Vậy vô thường là gì? Trong cuộc sống này, nhờ có vô thường mà có sáng, có trưa, có chiều, có tối, rồi có một ngày cho đến một tháng, một năm, mười, hai mươi năm. Nhờ vô thường, đứa bé sanh ra đời rồi lớn lên, trưởng thành chứ không đứng yên một chỗ.

Nhờ vô thường mà chúng ta gieo hạt lúa, hạt bắp xuống thửa ruộng thì có lúc mình gặt hái được để có cái ăn. Rồi quý vị thử nghiệm lại, trong cuộc đời này quý vị khóc nhiều hay cười nhiều? Khóc nhiều. Nhưng nhờ vô thường mà có lúc chúng ta buồn, khóc nhưng khi hết buồn, hết khóc rồi thì có những lúc chúng ta lại vui. Nếu không nhờ vô thường chắc quý vị khóc suốt luôn, tức là nhờ có vô thường mà những vết thương sẽ lành trở lại, những nỗi đau trong cuộc đời này được xoa dịu. Như vậy, chúng ta thấy vô thường chính là sự biến đổi. Cho nên cuối cùng chúng ta phải cảm ơn sự vô thường. Thấy rõ được bản chất vô thường thì cuộc đời mình sẽ vui, không còn thấy đau khổ như ngày xưa.

Bây giờ quý vị thử trả lời câu hỏi: “Pháp vô thường này là có sẵn hay do Đức Phật tìm ra, phát minh ra?”. Tôi lấy ví dụ, chẳng hạn như cái ly này, trước khi Đức Phật ra đời, nếu tôi liệng cái ly này xuống đất thì nó có bể không? Bể. Mà đến khi Đức Phật ra đời, lấy cái ly này liệng xuống cũng bể. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, cái ly này liệng xuống cũng bể. Như vậy, cả ba thời bản chất của nó đều là vô thường, nhưng vì chúng sanh vô minh nên không thấy, vì không thấy nên sanh chấp ngã về thân, chấp ngã về tâm, từ đó chịu khổ. Nhờ Đức Phật ra đời, giác ngộ, thấy được các pháp là duyên sinh, duyên khởi nên chỉ dạy cho chúng ta để chúng ta thoát khổ. Quý vị nghe nói nhiều về vô thường, nói đến vô thường thì ai cũng biết nhưng thực sự chưa thâm nhập lý vô thường, không hiểu hết được bản chất của vô thường nên khi cảnh đến vẫn khổ.

Một lần sau khi nghe về tính Duyên Khởi, thầy A Nan thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, con thấy pháp duyên sinh, duyên khởi mà Thế Tôn nói thật hay mà cũng thật đơn giản và dễ hiểu”.  Phật bảo: “Đừng nói như thế, đừng nói như thế, A Nan. Pháp duyên sinh duyên khởi đó rất sâu sắc và nhiệm mầu, ông chưa hiểu hết đâu. Người nào thấy được tính duyên khởi tức là thấy được Như Lai”. Chúng sanh sở dĩ chìm đắm trong biển khổ, trong tranh đấu hơn thua là vì không biết, không thâm nhập và chứng nghiệm được tính duyên sinh duyên khởi của các pháp nên bị ác ma dẫn vào con đường ác, giống như con thú bị vòng xích quấn vào cổ, ông chủ muốn dắt đi đâu cũng được.

Chúng ta thấy vô thường chính là sự biến đổi. Cho nên cuối cùng chúng ta phải cảm ơn sự vô thường.

Do đó, Thiền sư Huyền Giác dạy:

Buông bốn đại đừng nắm bắt

Trong tánh vắng lặng tùy ăn uống

Muôn vật vô thường thảy thảy không

Đó tức Như Lai đại viên giác.

Có nghĩa là nếu chúng ta thâm nhập được vô thường thì tuệ giác phát sinh, cuộc đời này chuyện đến chuyện đi, chuyện còn chuyện mất nhưng không ảnh hưởng gì đến tâm của mình hết.

Trong Kinh A Hàm kể lại câu chuyện như thế này: Một thời Thế Tôn ở thành Xá Vệ, vườn ông Cấp Cô Độc, buổi sáng Thế Tôn đang trên đường đi khất thực thì có một Tỳ kheo tên là Ba bi ca, đến trước Thế Tôn nói:

– Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn hiện hữu trong cuộc đời này rất là khó gặp, sẵn đây Thế Tôn chỉ dạy cho con một pháp yếu để con tu tập.

Phật bảo:

– Này Tỳ kheo, ông phải nói chuyện cho đúng thời. Ta đang đi khất thực làm sao chỉ dạy. Sau khi ta khất thực, thọ trai xong, ta sẽ chỉ dạy pháp yếu cho ông.

Thầy Tỳ kheo hỏi ba lần như thế, Thế Tôn cũng đều đáp lại ba lần như thế. Cuối cùng, Thầy Tỳ kheo nói:

– Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn có từng dạy các vị Tỳ kheo cuộc đời này là vô thường phải không?

Đức Phật xác nhận:

– Đúng, ta có dạy như vậy.

– Nếu như đợi Thế Tôn thọ trai xong mới về chỉ dạy cho con, biết đâu giữa đường con bị bò húc chết thì làm sao con học.

Đức Phật nghe ông nói có lý, không đi khất thực nữa mà ra chỗ gốc cây ngồi an tọa. Thầy Tỳ kheo Ba bi ca quỳ xuống nghe pháp yếu. Thế Tôn nói một bài pháp thế này: “Trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe”.

Ngay lúc đó ông chứng quả A la hán.

Tức là trong cái thấy chỉ là cái thấy thôi, nhưng chúng ta đâu có chịu như vậy đâu. Mình thấy cái ly này rồi nhưng phải thêm, mà quý vị thêm nhiều hay ít? Nào là cái ly này đẹp thật, mua ở đâu, giá bao nhiêu…rồi thấy người ta nói chuyện riêng với nhau mình cũng để ý xem người ta có nói gì mình không? Thêm rất nhiều cho nên mất đi cái thực tại trong giờ phút đó

Sau khi Ngài chứng A la hán rồi thì quả nhiên trên đường đi, Ngài bị một con bò húc chết tại chỗ. Sau khi chết, thần thức Ngài thể nhập vào cảnh giới Niết Bàn. Đức Phật sai Tôn giả A Nan thiêu và sau đó dựng tháp thờ xá lợi của Ngài. Tôn giả A Nan thắc mắc vị này chưa chứng quả vô sanh sao lại xây tháp, Phật mới kể lại câu chuyện vị Tỳ kheo chứng quả A la hán nhờ thấy được bản chất các pháp là vô thường. Qua đó để thấy nếu như chúng ta thấy được bản chất các pháp là vô thường rồi thì tự nhiên thấu thoát, buông rất dễ.

Tổ Quy Sơn dạy: “Vô thường già và bệnh không hẹn với người, sớm còn tối mất, chỉ một sát na có thể từ đời này chuyển qua đời khác”.

Có khi nào vô thường hẹn với quý vị không? Không. Nhìn quý vị tôi thấy lá thư thứ hai Diêm Vương đã gửi tới rồi đó (tức là tóc bạc).

Trong Kinh Pháp cú có kể câu chuyện: Vua trời Đế Thích khi năm tướng lìa thân, biết mạng mình sắp chết, sau khi chết sẽ đầu thai làm con lừa tại nhà ông thợ đồ gốm vì đã hưởng hết phước nên rất buồn. Một vị Thiên tử khuyên Đế Thích đến gặp Phật Thích Ca Mâu Ni xin quy y. Đế Thích bèn hướng về Phật Thích Ca quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Sau khi quy y xong, ông chết, thần thức vào bụng con lừa nhưng nhờ năng lực quy y Tam Bảo nên sáng hôm sau, ông thợ gốm nổi sân lấy cây gậy đập con lừa làm cho nó bị sẩy thai. Do vậy, thần thức thoát ra trở lại thân cũ. Sau khi trở lại thân cũ, Trời Đế Thích mừng quá xuống đảnh lễ Phật, Phật nói: “Nhờ ông hướng đến Tam Bảo cho nên ông mới thoát nghiệp súc sanh”, và nói bài kệ:

Các hành vô thường

Gọi pháp thịnh suy

Vừa sanh liền chết

Diệt ấy là vui

Thí như nhà gốm

Vừa nặn thành đồ

Tất cả đều bể

Mạng người cũng thế.

Do đó, trong Kinh Niết Bàn, Đức Phật dạy:

Chư hành vô thường

Thị sanh diệt pháp.

Sanh diệt diệt dĩ

Tịch diệt quy lạc.

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ, một đời không ngộ vạn đời sầu”.

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ, một đời không ngộ vạn đời sầu”.

Có nghĩa là các hành vô thường là pháp sanh diệt, mà cái sanh diệt này diệt rồi thì cái tịch diệt là vui. Đây là nói về chỗ công phu, có nghĩa là thấy các pháp vô thường, chẳng hạn ngồi thiền thấy từng niệm, từng niệm là vô thường, mà từng niệm lặng rồi thì tịch diệt là vui. Tức là cái biết thì không có sanh không có diệt, nó viên mãn, tròn đầy nhưng chúng ta luôn luôn đồng hóa nó với cái pháp vô thường này. Chẳng hạn như cái ly bằng ngọc, nếu lỡ rớt xuống thì chúng ta buồn, khổ bởi vì chúng ta đồng hóa cái ly này của mình mà không nhận diện được còn một ông chủ bên trong là cái tánh biết. Sống với cái tánh biết thì hết khổ. Đây gọi là tịch diệt là vui.

Vua Trần Thái Tông có một bài kệ, trong đó có hai câu:

Vạn sự nước trôi nước

Trăm năm lòng nhủ lòng.

Tức là muôn sự ở thế gian này đều trôi đi như dòng nước, và chúng ta sống trên cõi đời này mấy chục năm phải luôn nhắn nhủ với lòng mình là mình làm được gì cho mình và cho người khác, mình có làm gì cho người khác phải đau khổ hay không?

Cho nên một hôm Khổng Tử đứng trước dòng sông Dịch Thủy nói: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ”, có nghĩa là “Chảy mãi, chảy mãi ư. Ngày đêm không ngừng nghỉ”. Quý vị nghiệm lại có thấy tâm mình chảy suốt, không ngừng nghỉ không? Ngay cả ngồi đây mà tâm mình có khi chạy đâu đâu.

Tuệ Trung Thượng Sĩ có làm một bài thơ “Khuyên đời vào đạo” như sau:

Thời tiết xoay vần xuân lại thu

Xanh xanh tuổi trẻ đã bạc đầu

Giàu sang nhìn lại một trường mộng

Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu

Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh

Sông yêu chìm nổi tợ bọt chìm.

Gặp trường chẳng chịu sờ lên mũi

Muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.

Được làm người là rất quý, lại được gặp Tam Bảo, có cơ hội thoát khổ sanh tử luân hồi đã chịu từ bao kiếp thì tại sao chúng ta không chịu chuyển hóa tâm thức của mình? Trăm ngàn kiếp chúng ta mới gặp được Phật pháp, nếu như quý vị tưởng dễ là lầm, một khi mất thân người thì muôn kiếp khó mà gặp được. Cổ đức nói: “Ngàn năm cây sắt trổ hoa còn dễ, một phen mất thân người muôn kiếp khó được lại”.

Sơ Tổ Trúc Lâm nói:

Thân như hơi thở ra vào mũi

Đời tợ mây trôi đỉnh núi xa

Tiếng quyên từng chập vầng trăng sáng

Nào phải tầm thường qua một xuân.

Vầng trăng sáng tức là tâm thanh tịnh chân thật, tĩnh lặng, rỗng suốt, ngay chỗ động tịnh mà chúng ta thấu thoát được thì không uổng một kiếp người. Nhờ biết được các pháp vô thường, chúng ta mới có sức định tĩnh, tự tại trong cuộc đời. Cho nên cổ đức có nói: “Một kiếp không tu muôn kiếp khổ, một đời không ngộ vạn đời sầu”.

Tế Công đời nhà Tống có làm bài thơ về sự vô thường:

Tiếc thay người đời chẳng biết không

Mê hoa đắm rượu tỏ anh hùng

Nhọc nhằn rốt cuộc về chầu Tổ

Số hết đến kỳ rũ tay không

Khéo léo nào hơn mèo bắt chuột

Thời gian thấm thoắt tựa tên bay

Thảng như lực kiệt tinh thần hết

Thây chết đành vùi chốn huyệt sâu

Suy đi nghĩ lại tỏ tường

Nam kha giấc mộng cũng dường ấy thôi

Trăm năm cuộc thế xoay vần

Lên voi xuống ngựa cũng nhọc nhằn thôi

Tỉnh ra nào có ai đâu

Vui buồn cảnh mộng chỉ là rỗng không.

Thích Đạt Ma Khế Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang ở thời mạt pháp, nhưng người viết không có bất kỳ thẩm quyền nào về...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.