phụ Hệ, địa vị xã hội đã được chuyển giao cho người nam. Nền văn minh của thời đại Ngũ Đế là sự kế tục nền văn minh thời đại Tam Hoàng. Lấy chữ nghĩa làm thí dụ, như truyền thuyết Phục Hy (伏羲) đã sáng tạo ra Bát Quái (八卦), văn tự; đến thời đại của Hoàng Đế (黃帝), Thương Hiệt (倉頡) tạo ra chữ, từ đó chữ nghĩa thành thục hơn. Việc sùng bái rồng dưới thời đại Phục Hy càng phát triển hơn dưới thời đại của Viêm Đế (炎帝) và Hoàng Đế. Truyền thuyết cho rằng Viêm Đế và Hoàng Đế đều là hậu duệ của Thần Nông (神農); Viêm Đế tức là thủ lĩnh của bộ lạc Thần Nông, cũng là thủ lĩnh của các liên minh bộ lạc khác. Đương thời bộ lạc Thần Nông suy yếu, Hoàng Đế và bộ lạc Phục Hy có mối quan hệ truyền thừa mật thiết, nên sau này Hoàng Đế lấy Viêm Đế thay thế làm Thiên Tử, là đứng đầu của Ngũ Đế; và sau Ngũ Đế là các thời đại Hạ, Thương (商) và Chu (周). Theo các sử liệu, có nhiều thuyết khác nhau về Tam Hoàng, tức 3 vị Thánh vương. (1) Theo Sử Ký (史記), chương Tam Hoàng Bổn Kỷ (三皇本紀), Xuân Thu Vận Đẩu Xu (春秋運斗樞), Xuân Thu Nguyên Mệnh Bao (春秋元命苞), Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Nữ Oa. (2) Theo Thượng Thư (尚書), Đế Vương Thế Kỷ (帝王世紀), Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế. (3) Theo Thượng Thư Đại Truyện (尚書大傳), Lễ Vĩ Hàm Văn Gia (禮緯含文嘉), Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Toại Nhân (燧人). (4) Theo Bạch Hổ Thông (白虎通), Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Chúc Dung (祝融). (5) Theo Thông Giám Ngoại Kỷ (通鑒外紀), Tam Hoàng là Phục Hy, Thần Nông và Cọng Công (共工). Ngoài ra, các sách sấm vĩ thời nhà Hán gọi Tam Hoàng là Thiên Hoàng (天皇), Địa Hoàng (地皇) và Nhân Hoàng (人皇); chính là 3 vị thiên thần. Về sau, Đạo Giáo chia Tam Hoàng thành ba nhóm là sơ, trung và hậu. Sơ Tam Hoàng thì 3 vua có đủ hình người; Trung Tam Hoàng thì 3 vua có mặt người thân rắn hoặc thân rồng; Hậu Tam Hoàng thì 3 vua có đầu người thân rồng. Về Ngũ Đế, tức 5 vị Thánh vương, cũng có nhiều thuyết khác nhau. (1) Theo Sử Ký, chương Ngũ Đế Bổn Kỷ (五帝本紀), Thế Bổn (世本), Đại Đái Lễ Ký (大戴禮記), Dịch Truyện (易傳), Lễ Ký (禮記), Xuân Thu Quốc Ngữ (春秋國語), Ngũ Đế là Hoàng Đế, Chuyên Húc (顓頊), Khốc (嚳), Nghiêu (堯) và Thuấn (舜). (2) Theo Thượng Thư, Bạch Hổ Thông Nghĩa (白虎通義), Ngũ Đế là Thiếu Hạo (少昊), Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu và Thuấn. (3) Theo Chiến Quốc Sách (戰國策), Ngũ Đế là Hoàng Đế, Bào Hy (庖犧, tức Phục Hy), Thần Nông, Nghiêu và Thuấn. (4) Theo Lễ Ký, chương Nguyệt Lịnh (月令), Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), Hoài Nam Tử (淮南子), Ngũ Đế là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Thái Hạo (太昊, tức Phục Hy), Thiếu Hạo và Viêm Đế. (5) Theo Thông Giám Ngoại Kỷ, Ngũ Đế là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Khốc, Nghiêu và Thiếu Hạo. (6) Theo Sử Ký Chánh Nghĩa (史記正義), Ngũ Đế là Thanh Đế (青帝), Xích Đế (赤帝), Bạch Đế (白帝), Hắc Đế (黑帝) và Hoàng Đế (黃帝).
  2. Lục Nghệ (六藝): chỉ cho 6 loại tài năng căn bản do Nho gia cổ đại Trung Quốc yêu cầu học sinh phải có được, cũng là từ gọi chung cho các khoa học về giáo dục thời cổ đại Trung Quốc. Lục Nghệ có 2 nghĩa, tức là Lục Nghệ trong Chu Lễ (周禮) và Lục Nghệ từ thời Xuân Thu trở đi do Khổng Tử đề xuất. Lục Nghệ trong Chu Lễ là 6 học khoa giáo dục quý tộc trước thời Tây Chu (西周, 1046 ttl.-771 ttl.), gồm: Lễ (禮), Nhạc (樂), Xạ (射), Ngự (御), Thư (書), Số (數). Trong đó, (1) Lễ, tức lễ tiết, giống như giáo dục đức dục ngày nay, được chia thành 5 Lễ là Cát (吉), Hung (凶), Tân (賓), Quân (軍) và Gia (嘉). (2) Nhạc là âm nhạc, chia thành 6 loại cổ nhạc, gồm Vân Môn (雲門), Đại Hàm (大咸), Đại Thiều (大韶), Đại Hạ (大夏), Đại Hoạch (大鑊) và Đại Vũ (大武). (3) Xạ là kỹ thuật bắn tên, có 5 Xạ là Bạch Thỉ (白矢), Tham Liên (參連), Diệm Chú (剡注), Tương Xích (襄尺) và Tỉnh Nghi (井儀). (4) Ngự là kỹ thuật điều khiển xe ngựa, có 5 Ngự là Minh Hòa Loan (鳴和鸞), Trục Thủy Khúc (逐水曲), Quá Quân Biểu (過君表), Vũ Giao Cù (舞交衢) và Trục Cầm Tả (逐禽左). (5) Thư là văn học, thư pháp, có 6 Thư là Tượng Hình (象形), Chỉ Sự (指事), Hội Ý (會意), Hình Thanh (形聲), Chuyển Chú (轉注) và Giả Tá (假借). (6) Thuật số là tri thức về toán thuật, số luận, có 9 Thuật là Phương Điền (方田), Túc Mễ (粟米), Sai Phân (差分), Thiểu Quảng (少廣), Thương Công (商功), Quân Thâu (均輸), Phương Trình (方程), Doanh Bất Túc (盈不足), và Bàng Yêu (旁要). Từ thời nhà Hán (漢, 202 ttl.-220) trở đi, Lục Nghệ cũng chỉ cho Lục Kinh (六經), tức là Thi (詩), Thư (書), Lễ (禮), Nhạc (樂), Dịch (易) và Xuân Thu (春秋). Hán Vũ Đế Lưu Triệt (漢武帝劉徹, tại vị 141 ttl-87 ttl.) làm cho Đại Học (大學) hưng thịnh, lập ra Ngũ Kinh Bác Sĩ (五經博士), chuyên lấy Lục Nghệ mà dạy dỗ. Luận Ngữ (論語), Hiếu Kinh (孝經), Nhĩ Nhã (爾雅) cũng từ Lục Nghệ mà ra. Lục Nghệ này đều là những hạng mục tài năng cần phải trãi qua để phục vụ thường ngày cho giai cấp quý tộc đương thời. Cho nên, hàng quý tộc cũng như hạng tuấn tú trong dân gian cần phải học những thứ này. Dưới thời Tây Chu, các trường học có 2 loại Quốc Học (國學) và Hương Học (鄕學). Quốc Học được thiết lập tại đô thành vương triều nhà Chu và đô thành chư hầu, đối tượng giáo học là con em tầng lớp quý tộc. Hương Học thì được thiết trí tại các địa phương, là trường học cho con em quý tộc. Đương thời, hạng bá tánh không thuộc quý tộc vẫn chưa có cơ hội được giáo dục. Nội dung giáo học chủ yếu lúc bấy giờ là Lục Nghệ. Đến thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Lễ Nhạc băng hoại, Khổng Tử đề xướng kế thừa nền văn hóa Lễ Nhạc nhà Chu, tập trung tiến hành giáo dục Lục Nghệ. Trong Luận Ngữ (論語), chương Thuật Nhi (述而), có đoạn rằng: “Chí ư Đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ (志於道、據於德、依於仁、游於藝, có chí với Đạo, cậy vào đức, nương vào lòng nhân, tiêu khiển với nghề).” Chữ nghệ ở đây thường được giải thích là Lục Nghệ. Lúc nhỏ Khổng Tử đã kinh qua giáo dục về Lục Nghệ, lấy Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư dạy người, sáng lập ra học phái Nho gia. Trong số hơn 3.000 đệ tử của ông, tinh thông Lục Nghệ có đến 72 người. Sau thời Khổng Tử, giáo dục Lục Nghệ và giáo dục Lục Kinh trở thành hai truyền thống lớn của giáo dục nhà Nho.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Trạng Cáo Phù Sứ I (Linh Bảo Đại Pháp Ty)
Sớ điệp Công Văn

Linh Bảo Đại Pháp Ty Bổn ty cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư kiến đàn phụng Đạo bảo sanh kỳ an ... Thiên Hoàng giáng phước sự. Kim ... tình chỉ kỳ vi.

Sớ Con Xuất Gia Cúng Cha Mẹ (Tam Đồ Khổ Chúng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Tam Đồ khổ chúng, hằng mông Tam Bảo chi ân, Tứ Đại huyễn thân, cọng lại Tứ Ân chi đức; tư nhân dĩ trắc, tán thán vô cùng.

Điệp Cúng Tạ Hậu Thổ I (Tư Độ Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Pháp Diên Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai gia cung tựu vi tịnh xứ kiến diên phụng Phật thiết cúng lễ tạ Sơn Thần kỳ an sự. Kim tang chủ ... đẳng, duy nhật cẩn cụ phỉ nghi, kiền thành bái tạ.

Điệp Cúng Đồ Trung I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh an thố thiên cửu Đồ Trung chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu.

Trạng Cúng Khai Trương (Thiết Cúng Khai Trương Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Khai Trương Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng khai trương kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ... Ngôn niệm: Khai hành thương mãi, mậu dịch lưu thông; tri ân mạc cảm vong ân, hữu nguyện tu đương hoàn nguyện; thị nhật thành tâm, bạc lễ cụ trần; cung kỳ tiến lễ, khất bảo bình an; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Tụng Kinh Dược Sư (Lưu Ly Tịnh Cảnh)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Lưu ly tịnh cảnh, quang minh chiếu triệt hà sa; mãn nguyệt uy dung, thần lực phú trì vật loại; xảo thí phương tiện, Bát Đại Bồ Tát tham tùy; hộ giáo lưu truyền, thất thiên Dược Xoa ủng vệ.

Trạng Cúng Quan Sát (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng căn trừ Quan Sát bảo đồng kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng. Ngôn niệm: Phu thê nhị mạng, phối hợp nhất gia; tự tùng kết phát chi sơ, thử thị hoài thai chi ý. Nhĩ ư ... niên ... nguyệt ... nhật ... thần sanh phùng Quan Sát, ngộ phạm luân hồi; hoặc yểu tử chi quần, hoặc Nam Thương chi chúng; hoặc phạm Thiên Cẩu chi hung, hoặc ngộ ngạn tinh chi quỷ; viên bằng Phật lực, khất giải trừ chi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân minh tài hóa hạng, trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu trạng phụng thướng

Sớ Chẩn Tế II (Từ Công Vô Lượng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Từ công vô lượng, hoằng khai phương tiện chi môn; trần cảnh vô tình, ngưỡng trượng Bồ Đề chi ấm; quỳ thành khả cách, liên ngự như lâm.

Sớ Cúng Tạo Tượng (Ứng Thế Hữu Hình)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Ứng thế hữu hình, đản tùy hình nhi năng ứng; chơn không vô tướng, nãi giả tướng nhi hiển chơn; dục chủng phước điền, sáng hưng tượng giáo.

Sớ Cúng Ngọ (Kim Ngân Ngọc Soạn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Kim ngân ngọc soạn, thập phương Hiền Thánh chứng minh; tố phẩm diệu trai, tam thế Phật Thiên phổ chiếu; vận tâm thất liệp hương phiêu, chí kính vô biên pháp vị.

Sớ Thỉnh Phật An Tòa (Nhất Đường Chương Ánh)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Nhất đường chương ánh, vạn vũ huy quang; bán song vũ hạ long quy, nhất phiến vân thu hạc lệ; Thiền tâm chiếu diệu, thế giới không trung; an bảo tòa nhi ái tường quang, trí kim dung nhi phù thoại khí.

Sớ Nhập Tự (Đại Không Huyền Môn)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đại huyền Không Môn,1 bao hàm vu Tứ Sanh Cửu Hữu; thọ cao trường ảnh, phổ phú ư Lục Đạo Tam Đồ; ngưỡng vọng Thiền lâm, vĩnh an cư xứ. Bái sớ vị: Việt Nam quốc ... Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, cung nghệ Pháp Danh … Hiệu … trú ư … Tự phụng Phật tu hương hiến cúng nhập tự, bảo an cư xứ, nghinh tường tập phước sự. Kim Thích tử … đẳng, tức nhật phần hương, tâm thành bái can, Đại Giác Năng Nhân, phủ thùy chiếu giám.

Điệp Cúng Phản Khốc An Linh I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ dĩ hoàn long, thỉnh linh an vị, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi cung tiến vu. Phụng vị … chi hương linh

Điệp Cầu Siêu – Điệp Kỵ (Tư Độ Vãng Sinh)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Vãng Sanh Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... chi thần, kỳ siêu độ sự. Kim ... cẩn dĩ kim ngân hương hoa trai soạn chi lễ, cung tiến vu:

Điệp Cúng Tịch Điện III (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu

Điệp Cúng Tịch Điện II (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim ... duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí điện vu. Phụng vị … chi linh cữu.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.