Tổ sư Liễu Quán (1667-1742), sinh tại làng Bạc Mã, tỉnh Phú Yên, mồ côi mẹ lúc 6 tuổi. Xuất gia lúc 7 tuổi (1673) với Hòa thượng Tế Viên ở quê nhà. 14 tuổi (1680) Ngài ra Huế học đạo với Tổ Giác Phong ở chùa Bảo Quốc 10 năm. Vì cha đau nặng, Ngài xin thầy cho về nuôi cha 4 năm nhưng rồi cha cũng mất. Sau đó Ngài trở lại Huế (1695) học đạo với Tổ Minh Hoằng – Tử Dung ở chùa Ấn Tôn – Từ Đàm (1702) được đắc pháp tỏ ngộ. Bốn năm sau chứng quả (1708) và Tổ Tử Dung ấn chứng, cho Pháp húy Thật Diệu, Pháp hiệu Liễu Quán và dòng thiền này truyền thừa khắp nơi trong và ngoài nước rất hưng thạnh mãi cho tới hôm nay. Do vì văn bia quý giá hiện vẫn còn nguyên vẹn nên chúng tôi xin chép lại nguyên văn để lưu giữ và tiện cho người đọc vậy.

Nguyên văn

勅賜臨㴉正宗第三十五世了觀和尚謚正覺圓悟和尚碑銘

夫吾教中為一大事何也。生不出死關來死不入死關去是以古人岩居巢處廢寢忘凔不惜身命皆為生死事大耳。當今之世教衰法末能為大事者固有如了觀和尚者實希矣。

師原籍在富安府同春縣泊馬社黎氏子法名實耀字了觀童真入道天姿高邁氣宇超羣。六歲母丧即欲出塵。父即送詣會宗寺禮際圓和尚為師。經七載和尚西歸特趋順都礼覺峰老祖。至辛未年薙染甫歲歸鄉鬻薪供父荏苒四載父即謝卋。乙亥再詣順都禮長壽石老和尚授沙彌戒。丁丑年禮慈林老和尚圓具足戒。己卯遍參叢社甘受淡薄心常思惟何法最為第一我決捨身命依法修行。聞諸方禪和云子融和尚善教人念佛參禪第一。壬午往龍山參子融和尚向求參禪。和尚令參萬法歸一一歸何處。日夜參究至八九年一無所淂心甚慚惶。一日因看傳燈至指物傳心人不會處。忽然悟入因海隔山遙呈悟弗能。至戊子春方往龍山求和尚證明将所做工夫逐一呈證。至指物傳心人不會處。和尚云。懸崖撒手自肯承當絕後再甦欺君不得作麼生道看。師撫掌呵呵大笑。尚云。未在。師云。秤錘原是鐵。尚云。未在。次日尚云。昨者公案未完。再道看。師云。早知燈是火飯熟已多時。尚大稱贊。壬辰夏。和尚來廣進全院。師呈浴佛偈。尚舉云。祖祖相傳佛佛授受。未審傳受個甚麼。師云。石笋抽條長一丈。龜毛拂子重三斤。尚復舉云。高高山上行船。深深海底走馬。又作麼生。師云。折角泥牛徹夜吼。沒弦琴子盡日彈。一一拈出入室求證。和尚看完大悅。深許印可。師臨機智辨函盖相合水乳相投。機緣甚多不錄。壬寅年。師來順都住祖庭。癸丑甲寅乙卯應諸護法宰官居士及緇素等請歷開四大壇戒。庚申進龍華放戒。復回祖庭。

當今聖君重德為法心殷。嚮師道味詔勅入宮緣師高尚志在林泉。謝詔免赴。壬戌春重開戒壇於圓通寺。秋末示染微疾状似無病。至十月間謂門人曰。吾将歸矣。世緣已盡侍徒諸人悉皆涕泣。師曰。汝等悲泣阿誰。諸佛出卋猶示涅槃。吾今來去分明。歸必有所汝等不合悲泣。至十一月。於示寂數日之前。端坐索筆書偈辭世。偈曰:

七十餘年世界中   空空色色亦融通
今朝願滿還家裏   何必奔忙問祖宗

雖然如是。老僧最後句作麼生道。巍巍堂堂煒煒煌煌。昔日這個來今朝這個去要問來去事若何。湛湛碧天秋月皎。大千沙界露全身。吾去後。汝等當思無常迅速。勤學般若毌忽吾言各宜勉之。及二十二日黎明茶話行禮畢問曰。今何時乎。門人對曰。未時也。奄然而逝。奏聞。勅賜碑記獎師道行謚正覺圓悟和尚。

師生丁未年十一月十八日辰時。春秋七十有六。四十三傳衣說法利生。三十四載嗣法四十九人緇素得 道利者不計千萬。癸亥年二月十九日入塔。墖建在香茶縣安舊山天台之南也。継值南詢聞師道風高峻。行化是邦度人無數契佛祖心断衲子命行解真實。遐邇共欽惜乎不及見耳。玆諸門人及薙徒等念墖既造記應隨立。知継是個中人必諳個中事。所以特來徵銘立石。継愧筆墨荒疎安敢承任。但沗在法門中。誼固難辭。兼欽風有素若不為其闡揚法化。則後世無述焉。

噫。以卋諦目之。則有生滅去來之相若以道眼視之。則不然。師雖寂滅已證於涅槃之城。處不生不滅之所焉。用贊為因。師生前有許多洪功偉績。自不可埋沒其卋間相與入道因緣恐未得其詳。即所撰次。譬如盲人摸象。只知一端而已。銘曰﹕

滹沱衍派     源遠流長
慧燈續燄     祖道重光
兒孫無數     如象如龍
寶山突出     異目超宗
無碍智辨     痛快機鋒
化權既歛     孰紹高風
天台之麓     窣堵無縫
法身獨露     萬象之中

景興九年四月日
中華福省溫陵桑蓮寺法姪善継和南撰


Phiên âm:

Sắc tứ Lâm Tế chánh tông đệ tam thập ngũ thế Liễu Quán Hoà thượng thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hoà thượng bi minh

Phù ngô giáo trung vi nhất đại sự hà dã sinh bất xuất tử quan lai tử bất nhập tử quan khứ thị dĩ cổ nhân nham cư sào xứ phế tẩm vong sương bất tích thân mạng giai vi sinh tử sự đại nhĩ. Đương kim chi thế giáo suy pháp mạt năng vi đại sự giả cố hữu như Liễu Quán Hoà thượng giả thật hi hĩ.

Sư nguyên tịch tại Phú An phủ Đồng Xuân huyện Bạc Mã xã Lê thị tử Pháp danh Thật Diệu tự Liễu Quán đồng chân nhập đạo thiên tư cao mại khí vũ siêu quần. Lục tuế mẫu táng tức dục xuất trần. Phụ tức tống nghệ Hội Tôn Tự lễ Tế Viên Hoà thượng vi sư. Kinh thất tải Hoà thượng Tây quy đặc xu Thuận đô lễ Giác Phong lão Tổ. Chí Tân Mùi niên thế nhiễm phủ tuế quy hương chúc tân cung phụ nhẫm nhiễm tứ tải phụ tức tạ thế. Ất Hợi tái nghệ Thuận đô lễ Trường Thọ Thạch lão Hoà thượng thụ Sa-di giới. Đinh Sửu niên lễ Từ Lâm lão Hoà thượng viên cụ túc giới. Kỉ Mão biến tham tùng xã cam thụ đạm bạc, tâm thường tư duy hà pháp tối vi đệ nhất ngã quyết xả thân mạng y pháp tu hành. Văn chư phương Thiền hoà vân Tử Dung Hoà thượng thiện giáo nhân niệm Phật tham Thiền đệ nhất. Nhâm Ngọ vãng Long Sơn tham Tử Dung Hoà thượng hướng cầu tham thiền. Hoà thượng linh tham “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ”. Nhật dạ tham cứu chí bát cửu niên nhất vô sở đắc tâm thậm tàm hoàng. Nhất nhật nhân khán Truyền Đăng chí “chỉ vật truyền tâm nhân bất hội xứ”, hốt nhiên ngộ nhập. Nhân hải cách sơn dao trình ngộ phất năng. Chí Mậu Tý xuân phương vãng Long Sơn cầu Hoà thượng chứng minh tương sở tố công phu trục nhất trình chứng. Chí chỉ vật truyền tâm nhân bất hội xứ. Hoà thượng vân: Huyền nhai tát thủ tự khẳng thừa đương tuyệt hậu tái tô khi quân bất đắc tác ma sinh đạo khán. Sư phủ chưởng ha ha đại tiếu. Thượng vân: Vị tại. Sư vân. Xứng truỳ nguyên thị thiết. Thượng vân: Vị tại. Thứ nhật Thượng vân: Tạc giả công án vị hoàn. Tái đạo khán. Sư vân. Tảo tri đăng thị hoả phạn thục dĩ đa thì. Thượng đại xưng tán. Nhâm Thìn hạ. Hoà thượng lai quảng tiến toàn viện. Sư trình Dục Phật kệ. Thượng cử vân: Tổ tổ tương truyền Phật Phật thụ thụ. Vị thẩm truyền thụ cá thậm ma. Sư vân: Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng, quy mao phất tử trọng tam cân. Thượng phục cử vân: Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã. Hựu tác ma sinh. Sư vân: Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn. Nhất nhất niêm xuất nhập thất cầu chứng. Hoà thượng khán hoàn đại duyệt. Thâm hứa ấn khả. Sư lâm cơ trí biện hàm cái tương hợp thuỷ nhũ tương đầu. Cơ duyên thậm đa bất lục. Nhâm Dần niên, Sư lai Thuận đô trụ Tổ đình. Quý Sửu Giáp Dần Ất Mão ưng chư hộ pháp Tể quan Cư sĩ cập truy tố đẳng thỉnh lịch khai tứ đại đàn giới. Canh Thân tiến Long Hoa phóng giới. Phục hồi Tổ đình.

Đương kim Thánh quân trọng đức vi pháp tâm ân. Hưởng Sư đạo vị chiếu sắc nhập cung duyên Sư cao thượng chí tại lâm tuyền. Tạ chiếu miễn phó. Nhâm Tuất xuân trọng khai giới đàn ư Viên Thông Tự. Thu mạt thị nhiễm vi tật trạng tự vô bệnh. Chí thập nguyệt gian vị môn nhân viết. Ngô tương quy hĩ. Thế duyên dĩ tận thị đồ chư nhân tất giai thế khấp. Sư viết. Nhữ đẳng bi khấp a thuỳ. Chư Phật xuất thế do thị Niết-bàn. Ngô kim lai khứ phân minh. Quy tất hữu sở nhữ đẳng bất hợp bi khấp. Chí thập nhất nguyệt. Ư thị tịch sổ nhật chi tiền. Đoan toạ sách bút thư kệ từ thế. Kệ viết :

Thất thập dư niên thế giới trung,
Không không sắc sắc diệc dung thông,
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lí,
Hà tất bôn mang vấn tổ tông.

Tuy nhiên như thị. Lão tăng tối hậu câu tác ma sinh đạo. Nguy nguy đường đường vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhật giá cá lai kim triêu giá cá khứ yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt kiểu. Đại thiên sa giới lộ toàn thân. Ngô khứ hậu. Nhữ đẳng đương tư vô thường tấn tốc. Cần học Bát-nhã vô hốt Ngô ngôn các nghi miễn chi. Cập nhị thập nhị nhật lê minh trà thoại hành lễ tất vấn viết. Kim hà thì hồ. Môn nhân đối viết. Mùi thì dã. Yêm nhiên nhi thệ. Tấu văn. Sắc tứ bi kí tưởng sư đạo hạnh thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hoà thượng.

Sư sinh Đinh Mùi niên thập nhất nguyệt thập bát nhật Thìn thì. Xuân thu thất thập hữu lục. Tứ thập tam truyền y thuyết pháp lợi sinh. Tam thập tứ tải tự Pháp tứ thập cửu nhân truy tố đắc đạo lợi giả bất kế thiên vạn. Quý Hợi niên nhị nguyệt thập cửu nhật nhập tháp. Đáp kiến tại hương trà huyện an cựu sơn thiên thai chi nam dã. Kế trị Nam tuân văn Sư đạo phong cao tuấn. Hành hoá thị bang độ nhân vô số khế Phật Tổ tâm đoạn nạp tử mạng hành giải chân thật. Hà nhĩ cộng khâm tích hồ bất cập kiến nhĩ. Tư chư môn nhân cập thế đồ đẳng niệm đáp kí tạo kí ưng tuỳ lập. Tri kế thị cá trung nhân tất am cá trung sự. Sở dĩ đặc lai trưng minh lập thạch. Kế quý bút mặc hoang sơ an cảm thừa nhậm. Đãn thiêm tại pháp môn trung. Nghị cố nan từ. Kiêm khâm phong hữu tố nhược bất vi kì xiển dương pháp hoá. Tắc hậu thế vô thuật yên.

Y ! Dĩ thế đế mục chi. Tắc hữu sinh diệt khứ lai chi tướng nhược dĩ đạo nhãn thị chi. Tắc bất nhiên. Sư tuy tịch diệt dĩ chứng ư Niết-bàn chi thành. Xứ bất sinh bất diệt chi sở yên. Dụng tán vi nhân. Sư sinh tiền hữu hứa đa hồng công vĩ tích. Tự bất khả mai một kì thế gian tương dữ nhập đạo nhân duyên khủng vị đắc kì tường. Tức sở soạn thứ. Thí như manh nhân mạc tượng. Chỉ tri nhất đoan nhi dĩ. Minh viết:

Hô-đà diễn phái          Nguyên viễn lưu trường

Tuệ đăng tục diễm      Tổ đạo trùng quang

Nhi tôn vô sổ              Như tượng như long

Bảo sơn đột xuất        Dị mục siêu tôn

Vô ngại trí biện          Thống khoái cơ phong

Hoá quyền kí liễm      Thục thiệu cao phong

Thiên thai chi lộc       Tốt đổ vô phùng

Pháp thân độc lộ         Vạn tượng chi trung

Cảnh hưng cửu niên tứ nguyệt nhật

 Trung Hoa Phúc tỉnh Ôn lăng Tang Liên tự pháp điệt Thiện Kế hoà nam soạn.


Dịch nghĩa:

VĂN BIA THÁP TỔ LIỄU QUÁN

Bia Minh Tháp của Hoà thượng Liễu Quán thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tôn đời thứ 35 được sắc phong là Hòa thượng Chánh Giác Viên Ngộ

Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử.

Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hoà thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.

Sư sinh giờ Thìn, ngày 18 tháng 11, năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là làng An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Sư họ Lê, huý Thật Diệu, hiệu Liễu Quán; đi tu từ nhỏ. Sư có thiên tư cao lớn, khí vũ siêu quần. Sáu tuổi mồ côi mẹ, chí muốn xuất trần, được thân sinh đưa đến chùa Hội Tôn xin tu học với Hoà thượng Tế Viên; được 7 năm thì Hoà thượng viên tịch. Sư tìm ra Huế đô lễ Giác Phong Lão tổ ở chùa Hàm Long – Báo Quốc. Năm Tân Mùi (1691) vừa xuống tóc xuất gia tròn một năm sư lại trở về quê Phú Yên hằng ngày bán củi nuôi cha. Thắm thoắt bốn năm thì cha qua đời. Năm Ất Hợi (1695), Sư trở lại Thuận đô thọ giới Sa-di với Hoà thượng Thạch Liêm. Hai năm sau, nhằm năm Đinh Sửu (1697), thọ giới Cụ túc với Từ Lâm Lão Hoà thượng. Năm Kỷ Mão (1699), Sư tham lễ khắp chốn tòng lâm, cam sống đời đạm bạc, tâm thường suy nghĩ: “Có pháp gì cao siêu nhất ta quyết bỏ thân mạng để theo pháp đó tu hành”. Nghe nhiều bậc thiền hoà các nơi nói: “Hoà thượng Tử Dung là vị khéo dạy ngườiniệm Phật, tham thiền nhất”.

Năm Nhâm Ngọ (1701), Sư tìm đến Long Sơn, tham yết Hoà thượng Tử Dung, cầu pháp tham thiền. Hoà thượng dạy tham cứu câu “Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ” – “Muôn pháp về một, một về chỗ nào”. Ngày đêm tham cứu, trải qua tám,chín năm mà không ngộ được gì, tâm rất hổ thẹn. Ngày nọ nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ” – “Chỉ vật truyền tâm, chỗ người không hiểu” bỗng nhiên ngộ nhập. Song vì biển núi xa cách, không thể trình bày chỗ ngộ với Thầy. Mãi đến xuân Mậu Tý (1708) mới trở lại Long Sơn cầu Hoà thượng Tử Dung chứng minh, đem công phu tham cứu trình xin ấn chứng, đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Hoà thượng dạy: “Huyền nhai tán thủ, tự khẳn thừa đương; tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc” “Vực thẳm buông tay, tự mình đương lấy; chết đi sống lại, dối ông sao được”. Thế nào, thế nào, nói xem. Sư vỗ tay cười lớn: Ha ha! Hoà thượng dạy: “Chưa nhằm”. Sư thưa: “Bình chuỳ nguyên thị thiết” – “Cái cân nguyên là sắt”. Hoà thượng dạy: “Chưa nhằm”.

Hôm sau, Hoà thượng dạy: “Công án ngày qua chưa rồi, nói lại xem”. Sư thưa: “Tảo tri đăng thị hoả, phạn thục dĩ đa thời – Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi”. Hoà thượng rất khen.

Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Hoà thượng đến sách tấn rộng rãi toàn viện, Sư trình bài kệ “Dục Phật” (Tắm Phật), Hoà thượng hỏi: “Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm mả – Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao nhận với nhau, chưa rõ trao nhận cái gì?”. Sư đáp: “Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng; quy mao phất tử trọng tam cân – Măng đá nảy cành dài một trượng; phủ phất lông rùa nặng ba cân”. Hoà thượng lại dạy: “Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã – thuyền đi trên đỉnh núi cao; ngựa chạy dưới đáy biển sâu là thế nào?” Sư thưa: “Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn – Đàn cầm đứt dây rung suốt buổi; trâu đất gãy sừng rống thâu đêm”. Mỗi mỗi nêu ra và vào thất cầu chứng, Hoà thượng xem xong, rất vui, rất bằng lòng ấn khả. Sư gặp cơ hội, lấy trí biện đáp rất thích hợp, như nắp đậy hộp, sữa hoà nước. Cơ duyên rất nhiều, không thể chép hết.

Năm Nhâm Dần (1722), Sư trở lại Huế đô, trú ở Tổ đình luôn trong ba năm Quý Sửu, Giáp Dần và Ất Mão thể theo lời thỉnh cầu của Cư sĩ Tể Quan hộ pháp và các hàng xuất gia tại gia, mở bốn giới đàn lớn. Năm Canh Thân (1740) lại tấn đàn Long Hoa truyền giới rồi trở về Tổ đình.

Bấy giờ chúa Nguyễn quý trọng đạo đức Sư, có tâm ân cần vì pháp đối với đạo vị của Sư nên xuống chiếu sắc mời Sư vào cung, nhưng Sư vốn cao thượng, chí nguyện ở suối rừng mà tạ từ chiếu chỉ, không đến.

Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742) lại mở giới đàn ở chùa Viên Thông; đến mùa thu năm ấy nhuốm bệnh nhẹ, giống như không bệnh; đến giữa tháng 10, Sư gọi môn đồ đến dạy rằng: “Duyên ở đời đã hết, ta sắp đi đây”. Môn đồ khóc lóc, Sư bảo: “Các ngươi khóc cái gì? Chư Phật ra đời còn nhập Niết-bàn, ta nay đến đi rõ ràng, về tất có chỗ, các ông không nên buồn khóc”.

Đến tháng 11 năm ấy, trước khi thị tịch mấy ngày, Sư ngồi ngay thẳng, lấy viết chép kệ từ biệt đờị Kệ rằng:

“Hơn bảy mươi năm trong thế giới,

Không không sắc sắc thảy dung thông,

Ngày nay nguyện mãn về nhà cũ,

Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông”.

Tuy nhiên như vậy, câu cuối cùng của Lão tăng hiểu thế nào, hãy nói: “Nguy nguy đường đường, vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhật giá cá lai, kim triêu giá cá khứ, yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt hạo, đại thiên sa giới lộ toàn thân – Nguy nguy đường đường, sáng láng rực rỡ. Ngày xưa cái ấy đến, ngày nay cái ấy đi, cần hỏi việc đến đi thế nàọ Trời xanh lặng lặng trăng thu sáng, thế giới đại thiên lộ toàn thân”. Sau khi ta đi, các ông hãy nên nghĩ đến vô thường mau chóng, siêng học Bát-nhã, chớ bỏ qua lời tạ Mỗi người hãy nên cố gắng. Vào ngày 22, sáng sớm uống trà, nói chuyện và hành lễ xong, Sư hỏi: “Bây giờ là giờ gì?” Môn đồ đáp: “Giờ Mùi”. Sư an nhiên thị tịch.

Chúa sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Sư, ban thuỵ hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hoà Thượng.

Sư sinh giờ Thìn ngày mười tám tháng 11 năm Đinh Mùi, thọ 76 tuổi; 43 năm được truyền y, 34 năm thuyết pháp lợi sinh. Đệ tử nối pháp có 49 người. Hàng tại gia, xuất gia được lợi ích nhờ sự hoá đạo của Sư có cả ngàn vạn.

Ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743), nhập tháp tại phía nam núi Thiên Thai thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Kế tôi gặp lúc đi đến phương nam hỏi han, nghe nói Sư đạo phong cao lớn, hành hoá ở xứ này, độ người vô số, khế hợp tâm Phật tổ, nối đời xuất gia, công hạnh và kiến giả chơn thật, xa gần đều khâm phục. Rất tiếc tôi không kịp được gặp. Nay các môn nhân và đồ chúng nghĩ rằng: Tháp đã làm xong, cần phải dựng bia ký, biết Kế tôi là người trong cuộc, chắc biết việc trong cuộc nên đặc biệt yêu cầu tôi viết bài minh để dựng bia. Kế tôi thẹn mình bút mực sơ sài, đâu dám nhận lãnh. Song kẻ hèn này đã ở trong cửa pháp, tình pháp hữu hẳn khó chối từ; vả lại, khâm phục đạo phong cao khiết, nếu không nêu cao sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Sư thời đời sau không có ai chép lại.

Ôi, nếu lấy mắt thường xem thời thấy có tướng sinh diệt đi lại; nếu lấy mắt đạo xem thời không phải vậy. Sư tuy tịch diệt mà thật đã chứng cảnh Niết-bàn không sinh không diệt, đâu cần tán dương. Nhưng vì Sư trong lúc ở đời có nhiều công đức, sự nghiệp lớn lao, không thể để cho mai một. Song sự tướng ở đời và nhân duyên vào đạo của Sư sợ chưa được rõ hết, nên tôi soạn lời bia ký này; thí như người mù sờ voi, chỉ ghi lại được đôi phần mà thôi.

Bài minh ghi rằng:

Phát phái như Hô-đà[1]  Nguồn xa dòng dài

Đèn tuệ nối lửa  Đạo tổ sáng hoài

Cháu con vô số  Như voi như rồng

Núi báu bỗng hiện Tôn phong siêu lạ

Trí biện dung thông  Cơ thiền nhạy bén

Hoá duyên đã mãn  Ai nấy tôn phong

Bên núi Thiên Thai  Dựng tháp Vô Phùng

Pháp thân hiển lộ  Ở giữa muôn trùng.

Năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), tháng Tư, ngày Tốt, Trung Hoa, Phúc Kiến, Huyện Ôn Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hoà thượng Thiện Kế soạn.

(HT. Thích Thiện Siêu dịch)

 ———————————

[1] 滹沱: là một sông chủ yếu thuộc hệ thống Hải Hà. Sông Hô Đà bắt nguồn từ dưới chân núi Thái Hí Sơn, huyện Phồn Trì thuộc địa cấp thị Hãn Châu. Sông chảy theo hướng đông qua huyện Hiến của Hà Bắc và hợp lưu với sông Phủ Dương thành sông Tử Nha. Có tổng chiều dài 513,3 km.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNguyên văn Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc...

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNguyên văn Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNguyên văn Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNguyên văn Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước....

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở...

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNguyên văn Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNguyên văn Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.