A. NGUYÊN VĂN

Phồn thể tự

愚人食鹽喻

昔有愚人至於他家,主人與食嫌淡無味。主人聞已更為益鹽。既得鹽美,便自念言:所以美者緣有鹽故。少有尚爾況復多也。

愚人無智便空食鹽。食已口爽返為其患。

譬彼外道聞節飲食可以得道,即便斷食或經七日或十五日,徒自困餓無益於道。如彼愚人以鹽美故而空食之,致令口爽。此亦復爾。

Giản thể tự

愚人食盐喻

昔有愚人至于他家,主人与食嫌淡无味。主人闻已更为益盐。既得盐美,便自念言:所以美者缘有盐故。少有尚尔况复多也。

愚人无智便空食盐。食已口爽返为其患。

譬彼外道闻节饮食可以得道,即便断食或经七日或十五日,徒自困饿无益于道。如彼愚人以盐美故而空食之,致令口爽。此亦复尔。

B. PHIÊN ÂM

Ngu nhân thực diêm dụ

Tích hữu ngu nhân chí vu tha gia. Chủ nhân dữ thực hiềm đạm vô vị. Chủ nhân văn dĩ tiện vi ích diêm. Kí đắc diêm mỹ. Tiện tự niệm ngôn: Sở dĩ mỹ giả duyên hữu diêm cố. Thiểu hữu thượng nhĩ huống phục đa dã.

Ngu nhân vô trí tiện không thực diêm. Thực dĩ khẩu sảng phản vi kỳ hoạn.

Thí bỉ ngoại đạo văn tiết ẩm thực khả dĩ đắc đạo. Tức tiện đoạn thực hoặc kinh thất nhật hoặc thập ngũ nhật, đồ tự khốn ngạ vô ích ư  (vu) đạo. Như bỉ ngu nhân dĩ diêm mỹ cố nhi không thực chi, trí linh khẩu sảng. Thử diệc phục nhĩ. 

C. DỊCH NGHĨA

Thuở xưa có một kẻ ngu đến thăm nhà của một người bạn. Khi chủ nhà đã dọn những món ăn để tiếp đãi, anh ta phàn nàn là quá lạt nên chủ nhà thêm một chút muối. Kẻ ngu ăn tiếp thì cảm thấy thức ăn ngon hơn.

Thế là hắn tự nghĩ thầm:

“Sở dĩ được ngon như thế là nhờ có muối. Mới nếm một tí thôi mà ngon thế này, huống nữa là nếu ăn càng nhiều hơn.”

Nghĩ vậy, kẻ ngu vô trí liền chỉ ăn toàn muối. Khi ăn xong, hắn chuốc cái họa bị phỏng miệng.

Đây cũng như có hàng ngoại đạo, khi nghe rằng bỏ ăn bỏ uống thì sẽ có thể đắc Đạo, nên liền tuyệt thực đến 7 ngày hoặc 15 ngày. Họ chỉ tự làm mình đói khát khốn khổ mà không có lợi gì đối với việc tu Đạo. Hàng ngoại đạo đó thì cũng như kẻ ngu kia, do bởi ham vị mặn mà chỉ ăn toàn muối. Kết quả là bị phỏng miệng vậy.

D. Ý NGHĨA

Kính thưa các vị! Mỗi người ở thế gian đều có trí thức của riêng mình, trí thức cũng có sâu cạn chẳng đồng; nó là vũ khí cải tạo mình và làm lợi ích cho người khác. Nếu như chúng ta dùng trí thức không thích hợp thì có thể tự hại mình và nguy hiểm cho xã hội, còn như biết dung hòa thì mới có thể phát huy hiệu lực và tác dụng; giống như thuốc hay mà uống không đúng bệnh thì biến thành thuốc độc.

Thí dụ này muốn nói đến người luôn thích ăn ngon và người keo kiệt không dám ăn, cả hai đều ăn uống không điều độ; chủ nghĩa hưởng thụ quá mức và khổ hạnh đều không cân bằng cuộc sống. Muôn sự ở thế gian cần phải ở mức độ vừa phải; nếu quá mức hoặc quá thấp thì có thể làm hỏng sự việc. Ví dụ, những người làm việc thiếu trách nhiệm có thể đời này họ không làm nên được gì; nhưng nếu có người chạy theo danh lợi không biết chán thì cũng gây nên sự tranh chấp, tính toán mà tạo thành ác nghiệp; hoặc có người cả đời bôn ba xuôi ngược luôn bị phiền não trói buộc, cho đến nhiều đời nhiều kiếp trôi lăn trong luân hồi không dứt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...