Cách viết bài vị

Mỗi bài vị Sao tùy theo tuổi nam hay nữ mà Tiểu Hạn có khác nhau.

Có 8 loại Tiểu Hạn:

  1. Huỳnh Tuyền (黃泉)
  2. Tam Kheo (三丘)
  3. Ngũ Mộ (五墓)
  4. Thiên Tinh (天晶)
  5. Toán Tận (算盡)
  6. Thiên la (天羅)
  7. Địa Võng (地綱)
  8. Diêm Vương (閻王)

Và 9 vì sao, được gọi là Cửu Diệu (s: Navagrahā, 九曜): La Hầu, Thổ Tú (土宿, Thổ Đức, Thổ Tinh), Thủy Diệu (水曜, Thủy Đức, Thủy Tinh), Thái Bạch (太白, Kim Đức, Kim Tinh), Thái Dương, Vân Hớn (雲漢, Hỏa Đức, Hỏa Tinh), Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức.

  1. Nhật Diệu (s: ĀdityaSūrya, 日曜), còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜), âm dịch là Tô Lợi Da (蘇利耶).
  2. Nguyệt Diệu (s: SomaCandra, 月曜), còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰), âm dịch là Chiến Nại La (戰捺羅), Tô Ma (蘇摩).
  3. Hỏa Diệu (s: Agāraka, 火曜), còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Hỏa Đức (火德), Phạt Tinh (罰星), Vân Hớn (雲漢), âm dịch là Áng Nga Ra Ca (盎哦囉迦).
  4. Thủy Diệu (s: Budha, 水曜), còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thủy Đức (水德), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜), âm dịch là Bộ Đà (部陀).
  5. Mộc Diệu (s: Bhaspati, 木曜), còn gọi là Tuế Tinh (歲星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精), Mộc Đức (木德), âm dịch là Vật Lí Ha Bà Bả Để (勿哩訶娑跛底).
  6. Kim Diệu (s: Śukra, 金曜), còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đức (金德), Kim Đại Diệu (金大曜), âm dịch là Tuất Yết La (戌羯羅).
  7. Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜), còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Tú (土宿), Thổ Đức (土德), Thổ Đại Diệu (土大曜), âm dịch là Dư Nãi Dĩ Thất Chiết Ra (賖乃以室折囉).
  8. La Hầu (s: Rāhu, 羅睺), còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首).
  9. Kế Đô (s: Ketu, 計都), còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力).

Thí dụ: người nam 36 tuổi, thuộc sao Mộc Đức, hạn Huỳnh Tuyền; người nữ 46 tuổi cũng sao Mộc Đức, nhưng hạn nhằm Tam Kheo. Do đó khi viết bài vị, ta phải chừa trống chỗ Tiểu Hạn để nhằm hạn nào thì điền hạn đó vào.

Các bài vị mẫu

  1. Sao Thái Dương: Cung thỉnh Nhựt Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請日宮太陽天子星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 27 âm lịch hằng tháng, vào giờ Thìn (7~9 giờ sáng), 12 ngọn đèn, hướng Tây.
  2. Sao Thái Âm: Cung thỉnh Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請月宮太陰皇后星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 26 âm lịch hằng tháng, vào giờ Mùi (1~3 giờ chiều), 9 ngọn đèn, hướng Tây.
  3. Sao Mộc Đức: Cung thỉnh Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請東方甲乙木德星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 25 âm lịch hằng tháng, vào giờ Ngọ (11~13 giờ trưa), 20 ngọn đèn, hướng Đông.
  4. Sao Thái Bạch: Cung thỉnh Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請西方庚辛金德星君…小限尊神証明); cúng vào ngày rằm (15) âm lịch hằng tháng, vào giờ Mão (5~7 giờ sáng), 8 ngọn đèn, hướng Tây.
  5. Sao Vân Hớn: Cung thỉnh Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請南方丙丁火德星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 29 âm lịch hằng tháng, vào giờ Tỵ (9~11 giờ trưa), 15 ngọn đèn, hướng Nam.
  6. Sao Thủy Diệu: Cung thỉnh Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請北方壬癸水德星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 21 âm lịch hằng tháng, vào giờ Dần (3~5 giờ sáng), 7 ngọn đèn, hướng Bắc.
  7. Sao Thổ Tú: Cung thỉnh Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請中央戊己土德星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 19 âm lịch hằng tháng, vào giờ Thân (3~5 giờ chiều), 5 ngọn đèn, hướng Tây.
  8. Sao La Hầu: Cung thỉnh Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請天宮神首羅睺星君…小限尊神証明); cúng vào ngày mồng 8 âm lịch hằng tháng, vào giờ Tý (23~1 giờ sáng), 9 ngọn đèn, hướng Bắc.
  9. Sao Kế Đô: Cung thỉnh Thiên Cung Phân Vĩ Kế Đô Tinh Quân … Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請天宮分尾計都星君…小限尊神証明); cúng vào ngày 18 âm lịch hằng tháng, vào giờ Ngọ (11~13 giờ trưa), 21 ngọn đèn, hướng Tây.

Thí dụ: có người nam 36 tuổi thuộc sao Mộc Đức, hạn Huỳnh Tuyền, bài vị cúng sao sẽ là:

Cung thỉnh Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân Huỳnh Tuyền Tiểu Hạn Tôn Thần chứng minh (恭請東方甲乙木德星君黃泉小限尊神証明)

Dân gian Việt Nam có bài thơ truyền khẩu về Sao và Hạn như sau: (trích từ bản Trạch Nhật Cầu Chơn [擇日求眞], Mậu Tý niên [戊子年, 2008] của Chùa Tường Quang [祥光寺], số 213. đường Chi Lăng, thành phố Huế).

Sao

La Hầu tháng bảy tháng giêng

Coi chừng kẻo gặp tai ương đến mình

Thổ Tú Thủy Diệu giữ gìn

Tháng tư tháng tám đồng tình bi ai

Nhằm sao Thái Bạch ra chi

Tháng năm trú kỵ gắng ghi đề phòng

Thái Dương chúa tể Nhật Cung

Tháng mười tháng sáu vận thông đắc tài

Gặp sao Vân Hớn tháng hai

Cùng là tháng tám xảy hoài thị phi

Kế Đô sao ấy đến kỳ

Tháng ba tháng chín sầu bi khóc thầm

Nguyệt Cung Hoàng Hậu Thái Âm

Chín thì kiết, mười một làm khổ nan

Tới sao Mộc Đức vui an

Nội trong tháng Chạp đặng ban phước lành

Hạn

Huỳnh Tuyền bệnh nặng nguy vong

Tam Kheo đau mắt đề phòng tay chân

Ngũ Mộ hạn xấu tốn tài

Thiên Tinh mắc phải vạ tai ngục hình

Toán Tận nạn đến thình lình

Đàn ông rất kỵ bỏ mình nhiều khi

Thiên La bệnh thấy quái kỳ

Quỷ ma quấy phá tâm thì chẳng an

Địa Võng nhiều nỗi buồn than

Lời ăn tiếng nói sanh đoan rầy rà

Diêm Vương rất kỵ đàn bà

Rủi lâm sản nạn chắc là mạng vong

Khuyên ai khấn nguyện hết lòng

Giảm nhường mới đặng thoát vòng tai truân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Văn khấn và nghi thức lạy sám hối tại nhà đơn giản
Nghi lễ

Phép sám hối đơn giản của Đại Bi Thần Chú mà chúng tôi phương tiện soạn ra giúp mọi người dễ nhớ, dễ thực tập. Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm. Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích...

Diêm Vương Thập Điện
Nghi lễ

Trong cổ đại Trung Quốc vốn không có quan niệm về Diêm Ma (閻魔) hay Diêm Vương (閻王), nhưng sau khi Phật Giáo du nhập vào đất nước nầy, Diêm Vương được xem như là vị chủ thần của Địa Ngục và tín ngưỡng nầy bắt đầu lưu hành. Từ Diêm Ma, nguyên ngữ Sanskrit là Yama, âm dịch...

Lễ Đức Bổn Sư Thích Ca Thành Đạo (Ngày mồng 8 tháng chạp âm lịch)
Nghi lễ

– Cử ba hồi chuông trống, niệm hương cầu nguyện – Cử tán hoặc pháp ngữ: Lô hương sạ nhiệt, Tâm nhiên ngũ phần, Nguyện thử diệu hương vân .v.v. (Chọn 1 trong các bài) – Tụng một trong các bài: Tựa Lăng nghiêm, Thánh vô lượng thọ, chú Đại bi – Cử tán hoặc...

Khoa cúng Đức Ông – Sám tạ Long Thần
Nghi lễ

TÍN CHỦ KIỀN THÀNH ĐỈNH LỄ LONG THẦN BA LỄ Hương phụng hiến, cúng dàng Tu Đạt đại trưởng giả, cập long thần thổ địa chúng linh quan. Đệ tử kiền thành hương phụng hiến, ngưỡng kỳ uy đức giáng nhân gian. Ủng hộ tinh lam sùng bảo địa, khuông phù cảnh giới tất hoàng...

Văn khấn mẫu gia tiên mùng Một, ngày Rằm và sự dung hòa tinh thần Phật giáo
Nghi lễ

Văn khấn gia tiên là một sự hoà hợp giữa niềm tin dân gian vào các vị thần bảo vệ, thần đất đai, và truyền thống thờ cúng tổ tiên, kết hợp với tinh thần từ bi, cứu khổ của đạo Phật… Phần I. Văn khấn gia tiên mùng Một, ngày Rằm 1. Lễ vật và...

Văn khấn rằm tháng 8 – Tết Trung thu chuẩn nhất
Nghi lễ

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng. Văn khấn rằm tháng 8 chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam –...

Nghi thức hồi hướng công đức lợi ích cho kẻ còn người mất
Nghi lễ

Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác. 1. Bài hồi hướng căn bản Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Nguyện mười phương chư Phật chư...

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia
Nghi lễ

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng....

Nghi thức tang lễ dành cho Phật Tử tại gia
Nghi lễ

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Bài văn khấn Thần Tài hàng ngày, mùng 1, mùng 10, ngày rằm,… chính xác và đầy đủ nhất
Nghi lễ

Cúng Thần Tài là một trong những phong tục của người dân Việt Nam vào mỗi dịp đặc biệt trong năm. Ngoài kiến thức chuẩn bị mâm cúng thì văn khấn Thần Tài cũng quan trọng không kém. Đừng bỏ qua tổng hợp bài cúng Thần Tài hàng ngày, mùng 1, ngày rằm,… trang trọng và thành kính dành...

Văn khấn khai trương cửa hàng đầy đủ nhất
Nghi lễ

4. Văn khấn, cúng lễ khai trương Nam-mô A-Di-Đà Phật! Kính lạy: quan đương niên Hành khiến Thái tuế chí đức tôn thần. Các Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần. Kính lạy các thần linh cai quản khu vực này. Hôm nay là ngày ... tháng... năm... Tín chủ con là:.... Ngụ tại... Thành tâm sửa biện xôi, gà, hương, hoa, quả lễ vật cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này là phố... ngõ,,, đường .v..v.... (địa chỉ)... tên hiệu cửa hàng... (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn tín chủ con là: ... tên người phụ trách cửa hàng, Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty). Hôm nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết tôn thần dâng cúng Bách linh... cúi mong soi xét, ngày khai trương cửa hàng, khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh mại mãi tài vặt giúp cho sinh hoạt. Chúng con xin kính mời Quan đương niên, Quan Đương cảnh, Quan thần linh Thổ địa. Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa long mạch cùng tất cả thần linh cai quản ở khu vực này. Cúi xin: thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân vật bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại mời các vị Tiến chủ, hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần phụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ, vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. Dãi tâm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Lễ Cáo Đạo Lộ
Nghi lễ

Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thần giữ đường ngày mai đưa đám, đặt bàn có hương hoa và vật phẩm, cáo ở đường lộ gần nhà (lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người không bịt khăn tang) (Ghi chú: Lễ này nhờ người Hộ tang đứng cúng. Lễ...

Cúng Nhương Sao – Giải Hạn
Nghi lễ

(Ghi chú: Sớ này vừa Thiền môn, vừa nhơn gian. Vì đầu năm, tất cả các chủa địa phương đều tùy duyên để hướng dẫn cho hàng Phật từ sơ cơ, chưa hoàn toàn thấm nhuẩn giáo lý Phật đà một cách triệt để; do đó, các ngài đã tùy thuận chúng sanh mà có...

Lễ Xả Tang Chế
Nghi lễ

(Ghi chú: Đúng ngày Đại tường (tức là Hai năm) thì làm lễ Xã tang cho tất cả những người con Trai và Dâu cũng như cháu Đích tôn; còn đúng Hai năm, Ba tháng, Mười ngày thì làm lễ Xả tang cho vị Trường nam (tức con Trai Trưởng). Tuy nhiên, thông thường thì...

Lễ Vớt Vong
Nghi lễ

(Ghi chú: Cách bài trí: Sám đủ lễ như: Hoa quà, hương đèn, trà nước, Bài vị của hương linh. Gồm hai bàn: Thượng và hạ. Tiền Phật hậu linh. Khi cúng linh phải có cổ bàn. Đặt bàn thờ thuận tiện nơi rước linh). Chủ lễ xướng: Trai chủ tựu vị, Tả chức xướng:...

Lễ Triêu Điện
Nghi lễ

(Tức lễ Điện ban sáng, gần ngày đưa đám) Chủ lễ xướng: Tang quyến tựu vị, Tả chức xướng: Hiểu tang quyến tại linh tiền thành tâm dâng hương cúng dường, Hữu chức xướng: Thượng hương, Tả chức xướng: Tang quyến chi tâm Điện lễ, Đồng hoà: Nhị bái, Hữu chức xướng: Bình thân quỳ....

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.