Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn đọc về vấn đề tôn kính này.

Tìm hiểu khái niệm tôn kính là gì? 

Tôn kính được hiểu ở đây chính là hành động lễ nghi, thái độ đúng đắn của mỗi người đối với những gì mà bản thân họ đáng tôn kính. Tuy nhiên tôn kính không phải chỉ bằng những hành động lạy lục, chào hỏi bên ngoài mà cần xuất phát từ thâm tâm.

Sự tôn kính cao độ là điều không phải ai cũng có thể nhìn thấy bằng mắt. Tôn kính theo Phạn ngữ gọi là gārava – đây là chữ biến thể từ chữ Garu mang ý nghĩa là sự thành thật tôn kính đối với các bậc cha mẹ, thầy tổ, đạo sư, chân sư…

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính

Theo Phật giáo cho hay, sự chào hỏi lễ phép bên ngoài chưa hẳn là tôn kính mà quan trọng nhất chính là sự tôn kính ở trong tâm. Đối với chúng ta cần biết tôn thờ, kính trọng các đấng chư Phật, chư thánh nhơn, chư tăng,  cha mẹ, thầy tổ, bậc trưởng thượng… mới là đúng lẽ phải.

Những điều cần tôn kính theo Phật giáo

Sự tôn kính là một pháp vô cùng cần thiết cho đời, đạo và chúng ta đã hiểu tôn kính là gì ở trên. Khi chúng ta biết tôn kính từ thâm tâm thì mọi việc diễn ra dễ dàng hơn bởi bạn nhận được nhiều sự giúp đỡ.  Theo Phật pháp thì một số điều đáng để tôn kính như sau:

Tôn kính Phật 

Mỗi Phật tử hay chúng sinh nên thực hiện tôn kính Phật vì hai lý do sau:

  • Đức Phật khi thuở còn tại gia chính là một vị đế vương dòng dõi cao quý.
  • Ngài xuất gia tầm đạo đã đắc quả Vô thượng Chánh Đẳng Giác và dùng đuốc tuệ soi đường loại bỏ đêm tối vô minh. Mọi chư thiên, phạm thiên đều ca tụng Ngài với 9 hồng danh khác nhau.

Khi đức Thế Tôn còn lại thế thì đối với các bậc tỳ-khưu kính Phật đều vào hầu Phật hàng ngày để lắng nghe và thọ trì kim ngôn mà Ngài giáo huấn. Khi vào hầu Phật, các thầy không mang giày dép hay đi đại tiểu tiện ở nơi mà đức Thế Tôn có thể thấy.  Đối với các Phật tử hiện nay, để thể hiện lòng tôn kính Phật thì chúng ta nên siêng năng lễ Phật, tụng kinh với sự trang nghiêm và kính trọng.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (2)

Tôn kính Pháp  

Dhamma (Pháp) mang ý nghĩa là những vật gì có bản tính giữ gìn tính chất mà không cho hư hại hay tiêu diệt. Ví dụ như miếng vải trắng luôn giữ được màu trắng khiến ai nhìn thấy cũng nhận biết miếng vải màu trắng mà không phải màu khác.

Tôn kính pháp chính là việc chúng ta thực hành theo lời giáo huấn của đức Phật. Pháp có 3 chi là Pháp học, pháp hành và pháp thành. Trong đó, pháp học chính là học 4 muôn 8 ngàn chi pháp. Pháp hành chính là giới, định, tuệ mà hành giả phải hành theo trên chặng đường tu hành. Pháp thành chính là các bậc thánh nhơn đắc từ sơ quả đến tứ quả, Niết-bàn.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (3)

Quả báo của 3 pháp trên như sau:

  • Pháp học giúp cho người tu Phật hiểu căn bản về giáo pháp, lộ trình tu tập để làm theo chánh đạo.
  • Pháp hành giúp người tu Phật thấy rõ bản chất vô thường, khổ não, vô ngã để diệt tận phiền não đắc quả Niết-bàn. Ở trường hợp này, nghĩa của tôn kính chính là việc thực hành theo pháp.
  • Loại tôn kính pháp cao hơn chính là tôn kính pháp bằng cách thực hành pháp. Người thực hành đúng theo pháp chính là người kính trọng pháp thật sự.

Tôn kính Tăng

Tăng trong Phật giáo có có hai hạng là Phàm tăng và thánh tăng. Tăng là các bậc thừa hành theo chánh pháp, đã ly gia cắt ái, theo đạo nhiệm mầu. Tăng còn được xem là ngọn cờ Phật giáo, là hướng đạo của tín đồ. Do vậy chúng ta cần phải tôn kính Tăng.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (4)

Tôn kính điều học

Tôn kính điều học là việc cố gắng hết sức hành theo giới hạnh của mình, đã thọ trì sẽ không phạm vào. Chúng ta cần coi trọng giới hạnh của mình, cố gắng bài trừ những phiền não.

Kính trọng thiền định

Việc cố gắng hành thiền định không dám xao lãng của chúng ta chính là tôn kính thiền định. Thiền định là pháp dạy tâm kiềm chế tránh sự xao lãng, phóng túng và tâm phải yên trụ. Đặc biệt thiền định gắn kết không rời đối với các bậc xuất gia bởi thiền định là nấc thang đi đến Niết-bàn.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (5)

Tôn kính sự không phóng dật, dễ duôi

Không phóng dật, dễ duôi mang ý nghĩa là không phung phí thì giờ vào những việc vô ích. Tôn kính sự phóng dật, dễ nuôi là một trong những điều mà chúng ta cần thực hiện. Không phóng dật, dễ duôi bao gồm không phóng dật, dễ duôi bậc thấp và bậc cao.

Không phóng dật, dễ duôi bậc thấp gồm có:

  • Không phóng dật, dễ duôi diệt trừ tội lỗi do thân nghiệp và chúng ta nên làm điều thiện.
  • Không phóng dật, dễ duôi diệt trừ tội lỗi do khẩu nghiệp và chúng ta nên nói lời dịu dàng, khuyến thiện.
  • Không phóng dật, dễ duôi trong suy nghĩ ác là không dám suy nghĩ ác và cố gắng suy nghĩ việc lành.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (6)

Không phóng dật, dễ nuôi bậc cao có 3 trường hợp:

  • Không phóng dật, dễ duôi trong sự gìn giữ tâm, không cho tâm tham lam khi có cơ hội tiếp xúc những điều này.
  • Không phóng dật, dễ duôi để tâm sân hận đối với các vấn đề gặp phải gây bực mình, khó chịu.
  • Không phóng dật, dễ duôi để tâm si mê, lầm lạc trong trần cảnh.

Tôn trọng sự tiếp đãi

Sự tiếp đãi chịn là phép xã giao lịch sự ở đời và gồm có 2 phần như sau:

  • Tiếp đón, tiếp đãi bằng những bữa cơm nước, chuyện trò vui vẻ và không có thái độ bực mình.
  • Tiếp đãi bằng pháp, đưa ra lời khuyên thân bằng, quyến thuộc khởi tâm tu hành, trì giới…

Thông qua việc tiếp đãi giúp bạn nhận được sự quan tâm, thương mến, tôn trọng của mọi người. Sau khi chết đi, chúng ta sẽ được sanh vào cõi trời, nếu chẳng may đi lầm đường sẽ được các bậc trí thức nhắc nhở.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (7)

Lợi ích nhận được khi thực hành pháp tôn kính là gì?

Việc tuân thủ pháp tôn kính là điều cần thiết và nên làm đối với mỗi người chúng ta. Các lợi ích mà chúng sanh nhận được khi tuân thủ pháp tôn kính như sau:

  • Nhận được đại phước cho bản thân mình.
  • Luôn giữ được lễ độ, phong hóa, mỹ tục đối với dân tộc
  • Người luôn tuân thủ pháp tôn kính chính là người tri thức, có giới đức, hành theo thiện pháp.
  • Tuân thủ pháp tôn kính giúp bạn trở thành gương mẫu cho con cháu và người trong xã hội.
  • Được nhiều người thương mến
  • Sinh ra lòng từ ái đối với mọi người
  • Khi bản thân tuân thủ pháp tôn kính sẽ trở thành người có nhiều trí nhớ.
  • Không bao giờ có sự hối hận trong tâm.
  • Được sanh vào gia đình quý phái.
  • Hành theo giới, định, tuệ.
  • Không làm mất minh sát tuệ hay đạo quả.
  • Đã chuẩn bị vật thực về ngày vị lai.
  • Sanh ra sự an vui trong tâm hồn
  • Biết ngăn ngừa tránh để các việc ác xâm chiếm vào lòng, không sanh vào ác đạo.
  • Luôn thỏa thích trong sự an lạc.
  • Chắc chắn sẽ sanh vào cõi trời.

[Góc Giải Đáp] Tôn kính là gì_ Những điều cần tôn kính (8)

Thông qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu được tôn kính là gì và những điều cần tôn kính theo Phật pháp. Việc chúng ta tôn kính các đấng bề trên như Đức Phật, Tăng hay cha mẹ, ông bà… sẽ đem đến nhiều phước báu tốt lành.

Nguồn: https://bchannel.vn/ton-kinh-la-gi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Cách nào để chuyển hóa tâm bực bội và nóng giận?
Vấn đáp

Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...