Mục đích giáo hóa của Đạo Phật là hướng chúng sanh đạt đến sự giải thoát chân chính. Phương pháp giáo hóa của Đạo Phật là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với từng cá thể chúng sanh hoặc tổ chức, giúp đối tượng nhận ra đâu là nguyên nhân khiến mình không đạt được hạnh phúc. Phương pháp ấy chính là tinh thần nhập thế hay dấn thân của Đạo Phật, một trong những cách thức đưa Đạo Phật vào cuộc đời hiệu quả và tích cực.

Như vậy, để có thể dấn thân hành đạo một cách thành công, tu sĩ Phật giáo, nhất là tu sĩ trẻ trong thời đại hôm nay cần phải làm những gì? Trước tiên, ta phải thấy rõ được những cơ hội và những thách thức trên con đường dấn thân phụng sự của mình.

Đất nước đã có những bước tiến đáng kể. Vì thế, chất lượng đời sống con người được nâng cao, tỉ lệ người nghèo ngày càng giảm xuống. Theo thống kê từ Ngân hàng Thế giới thì “trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo. Hiện nay, tỷ lệ người nghèo đã giảm xuống còn dưới 10%”. Đời sống vật chất của người dân Việt Nam nói chung và đời sống người Phật tử nói riêng ngày càng được nâng cao. Do đó, vấn đề hộ pháp cho Tăng Ni tu học nhất là về mặt tài chính được đảm bảo hơn so với các thời kì trước.

Về giáo dục, trải qua 35 năm phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng đã đạt nhiều thành tựu: Giáo hội có 4 Học viện mà tiền thân là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam: Học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cần Thơ. Hệ cao đẳng Phật học có 8 cơ sở đào tạo lớp cao đẳng Phật học và cả nước hiện nay có 35 trường trung cấp Phật học. Hầu hết các tỉnh đều mở lớp sơ cấp Phật học. Thành tựu nổi bật sau 38 năm của công tác đào tạo Tăng Ni là việc GHPGVN đã chủ động gửi các Tăng Ni sinh đi du học nước ngoài, GHPGVN đã được Nhà nước cho phép đào tạo hệ cao học thạc sĩ, tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội và TP.HCM [1].

Thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và vô số các thiết bị tiện ích, có giá trị đang được sử dụng. Internet, mạng xã hội và các thiết bị hiện đại như máy tính bảng, smartphone, máy vi tính đã là phần thiết yếu trong cuộc sống ngày nay, giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý. Ngày nay Phật giáo lan tỏa đến với từng ngõ ngách tâm linh con người trên toàn thế giới đều nhờ sự hỗ trợ một cách đắc lực bằng truyền thông trên các mạng. Kết quả tất yếu chính là bổ trợ cho tín đồ Phật tử vốn kiến thức về Phật pháp và xã hội dù họ ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ, thông điệp 5K trong quá trình phòng chống dịch “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” nhờ công nghệ kỹ thuật số đã được đưa đến tất cả mọi người, góp phần tích cực vào công cuộc chống lại dịch bệnh Covid-19. Có thể thấy, công nghệ kỹ thuật số đã và đang là công cuộc truyền thông, hoằng pháp hiệu quả nhất cho sự kết nối giữa người và người trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập do quá trình sử dụng đối với Internet trên phạm vi toàn cầu nói chung và Phật giáo nói riêng.

NÂNG CAO Ý THỨC KỶ LUẬT TRONG SỬ DỤNG INTERNET

Hiện nay, Tăng Ni trẻ tham gia mạng xã hội rất nhiều và đa số mang tinh thần truyền tải Phật pháp, triết lý giác ngộ, giải thoát cao thượng của Đức Phật và con đường tu tập, hướng thiện đến cho mọi người, phục vụ cho công tác hoằng pháp lợi sanh trong thời hiện đại. Với những tu sĩ đã định hình nhân cách tu tập tốt, nó trở thành một phương tiện hữu ích trong sự nghiệp hoằng pháp và giúp họ trau dồi thêm nền tri thức nội điển cũng như ngoại điển [2]. Tuy nhiên, đứng trước biến chuyển nhanh chóng của công nghệ thông tin, một số Tăng Ni sinh trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để thích ứng đúng với vai trò là một tu sĩ của mình. Sự có mặt của công cụ tìm kiếm quyền lực “Google” giúp họ có thể lĩnh hội nhanh chóng các nội dung phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, phần nào đó đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, hạn chế quá trình tư duy, tiếp thu từ sự tìm tòi, nghiên cứu. Hơn thế nữa, số ít vì chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng Internet một cách thái quá do không kiểm soát được lục căn. Họ đăng tải một số hình ảnh phản cảm của tu sĩ, gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, gây mất niềm tin trong cộng đồng.

Trong Tỳ Ni Nhật Dụng có dạy: “Thân giữ gìn oai nghi tế hạnh, thân đâu tâm đó, định lực phát sanh, từ đó trí huệ bừng sáng, phiền não tan hết, ngoài không nhiễm trần lao, trong không khởi phiền não, trong ngoài như một, trí huệ chói khắp” [3] nhưng vẫn đâu đó còn thiểu số các Tăng Ni trẻ vì học đạo chưa tinh tường, nên oai nghi, tế hạnh còn buông lung qua sự giao tiếp còn nhiều hạn chế. Ngay giây phút ấy thân và tâm tách rời nhau do sự tác động từ cảm xúc cá nhân, ngoại cảnh khiến vô số ngôn từ hoa mĩ, bi thương, hài hước được tuôn trào như một diễn viên đang đứng trên sân khấu toàn cầu với rất nhiều ánh nhìn đang chăm chú theo dõi trên Facebook, Instagram, Youtube,…

Nguyên nhân gây ra sự mất cảnh giác chính là Tăng Ni sinh trẻ bị động trước những công nghệ 4.0 nên thiếu cảnh giác, chạy theo thời đại và quên mất mình là ai và đắm chìm trong dục vọng ở trong đời sống tu tập dẫn tới việc hành trì giới luật ngày càng giảm sút. Một số người đến với đạo không phải vì chí nguyện cần cầu giải thoát mà vì hoàn cảnh đưa đẩy, đời sống vật chất chi phối, chưa ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những người xuất gia chân chính với lý tưởng hoằng pháp lợi sanh, báo ân Đức Phật.

Thiết nghĩ, chúng ta cần đưa ra những giải pháp nhằm định hình hành động của người xuất gia trẻ khi tham gia sử dụng các tiện ích xã hội, sao cho đúng với mục đích và lý tưởng xuất thế, xứng đáng là những “sứ giả Như Lai” dễ dàng kết hợp một cách khéo léo nhân lực, tài lực của mọi thành phần trong xã hội, khiến cho mọi người phát tâm Bồ đề, nhận lãnh trách nhiệm hộ trì Phật pháp và thành tựu những việc làm tốt đời đẹp đạo, làm cho ngọn đèn chánh pháp của Đức Phật sáng mãi trên thế gian này.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm có dạy rằng “Việc sử dụng mạng xã hội mất kiểm soát, thiếu tinh thần tỉnh giác sẽ làm bản năng thấp hèn của con người được kích hoạt. Người ta có thể nói ra bất cứ điều bậy bạ nào họ suy nghĩ mà không sợ bị phê phán; người ta có thể chửi mắng bất cứ ai họ ghét mà không sợ bị vạch mặt chỉ tên… bởi vì họ giấu con người thật của mình đằng sau những nickname và những hình ảnh không thật của họ… Một “quốc độ” như thế làm sao người Phật tử xuất gia có thể “nhập tịch” làm cư dân cho được?” [4]. Lời dạy của bậc tôn túc nói rõ hiện trạng thực tế về việc sử dụng công nghệ thông tin một cách sai lệch và nguy hại cho đời sống tâm linh. Mỗi hành giả cần trang bị cho chính bản thân sự chánh kiến và chánh tư duy, tinh tấn tu học kinh điển hơn là dành thời gian vô bổ với chúng.

Một số Tăng Ni trẻ thời đại ngày nay còn hạn chế về sự định hướng cho con đường thực tập đời sống nội tại tâm linh một cách toàn diện. Mối liên hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ nguồn cội tâm linh tuyệt diệu nhất. Thế nhưng, các bạn trẻ ngày nay xuất gia sau đó liền được gửi vào các trường học mang nặng tính chất giáo dục tri thức, học thuật. Các vấn đề cốt lõi cho việc thực hành để có được một sự nội chứng tâm linh vững chãi dường như chưa được chú trọng dẫn tới ngắt kết nối trong mối quan hệ nguồn cội tâm linh. Hơn nữa, tiện nghi vật chất dễ cám dỗ đời sống tinh thần. Tăng Ni trẻ dễ bị rơi vào các nhu cầu cá nhân quá mức mà quên đi mục tiêu, chí nguyện vì tha nhân của mình.

Tăng Ni cần phải nâng cao ý thức của một người xuất gia, uốn mình trong nếp sống thiền môn, quy củ, thực hành theo lời Phật dạy và tìm cho mình một bậc minh sư và những pháp môn tu tập chuẩn mực, thu rút lục căn và kiểm thúc oai nghi.

CÔNG NGHỆ SỐ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO VIỆC HOẰNG PHÁP VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Trong thời đại công nghệ 4.0 nhiều cơ sở, tổ chức Phật giáo đã và đang quan tâm cũng như mạnh dạn ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo sự tiện ích, thân thiện và phù hợp với thời cuộc. Đây cũng là một ưu thế rất quan trọng, giúp nắm bắt những tiện ích truyền bá Phật pháp nhanh nhất và rộng khắp. Kinh điển được số hóa, và lưu trữ tạo thành thư viện kỹ thuật số trên hệ thống điện toán đám mây. Hay như việc sử dụng Internet để phổ biến giáo lý là một sức mạnh to lớn đối với sự phát triển của Phật giáo. Các giảng sư có thể chuyển tải những tài liệu của họ vào mạng Internet và mọi người đều có thể truy cập được. Như vậy, việc truyền dạy Phật pháp nhanh hơn và thuận lợi hơn.

Trên bước đường hành đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho các chúng đệ tử trong tất cả các công đức lành đối với một vị tu sĩ cần phải vun bồi và phát triển đó không ngoài công tác hoằng pháp, đây chính là công việc hệ trọng nhất của người tu sĩ. Tuy nhiên ở từng thời đại, từng giai đoạn đều có những phương tiện khác nhau, nhằm ứng dụng thích hợp đưa Phật giáo vào trong lòng đại chúng. Việc sử dụng các trang mạng của các cơ sở dữ liệu Phật giáo cũng là phương tiện hữu hiệu đưa giáo lý của Đức Phật từ Tăng Ni đến cộng đồng Phật tử và thế giới.

Công tác quản lý hành chính trước đây khá thô sơ và cổ điển, đôi khi không mang tính khoa học và nhất quán ở các tu viện. Chuyển đổi số sẽ giúp số hoá tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm, đánh giá và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu, tiết kiệm không gian lưu trữ và thuận lợi trong việc quản lý, điều hành. Việc ứng dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ vào quá trình xử lý dữ liệu sẽ giúp các tổ chức đơn giản hoá quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu tổ chức của của mình.

NỖ LỰC TU TẬP ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN TRONG THỜI ĐẠI SỐ HÓA

Trong tác phẩm “Đạo Phật ngày nay”, ở phần “Hiện đại hóa”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết rằng: “Mỗi lần xã hội biến thiên với những cơ cấu sinh hoạt của nó, là mỗi lần Đạo Phật phải chuyển mình vươn tới những hình thái sinh hoạt mới để thực hiện những nguyên lý linh động của mình. Sau mỗi lần lột xác như thế, Đạo Phật biến thành trẻ trung và lấy ngay lại được phong độ và khí lực của thời nguyên thủy” [5].

Cần phải thực hành tâm linh để nâng cao năng lực nội tại của mỗi cá nhân. Thực hành tâm linh mà tác giả đề cập là thực hành những phương pháp thiền tập nhằm giúp hành giả quay về bên trong, đi sâu vào bản chất để nhận diện, chuyển hóa và thăng hoa tâm thức.

Vai trò của Thiền đã được Đức Phật nhiều lần khẳng định trong các bản kinh như: “đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý chứng ngộ Niết bàn” [6]. Dù có vai trò gì thì mục đích tối hậu của việc hạ thủ công phu trong thiền tập đó là nhận diện và chuyển hóa được những gốc rễ khổ đau vi tế trong tâm thức mỗi người ngay từ cuộc sống thường nhật đến đời sống tu tập. Nhờ vào công phu thực hành thuần thục, thường quan sát những tâm sở vi tế khởi lên trong tâm, khi đối diện với những chướng duyên từ ngoại cảnh, hành giả sớm phát hiện những trạng thái tâm bất thiện đang sinh khởi. Vì sớm được nhận diện nên những tâm bất thiện nhanh chóng bị khắc phục và chuyển hóa thành dạng tâm thức phẳng lặng, an yên. Theo nghiên cứu của David Hawkins sự đau khổ, tuyệt vọng và oán thán có tần số rung động thấp, khiến người ta mang bệnh. Ngược lại, hòa ái, từ bi, an bình có tần số rung động cao khiến mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc [7].

Như vậy, việc thực hành tâm linh là cần thiết đối với mỗi Tăng Ni trong con đường tu tập tự thân để có thể trở thành một “con người của chân lý, sống với chân lý nhưng không chấp trước vào chân lý” [8], mang đúng nghĩa của Phật giáo đi vào cuộc đời trước thời cuộc đầy rối ren trong ý thức hệ.

Có thể nói, trong suốt chiều dài đi tìm chân lý và thực hiện mục tiêu giải phóng con người thoát khỏi đau khổ, bế tắc của cuộc đời. Đức Phật Thích Ca đã sống hết mình vì chúng sanh, và Ngài chính là tấm gương nhập thế tiêu biểu nhất của lịch sử Phật giáo. Tiếp nối là những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni chân chính của Ngài, họ đã sống quên mình vì tha nhân, vì mưu cầu hạnh phúc của chúng sinh. Sau cùng, là những người Phật tử có tâm hồn thánh thiện, họ cũng lấy đại thể làm chánh sự cho đời mình. Họ cũng hi sinh những lợi ích tầm thường để hướng tới tình yêu cao đẹp hơn – tình nhân loại.

Thế hệ hậu học tu sĩ trẻ thời đại hôm nay phải nỗ lực hết mình để hoàn thiện nhân cách cá nhân, trau dồi kiến thức nội ngoại điển, để dấn thân vào cuộc đời, xây dựng một tịnh độ ngay giữa trần thế. Đồng thời, chúng ta cũng không cho phép đánh mất vai trò và nhiệm vụ của người tu sĩ là bước trên con đường tu tập giải thoát. Lợi người, lợi mình, đời này, đời sau chính là lý tưởng của tinh thần nhập thế của Phật giáo.

Thích Nữ Chơn Ngọc


Chú thích:
[1] Thích Đức Thiện (2019), Phát biểu tại lễ kỷ niệm 35 năm Học viện Phật giáo VN – TP.HCM.
[2] Thích Pháp Đăng, “Tăng Ni Trẻ với việ sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số”, Cơ sở dữ liệu số hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
[3] Thích Nữ Phước Hoàn (Như Thanh) Chú Giải, Tỳ Ni Nhật Dụng Yếu Giải, Taiwan, 2015, tr.180.
[4] https://giacngo.vn/hoa-thuong-thich-bao-nghiem-tang-ni-tre-phai-chinh-niem-khi-su-dung-mang-xa-hoi-post54240.html (truy cập ngày 5/1/2021).
[5] Thích Nhất Hạnh (2017), Đạo Phật Ngày nay, Nxb Văn hóa dân tộc, tr.47.
[6] (2013) – Nxb gt
[7] David R. Hawkins (2020), Power vs Force, Quế Chi – Hoàng Lan dịch, Nxb Thế giới.
[8] Thích Minh Châu (1969), Trước sự nô lệ của con người, Sài Gòn, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.