1. Nguyên văn
伏以
娑婆教主、弘開解脫之門、極樂導師、接引往生之 路。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉 佛修香諷經…之晨、報答深恩、祈超度事。今弟 子…等、惟日仰干
大覺世尊俯垂接度。痛念
奉為…之香靈。
元命生於…年…月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終、全承
佛法以超昇、全賴經文而解脫。茲臨…之晨、仗命六 和之諷誦、
大乘法寶尊經…、加持往生淨土神呪、頂禮
三身寶相、萬德金容、集此良因、祈求超度。今則謹 具疏文、和南拜白。
南無十方常住三寶一切諸佛尊法賢聖僧作大證 明。
南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座證明。恭奉、觀 音接引、勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列 聖、同垂憫念之心。伏願、慈悲無量、憐憫有情、接香 靈西竺逍遙、扶陽眷南山壽考。仰賴
佛恩證明、謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上 疏。
(疏) 奉 白佛金章弟 子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ:
Ta Bà1 giáo chủ, hoằng khai giải thoát chi môn, Cực Lạc2 đạo sư, tiếp dẫn vãng sanh3 chi lộ.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn…, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh … chi thần, báo đáp thâm ân, kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can Đại Giác Thế Tôn4, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm:
Phụng vị5… chi hương linh6.
Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương7 (thọ) … Đại hạn8 vu … niên … nguyệt … nhật … bài mạng chung.
Đồng thừa9 Phật pháp dĩ siêu thăng, toàn lại kinh văn nhi giải thoát. Tư lâm … chỉ thần, trượng mạng Lục Hòa10 chi phúng tụng; Đại Thừa pháp bảo tôn kinh … gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú11; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử lương nhân, kỳ cầu siêu độ. Kim tắc cần cụ sớ văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng tác đại chứng minh.
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật12 liên tọa chứng minh.
Cung phụng: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí13 đề huề; Địa Tạng14 từ tôn, tiếp xuất u đồ15 chỉ khổ, minh dương liệt thánh, đồng thùy mẫn niệm chi tâm.
Phục nguyện: Từ bi vô lượng, lân mẫn hữu tình; tiếp hương linh Tây Trúc16 tiêu diêu, phò dương quyến Nam Sơn17 thọ khảo. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Ta Bà giáo chủ, rộng mở cửa giải thoát ra; Cực Lạc đạo sư, tiếp dẫn vàng sanh đường lớn.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh, nước Việt Nam: có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân ngày …, báo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử … hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ.
Xót nhớ hương linh…
Sanh lúc tuổi. giờ, ngày … tháng … năm …, hưởng thọ (hưởng dương)
Tạ thế lúc … giờ, ngày … tháng … năm …
Cùng nương Phật pháp được siêu thăng, thảy nhờ kinh văn mà giải thoát. Nay gặp lúc …, nương sức chúng tăng, trì tụng tôn kinh pháp bảo Đại Thừa …, gia trì Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu được siêu độ. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành lạy thỉnh:
Kính lạy Mười Phương Thường Trú Tam Bảo, hết thảy đức Phật, tôn pháp hiền thánh tăng chứng giám cho.
Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy hướng dẫn, giáo chủ Tây Phương, ngồi trên tòa sen, chứng giám cho.
Lại xin: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đón đi; Địa Tạng từ bi, độ khỏi tối tăm cảnh khổ; âm dương các Thánh, cùng thương đoài tưởng mở từ tâm.
Lại nguyện: Từ bi vô lượng, thương tưởng hữu tình; độ hương linh Tây Trúc tiêu diêu, giúp quyến thuộc Nam Sơn thọ mãi. Ngưỡng trông ơn Phật chứng minh. Xin dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm…
Đệ tử chúng con kinh thành dâng sớ.
4. Chú thích
- Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆): âm dịch là Sa Ha (娑訶), Sách Ha (索訶), ý dịch là nhẫn (忍), nói cho đúng là Ta Bà Thế Giới (s, p: sahā-lokadhātu, 娑婆世界), ý dịch là thế giới chịu đựng (nhẫn độ, nhẫn giới), tức chỉ thế giới, cõi đời này, thế giới mà đức Thích Tôn giáo hóa. Nó còn được gọi là Nhân Gian Giới (人間界, cõi con người), Thế Tục Giới (世俗界, thế giới phàm tục), Hiện Thế (現世, cõi đời này). Chúng sanh ở trong thế giới này chịu đựng các phiền não, vì vậy mới có tên là thế giới chịu đựng. Bên cạnh đó từ này còn được dịch là Tạp Hội (雜會) hay Tập Hội (集會). Nguyên ngữ của từ tập hội là sabhā, muốn ám chỉ sự tập hội phức tạp của các tầng lớp như con người, trên trời, Sa Môn, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ, v.v… Người ta cho rằng nguyên lai từ sahã cũng phát xuất từ sabhā, là thế giới có nhiều loại người khác nhau làm đối tượng hóa độ của đức Phật Thích Ca. Thiền sư Chơn Không (眞空,1045-1100) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Diệu bốn hư vô minh tự khoa, hỏa phong xuy khởi biến Ta Bà, nhân nhân tận thức vô vi lạc, nhược đắc vô vị thỉ thị gia (妙本虛無明自誇、和風吹起遍娑婆、人人盡識無為樂、 若得無為始是家, diệu bản thênh thang sáng tự khoa, gió hòa thổi khắp cõi Ta Bà, người người thảy biết vô vị lạc, nếu đạt vô vị mới là nhà).” Cổ Côn Pháp Sư (古崑法師) cũng có hai câu đối như sau: “Ta Bà giáo chủ bi nguyện hoằng thâm thệ độ khổ nhân ly hỏa trạch, Cực Lạc đạo sư từ tâm quảng đại thường nghinh mê tử nhập Liên Trì (娑婆教主悲願宏深誓度苦人離火宅、極樂導師慈心廣大常 迎迷子入蓮池, Ta Bà giáo chủ bi nguyện rộng sâu thề độ người khổ xa nhà lửa, Cực Lạc đạo sư từ tâm rộng lớn thường đón kẻ mê vào Liên Trì).”
- Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂): nguyên nghĩa tiếng Sanskrit có nghĩa là nơi có an lạc, cho nên nó thường chỉ cho thế giới của Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀), còn được gọi là Cực Lạc Thế Giới (極樂世界), Cực Lạc Quốc Độ (極樂國土). Trong các kinh điển Hán dịch có dùng một số âm dịch như Tu Ma Đề (須摩提), Tu Ha Ma Đề (須呵摩提), v.v…, và ý dịch như An Lạc (安樂), An Dưỡng (安養). Từ Cực Lạc này còn được dùng đến trong một số thư tịch cổ điển của Trung Quốc như Thượng Thư Gián Ngô Vương (上書諫具王,Văn Tuyển 39) của Mai Thừa (枚乘) với ý là “sự vui sướng không có gì hơn hết”, hoặc trong bài Tây Đô Phú (西都賦) của Ban Cố (班固, 32-92) nhà Đông Hán với nghĩa là “đến tận cùng niềm vui sướng”, hay trong Hoài Nam Tử (淮南子) với nghĩa là “niềm vui sướng cùng cực”, v.v… Còn trong Phật diễn thì từ này được dùng đầu tiên trong Kinh A Di Đà (阿彌陀經) do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什,344-413) dịch. Kinh điển đề cập đến Cực Lạc Thế Giới là 3 bộ kinh lớn của Tịnh Độ, gồm Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經). Trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am(實賢省庵,1686-1734) nhà Thanh có câu: “Di Đà chư Phật kính trung ảnh, Cực Lạc Ta Bà thủy thượng âu (彌陀諸佛鏡中影、極樂娑婆水上溫, Di Đà chư Phật ảnh trong kính, Cực Lạc Ta Bà bọt nước trên).” Hay tại Bảo Quang Tự (寶光寺) ở Tân Đô (新都), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省) có hai câu đối rằng: “Cực Lạc từ tôn thùy pháp thủ tiếp dẫn chúng sanh đồng quy Cực Lạc, Ta Bà giáo chủ quảng trường thiệt khai thị quần mông tảo xuất Ta Bà (極樂慈尊 垂法手接引眾生同皈極樂、娑婆教主廣長舌開示群蒙早出娑婆,Cực Lạc từ tôn vươn tay pháp tiếp dẫn chúng sanh cùng về Cực Lạc, Ta Bà giáo chủ lưỡi dài rộng [thuyết pháp] khai thị người mê sớm thoát Ta Bà).”
- Vãng sanh (往生): sau khi mạng chung sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”. Nếu nói về nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà Tịnh Độ (彌陀淨土) trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Vãng sanh được chia làm 3 loại: (1) Cực Lạc Vãng Sanh (極樂往生), căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無 量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); tức là xa lìa thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆), đi về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó. (2) Thập Phương Vãng Sanh (十方往生), căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh (十方隨願往生經), tức văng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà. (3) Đâu Suất Vãng Sanh (兜率往生), y cứ vào thuyết của Di Lặc Thượng Sanh Kinh (彌勒上生經) cũng như Di Lặc Hạ Sanh Kinh (彌勒下生經); có nghĩa rằng Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) hiện đang trú tại Nội Viện Đâu Suất (s: Tușita, p: Tusita, 兜率), đến 16 ức 7 ngàn vạn năm sau, Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Người tu pháp môn này sẽ được vãng sanh về cung trời Đâu Suất, tương lai sẽ cùng Bồ Tát Di Lặc xuống thế giới Ta Bà. Phần nhiều hành giả Pháp Tướng Tông (法相宗) đều tu theo pháp môn này. Ngoài ra, còn có các tín ngưỡng vãng sanh khác như người phụng thờ đức Phật Dược Sư (s: Bhaisajyaguru, 藥師) thì sẽ được văng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) của Ngài; người phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) thì được vãng sanh về cõi Bổ Đà Lạc Ca (s: Potalaka, 補陀洛迦); người tín phụng đức Phật Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋 迦) thì được sanh về Linh Thứu Sơn (靈鷲山); người tín phụng Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvatamsaka-nāma-mahāvaipulya-sutra, 華嚴經) thì được vãng sanh về Hoa Tạng Giới (華藏界); tuy nhiên, các tín ngưỡng này rất ít, nên vẫn chưa hình thành tư trào. Như đã nêu trên, Cực Lạc Vãng Sanh và Đâu Suất Vãng Sanh là hai dồng tư tưởng chủ lưu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v… Đối với Tam Luận Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, v.v…, Cực Lạc Văng Sanh là phương pháp tự lực thành đạo. Riêng đối với Tịnh Độ Tông, tư tưởng này nương vào sự cứu độ của đức giáo chủ Di Đà làm con đường thành Phật, nên được gọi là Tha Lực Tín Ngưỡng. Còn Đâu Suất Vãng Sanh là tư tưởng thích hợp đối với Pháp Tướng Tông, được xem như là pháp môn phương tiện tu đạo. Tại Nhật Bản, trong Tây Sơn Tịnh Độ Tông (西山淨土宗) có lưu hành 2 thuyết về văng sanh là Tức Tiện Vãng Sanh (即便往生) và Đương Đắc Vãng Sanh (當得往生). Tịnh Độ Chơn Tông thì chủ trương thuyết Hóa Sanh (化生) vãng sanh về Chân Thật Báo Độ (眞實報土), và Thai Sanh (胎生) vãng sanh về Phương Tiện Hóa Độ (方便化土), v.v… Một số tác phẩm của Trung Quốc về tư tưởng vãng sanh như An Lạc Tập (安樂集,2 quyển) của Đạo Xước (道綽,562-645) nhà Đường, Vãng Sanh Luận Chú (往生論註, còn gọi là Tịnh Độ Luận Chú [淨土論註], 2 quyển) của Đàm Loan (曇鸞, 476-7) thời Bắc Ngụy, v.v… Về phía Nhật Bản, cũng có khá nhiều thư tịch liên quan đến tư tưởng này như Vãng Sanh Thập Nhân (往生拾因, 1 quyển) của Vĩnh Quán (永觀); Vãng Sanh Yếu Tập (往生要集) của Nguyên Tín (源信,942-1017); Nhật Bản Vãng Sanh Cực Lạc Ký (日本往生極樂記) của Khánh Tư Bảo Dận (慶滋保胤,9317-1002); Tục Bản Triều Vãng Sanh Truyện (續本朝往生傳) của Đại Giang Khuông Phòng (大江匡房,1041-1111); Thập Di Vãng Sanh Truyện (拾遺往生傳), Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺往生 傳) của Tam Thiện Vi Khang (三善為康); Tam Ngoại Vãng Sanh Truyện (三外往 生傳) của Liên Thiền (蓮禪); Bản Triều Tân Tu Vãng Sanh Truyện (本朝新修往 生傳) của Đằng Nguyên Tông Hữu(藤原宗友); Cao Dã Sơn Vãng Sanh Truyện (高野山往生傳) của Như Tịch (如寂), v.v… Thần chú trì tụng để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni (拔一切業障根本得生淨土陀羅尼), còn gọi là Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (往生決定眞言) hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú(往生淨土神呪). Trong Tịnh Độ Chứng Tâm Tập (淨土證心集) của Vạn Liên Pháp Sư (卍蓮法 師) nhà Thanh có câu: “Tam Giáo đồng nguyên, thống Nho Thích Đạo, câu kham niệm Phật, nhất tâm quy mạng, cụ Tin Nguyện Hạnh, tận khả vãng sanh (三教同 源、統儒釋道、俱堪念佛、一心歸命、具信願行、盡可往生,Ba Giáo cùng gốc, cả Nho Thích Đạo, đều chung Niệm Phật; một lòng quy mạng, đủ Tín Nguyện Hạnh, thảy được vãng sanh).”
- Thế Tôn (s, p: bhagavat,世尊): âm dịch là Bà Già Bà (婆伽婆), Bà Già Phạm (婆 伽梵), Bạc Già Phạm (薄伽梵), Bà Nga Phược Đế (婆諛嶼帝); là đấng được thế gian tôn kính, một trong 10 hiệu của đức Phật. Ngoài ý dịch Thế Tôn ra, còn có một số ý dịch khác như Hữu Đức (有德), Hữu Danh Thanh (有名聲), v.v; tức là người có các đức, các điều lành, bao hàm đức, có thanh danh, bậc đáng tôn quý. Bên cạnh đó có nguyên ngữ loka-nātha (s, p) cũng được dịch là Thế Tôn, nhưng người ta thường sử dụng từ bhagavat nhiều hơn. Đây là từ để chỉ cho người nổi bật nhất, đặc biệt là đức Thích Tôn.
- Phụng vị (奉為): khác với từ phục vị (伏為) như đã giải thích ở trên, từ này được dùng cho những người thân trong gia đình có thờ phụng.
- Hương linh (香靈): từ này được dùng cho những người đã thọ Ba Phép Quy Y và Năm Giới. Đối với người mới qua đời, chưa thọ Ba Phép Quy Y và Năm Giới thì gọi là vong linh (亡靈). Với người đã thọ Thập Thiện Giới, Bồ Tát Giới thì gọi là chơn linh (眞靈). Riêng đối với các vị xuất gia thì dùng là giác lĩnh (覺靈).
- Tùy theo tuổi của người quá cố, có nhiều cách gọi khác nhau. Căn cứ vào Quốc Ngữ Từ Điển (國語辭典) của Bộ Giáo Dục Trung Quốc cho biết rằng: “Người chết tùy theo số tuổi, tập tánh để xưng hô, trên 60 tuổi là hưởng thọ (享壽), chưa đủ 60 tuổi là hưởng niên (享年), dưới 30 tuổi là đắc niên (得年).” Trường hợp đối với người qua đời chưa tròn 60 tuổi thì được gọi là hương niên hay hướng dương (享陽); vì theo quan niệm của cổ nhân xưa kia, 60 là tuổi hoàn lịch (還曆), nghĩa là khi 10 Thiên Can (天幹[干], gồm Giáp [甲], Ất [乙], Bính [丙], Đinh [丁], Mậu [戊], Kỷ [ㄹ], Canh [庚], Tân [辛], Nhâm [壬], Quý [癸]) và 12 Địa Chi (地支, gồm Tý [子], Sửu [丑], Dần [寅], Mão [卯], Thìn [辰], Tỵ [日], Ngọ [午], Mùi [未], Thân [申], Dậu [酉], Tuất [戌], Hợi [亥]) hợp lại với nhau, khởi đầu bằng can Giáp như Giáp Tý (甲子) thì phải 60 năm mới đúng chu kỳ vòng tròn của một kỷ niên, có cùng tuổi Giáp Tý. Từ đó, người qua đời ở tuổi 60 được gọi là hưởng hạ thọ (享下壽). Đối với người mất ở tuổi 70, 80 thì được gọi là hướng trung thọ (享中壽); 90 tuổi là hưởng thượng thọ (享上壽); 99 tuổi là hưởng bạch thọ (享白 壽). Tuy nhiên, theo như cách viết Công Văn Sớ Điệp hiện hành ở Việt Nam, từ 80 đến 90 tuổi là thượng thọ; trên 90 tuổi là thượng thượng thọ (上上壽). Ngoài ra, cũng có cách viết che giấu tuổi để không ai biết người mất ở tuổi thọ nào; tỷ dụ như 65 tuổi thì viết là “vọng thất thập (望七十, hướng về 70 tuổi)”. Nhân đây cũng xin giới thiệu các cách xưng hô về tuổi tác của người xưa vẫn được truyền thừa cho đến ngày nay. Trẻ nhỏ sơ sinh mới lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời (0 tuổi), chưa tròn 1 tuổi, hay 2, 3 tuổi, được gọi là Hài Đề (孩提), Đề Hài (提孩), Cuông Bao (襁褓); như trong thơ của Hàn Dũ (韓愈,768-814) có câu: “Lưỡng gia các sanh tử, để hài xảo tướng như(兩家各生子、提孩巧相如,hai nhà sanh con quý, hài nhi tướng như nhau).” Năm lên 8 tuổi thì được gọi là Tổng Giác (總 角); vì theo tục lệ xưa kia, người ta thường cột mái tóc trẻ em thành bím tóc ở hai bên đầu, có hình như cái sừng dê. Tổng Giác còn là từ dùng chung cho các em trẻ khoảng 8, 9 cho đến 13, 14 tuổi. Hơn nữa, trong Thuyết Văn (說文) có giải thích rằng: “Nam bát nguyệt sanh xi, bát tuế nhi sấn; nữ thất nguyệt sanh xi, thất tuế nhi sấn (男八月生齒、八歲而齔、女七月生齒、七歲而亂,nam tám tháng mọc răng, tám tuổi mọc răng già; nữ bảy tháng mọc răng, bảy tuổi mọc răng già)”; cho nên trẻ em 7, 8 tuổi còn được gọi là Đồng Sấn (童数). Trẻ lên 9 tuổi là Cửu Linh (九齡). Từ 13 đến 16 tuổi là Đậu Khấu (荳蔻); vì Đậu Khấu là một loại thực vật chỉ nở hoa vào đầu mùa Hạ, cho nên nó được dùng để ví dụ cho người vị thành niên và thời đại vị thành niên là “Đậu Khẩu Niên Hoa (荳蔻年華)”. Từ này còn dùng cho người nữ 13 tuổi. Đối với người 15 tuổi được gọi là Cập Kê (及 笄). Nguyên lai kê (笄) là cây trâm dùng cài vào tóc để buộc tóc lại cho khỏi bung ra. Xưa kia, người sau tuổi 15 thường phải búi tóc và cài trâm, thể hiện mình đã thành niên rồi. Riêng người nam, khi đến 20 tuổi thì búi tóc và đội mũ để thành nhân, nên có tên gọi là Kết Phát (結發), Thúc Phát (東發). Ngoài ra, người ở tuổi 15 còn được gọi là Chí Học (志學); vốn xuất xứ từ lời dạy “Ngô thập hữu ngũ nhi chỉ vu học (吾十有五而志于學,Ta đến mười lăm tuổi thì có chí học)” của Khổng Tử (孔子) trong Luận Ngữ (論語), chương Vi Chính (爲政). Người 16 tuổi là Nhị Bát (二八, 2 nhân 8 bằng 16). Đến 20 tuổi được gọi là Gia Quan (加冠) hay Nhược Quan (弱冠); vì theo tập tục ngày xưa, người nam đến 20 tuổi thì phải làm lễ đội mũ để đánh dấu bước ngoặc thành niên. Vào tuổi 30 thì có tên gọi là Nhi Lập (而立) theo lời dạy “Tam thập nhi lập (三十而立, Ba mươi tuổi thì lập thân)” của Khổng Tử trong Luận Ngữ, chương Vi Chính; hay Thỉ Thất (始室) như trong phần Nội Tắc (內則) của Lễ Ký (禮記) có dạy rằng: “Tam thập nhi hữu thất, thỉ lý nam sự (三十而有室、始理男事,Ba mươi tuổi thì lập gia thất, bắt đầu hiểu việc người nam).” Người 40 tuổi là Bất Hoặc (不惑), căn cứ vào câu “Tứ thập nhi bất hoặc (四十而不惑,Bốn mươi tuổi thì không còn mê mờ)” của Khổng Tử trong Luận Ngữ, chương Vi Chính. Đến 50 tuổi được gọi là Ngãi (艾), Bán Bách (半百), Tri Mạng (知命), Tri Thiên Mạng (知天命). Ngãi là từ chỉ cho tuổi già, như trong phần Khúc Lễ Thượng (曲禮上) của Lễ Ký có giải thích rằng: “Ngũ thập viết Ngãi (五十曰艾, năm mươi tuổi gọi là Ngãi).” Trì Mạng, Trì Thiên Mạng (知天命) thì căn cứ vào câu “Ngũ thập nhi tri thiên mạng (五十而知天命,Năm mươi tuổi thì biết được mạng trời)” của Khổng Tử trong Luận Ngữ, chương Vi Chính. Người sống đến 60 tuổi được xem như có tuổi thọ, được gọi là Nhĩ Thuận (耳順), Hoàn Lịch (還暦), Hoa Giáp (花甲). Từ Nhĩ Thuận nghĩa là thuận theo lời người nói mà lắng nghe, không tranh cãi; có xuất xứ từ câu “Lục thập nhi nhĩ thuận (六十而耳順, Sáu mươi tuổi thì thuận theo lắng nghe).” Hoàn Lịch, Hoa Giáp là từ ám chỉ người đã sống được trọn chu kỳ của một niên kỷ 60 năm. Qua đến 61 tuổi được gọi là Hoàn Lịch Thọ (還曆壽), tức bắt đầu một chu kỳ mới của 60 năm khác. Người thọ đến 70 tuổi có tên gọi là Tùng Tâm (從心), Cổ Hy (古 稀), Huyền Xa (懸車, nương vào xe), Trương Vì (杖園, chống gậy). Từ Tùng Tâm căn cứ vào câu “Thất thập nhi tùng tâm sở dục (七十而從心所欲, bảy mươi tuổi thì theo tâm muốn)” của Khổng Tử trong Luận Ngữ, chương Vì Chính. Cổ Hy thì xuất phát từ câu thơ “Tửu trái tầm thường hành xử hữu, nhân sanh thất thập cổ lai hy (酒債尋常行處有、人生七十古來稀, rượu nợ tầm thường đâu chẳng có, bảy mươi người thọ hiếm xưa nay)” của thi hào Đỗ Phủ (杜甫,712-770); sau này, trong bài Cảm Thu Vịnh Ý (感秋詠意) của Bạch Cư Dị (白居易,772-846) cũng có câu tương tự như vậy: “Cựu thoại tương truyền liêu tự úy, thế gian thất thập lão nhân hy (舊話相傳聊自慰、世間七十老人稀, chuyện cũ truyền nhau buồn an ủi, trên đời bảy chục hiếm lão nhân).” Đến tuổi 77 có tên là Hỷ Thọ (喜壽), vì chữ hỷ (喜) khi viết theo lối chữ thảo thì gần giống với chữ thất thập thất (七 ++, bảy mươi bảy). Đến 80, 90 tuổi thì được gọi là Triêu Mai (朝枚), Triêu Chi (朝枝), Mạo Điệt (耄耋). Trong Nhĩ Nhã (爾雅), phần Thích Ngôn (釋言) có giải thích rằng: “Bát thập vì điệt (八十為蓋, tám mươi tuổi là Điệt).” Hơn nữa, Mao Truyện (毛傳) cũng cho rằng: “Điệt, lão dã; bát thập viết điệt (蓋、老也、八十日蓋, điệt là người già, tám mươi tuổi là Điệt).” Người ở độ tuổi này còn có tên gọi khác là Tân Thọ (傘壽), vì thể hình chữ tháo của tán (4) tương tự với bát thập (八十, tám mươi). Đến 88 tuổi thì gọi là Mễ Thọ (米壽), vì nếu chiết tự chữ mễ (*) thì giống như bát thập bát (八十八). Người sống đến 90 tuổi được gọi là Thượng Thọ; 99 tuổi là Bạch Thọ. Người sống thọ đến 100 tuổi là Kỳ Di (期願). Trong phần Khúc Lễ Thượng của Lễ Ký có giải thích rằng: “Bách niên viết Kỳ Di (百年日期頤, trăm tuổi gọi là Kỳ Di).” Trịnh Huyền (鄭玄,127-200) chú giải rằng: “Kỳ, do yếu dã; Di, dưỡng dã; bất tri y phục thực vị, hiểu từ yếu tận dưỡng đạo nhỉ dĩ (期、猶要也、頤、養也、不知衣服食味、孝子要盡養道而已,K là cần thiết, Di là nuôi dưỡng; chẳng biết y phục, vị ăn, con hiếu cần phải nuôi dưỡng hết mình mới thôi)”. Đến 108 tuổi thì được gọi là Trà Thọ (茶壽); do vì cấu trúc của chữ trà (茶) gồm phần trên là nhị thập (t, 20), phần dưới là bát thập bát (八十八, 88), tổng cọng là 108; cho nên có tên gọi như vậy. Ngoài ra, có một số các tên gọi khác đối với người già như Ban Bạch (斑白, tóc trắng lốm đốm), Hoàng Phát (黃發, tóc chuyển sang màu vàng), Hạo Thủ (皓首, đầu trắng), v.v… Người có tuổi thọ cao còn được gọi là Cửu Thọ (久壽), Mi Thọ (眉壽), v.v…
- Tử Vi Đẩu Số (紫微斗數) có 2 loại pháp tắc là Đại Hạn (大限) và Tiểu Hạn (小 限). Đại Hạn chỉ về trạng huống, vận thế của cá nhân trong khoảng thời gian 10 năm âm lịch. Tiểu Hạn là trạng huống, vận thế của cá nhân trong khoảng thời gian 1 năm âm lịch. Vận trình của 1 năm được gọi là Lưu Niên (流年). Sự lành dữ của Lưu Niên là căn cứ chủ yếu vào cung vị do Lưu Niên Thái Tuế (流年太歲) lâm vào. Tỷ dụ như tuổi Tân Tỵ (辛巳) thì Lưu Niên Thái Tuế của tuổi này là ở tại Tỵ và Lưu Niên Cung Mạng (流年宮命) tại cung Tỵ. Y cứ vào Lưu Niên mà sao biến hóa có tên là Lưu Diệu (流曜); như Lưu Lộc (流祿), Lưu Mã (流馬), Lưu Khôi (流魁), Lưu Việt (流鉞), Lưu Xương (流昌), Lưu Khúc (流曲), Lưu Dương (流 羊), Lưu Đà (流陀), Lưu Hóa Lộc (流化祿), Lưu Hóa Quyền (流化權), Lưu Hóa Khoa (流化科), Lưu Hóa Kỵ (流化忌), v.v… Đại Hạn còn có cách gọi khác của cái chết, vận đến; như “Đại hạn vu Bính Tuất niên, thất nguyệt, nhị thập cửu nhật, Thân bài mạng chung (大限于丙戌年七月二十九日申牌命終,mất vào lúc giờ Thân, ngày 29 tháng 7 năm Bính Tuất).” Như trong Dụ Thế Minh Ngôn (喻世明 言) có câu: “Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt, phu thê nghĩa trọng dã phân ly, nhân sanh tự điểu đồng lâm túc, đại hạn lai thời các tự phi(父母恩深終有別、 夫妻義重也分離、人生似鳥同林宿、大限來時各自飛,cha mẹ ơn sâu còn ly biệt, vợ chồng nghĩa trọng cũng rời tay, nhân sinh như chim cùng rừng trú, đại hạn đến thời mỗi tự bay).” Thay vì từ Đại Hạn này, đối với trường hợp người trẻ tuổi mất sớm thì có thể dùng từ “tử ư (死於, chết vào lúc)” hay “tốt vụ (卒于, chết vào lúc)”, v.v… Đối với trường hợp là Phật tử, có thể dùng từ “vãng sanh ư (往生 於, vãng sanh vào lúc).”
- Đồng thừa (仝承、同承): từ này được dùng trong trường hợp từ 2 hương linh trở lên. Nếu chỉ có 1 hương linh thì dùng từ “nguyện thừa (願承).”
- Lục Hòa (六和): chỉ cho chư tăng, những người có đức độ, thanh tịnh, thường xuyên hành trì 6 pháp hòa kính gồm thân hòa đồng trụ (身和同住, thân hòa hợp cùng chung sống với nhau), khẩu hòa vô tránh (口和無諍, miệng hòa hợp không tranh cãi nhau), ý hòa đồng duyệt (意和同閱,ý hòa hợp cùng nhau làm việc), giới hòa đồng tu (戒和同修, giới hòa hợp cùng nhau tu tập), kiến hòa đồng giải (見 和同解, thấy hòa hợp cùng nhau hiểu biết), và lợi hòa đồng quân (利和同均, lợi ích hòa hợp cùng nhau chia đều).
- Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú (往生淨土神呪): còn gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni (拔一切業障根本得生淨 土陀羅尼), Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (往生決定眞言). Câu thần chú này được tìm thấy trong Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bốn Đắc Sanh Tịnh Độ Thần Chú (拔一切業障根本得生淨土神呪, Taishō No. 368) do Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La (s: Gunabhadra, 求那跋陀羅) trùng dịch. Và một số bản có nội dung tương tự với thần chú này như Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經, Taishō No. 901) do Đường A Địa Cù Đa (阿地瞿多) dịch, Cam Lồ Đà La Ni Chú (甘 露陀羅尼呪, Taishō No. 901) do Đường Thật Xoa Nan Đà (s: Śikşānanda, 叉難陀) dịch, A Di Đà Phật Thuyết Chú (阿彌陀佛說呪, Taishō No. 369), thất dịch, Phật Thuyết Vô Lượng Công Đức Đà La Ni Kinh (佛說無量功德陀羅尼 經, Taishō No. 1317) do Tống Pháp Hiền (法賢) dịch. Nguyên âm Hán ngữ của thần chú này là: “Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa địa dạ tha, a di lợi đô bà tỳ, a di lợi đa, tất đam bà tỳ, a di lợi đa tỳ ca lan đế, a di lợi đa, tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha (南無阿彌多婆夜、哆他伽哆夜、哆地 夜哆、阿彌利都婆毗、阿彌利哆、悉眈婆毗、阿彌利哆毗迦蘭諦、阿彌利 哆、毗迦蘭哆、伽彌腻、伽伽那、枳多迦棣、娑婆訶)”. Căn cứ vào bộ Trung Hoa Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư(中華佛教百科全書, bản điện tử) cũng như Hán Phạn-Phạn Hán Đà La Ni Dụng Ngữ Dụng Cú Từ Điển (漢梵-梵漢陀羅尼 用語用句辭典, Nhà Xuất Bản Hoa Vũ [華宇出版社], Đài Loan, 1985) của tác giả người Đức là Robert Heineman, Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú được chuyển sang tiếng Sanskrit như sau: “namo amitabhaya, tathagataya, tad yatha, amrta bhave, amrta siddhambhave, amrta vikrmte, amrta vikrmta gamine, gagana kirti kare, svaha”; và được dịch là: “Con xin quy mạng đức Phật Vô Lượng Quang, đấng Như Lai, liền thuyết chú rằng, đấng chủ tế Cam Lồ, người thành tựu Cam Lồ, người truyền rưới Cam Lồ, người rưới khắp Cam Lồ, người tuyên dương (Cam Lồ) khắp hư không, thành tựu viên mãn”. Như trong Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bồn Đắc Sanh Tịnh Độ Thần Chú, đức Phật dạy rằng nếu có người thiện nam và thiện nữ trì tụng thần chú này thì ngày đêm thường được đức Phật A Di Đà trú trên đỉnh đầu của vị ấy để ủng hộ, không khiến cho các điều oan gia xảy ra, đời hiện tại được sống an ổn, và khi lâm chung theo đó mà được vãng sanh về quốc độ của Ngài. Vì vậy, câu thần chú này thường được tụng chung với Thập Chú trong thời công phu khuya của Thiền môn và được dùng trong các buổi lễ cầu siêu.
- A Di Đà Phật (s: Amitāyus, Amitābha; t: Dpag-tu-med, Dpag-yas, j: Amidabutsu, 阿彌陀佛): tên gọi của một vị Phật rất quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa, giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, còn gọi là A Di Đa Phật (阿彌多佛), A Nhi Đa Phật (阿弭哆佛), thường được gọi là A Di Đà Phật hay A Di Đà Như Lai, gọi tắt là Di Đà. Nguyên bản Sanskrit có hai chữ: Amitāyus có âm dịch là A Di Đa Suu (阿彌多廈), nghĩa là người có thọ mạng vô hạn hay vô lượng thọ; còn Amitabha có âm dịch là A Di Đa Bà (阿彌多婆), là người có ánh sáng vô hạn hay Vô Lượng Quang; nhưng cả hai đều được phiên âm là A Di Đà. Trên thực tế, nguyên ngữ Amitabha được dùng khá phổ biến. Về xuất xứ của danh hiệu A Di Đà Phật này, trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經) do Cru Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什,344-413) dịch, có đề cập đến. Vị Phật này có ánh sáng vô lượng, tuổi thọ vô lượng, cho nên được gọi là A Di Đà Phật. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản tiếng Sanskrit A Di Đà Kinh (阿彌陀經) và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (稱讚淨土佛攝受經), vị Phật này có tuổi thọ vô số, ánh sáng vô biên, cho nên được gọi là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Riêng trong Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經) có bài kệ của A Di Đà Phật, còn trong Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, v.v…, có danh hiệu khác là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, hiện trú tại thế giới thanh tịnh tên Cực Lạc. Kinh điển lấy tín ngưỡng A Di Đà Phật làm chủ đề có 3 bộ kinh của Tịnh Độ là Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽 經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); cho nên trên cơ sở của ba kinh này Tịnh Độ Giáo được thành lập. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, quyển thượng, trong đời quá khứ xa xưa thời đức Thế Tự Tại Vương Phật (世自在王佛) trụ thế, có vị quốc vương phát tâm vô thượng, xả bỏ vương vị xuất gia, tên là Bồ Tát Pháp Tạng (法藏, hay Tỳ Kheo Pháp Tạng). Vị này theo tu tập với Thế Tự Tại Vương Phật, phát 48 lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh và sau một thời gian tu hành lâu xa, ngài thành tựu bản nguyện của mình và được thành Phật. Vị Phật này chính là A Di Đà Phật. Cho đến hiện tại ngài vẫn đang thuyết pháp tại thế giới gọi là Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂), cách đây khoảng 10 vạn ức Phật độ về phía Tây. Ngài thường tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên được gọi là Tiếp Dẫn Phật. Thông thường tượng A Di Đà Tam Tôn có hai vị Bồ Tát Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音) và Thế Chỉ (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至) đứng hầu hai bên, cho nên hai vị này cùng với Phật A Di Đà được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo Bát Nhã Tam Muội Kinh (般若三昧經) quyển thượng cho biết rằng đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chiếu tỏa khắp, hùng tráng không gì sánh bằng. Đặc biệt, theo lời dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh cho thấy rằng thân của đức Phật Vô Lượng Thọ có trăm ngàn sắc màu vàng rực như vàng Diêm Phù Đàn (s: jambūnadasuvarņa, 閻浮檀) của Trời Dạ Ma (s, p: Yāma, 夜摩), cao 60 vạn ức Na Do Tha (s: nayuta, niyuta, 那由他), hằng hà sa số Do Tuần (s, p: yojana, 由旬). Giữa hai lông mi của ngài có lông mi trắng uyển chuyển xoay về bên phải, tướng lớn nhỏ của lông mi có độ cao gấp 5 lần núi Tu Di (s, p: Sumeru, 須彌山). Mắt của ngài trong trắng, rõ ràng, có bề ngang rộng gấp 4 lần nước biển lớn. Thân ngài có 84.000 tướng tốt, trong mỗi mỗi tướng như vậy có 84.000 ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp các chúng sanh niệm Phật. Tại Tây Tạng, Phật A Di Đà được xem như hai vị Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ; nếu ai mong cầu có trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, ai mong cầu tuổi thọ và phước lạc thì quy y Phật Vô Lượng Thọ. Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà được xem như là Diệu Quang Sát Trí (妙光刹智) của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), được gọi là Cam Lồ Vương (s: Amrta-rāja, 甘露王). Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La (金 剛界曼荼羅), ngài được gọi là A Di Đà Như Lai có thân thọ dụng trí tuệ, nằm ở trung ương vòng nguyệt luân phía Tây. Thân của ngài có sắc vàng ròng, tay bắt ấn Tam Ma Địa (s, p: samādhi, 三摩地), chủng tử là hrīt, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen. Trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼荼羅), ngài được gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, nằm ở phía Tây trong đài có 8 cánh sen. Thân ngài có sắc màu vàng trắng hay vàng ròng, mắt nhắm lại, thân nhẹ như tà áo, ngồi xếp bằng trên tòa sen báu, tay bắt ấn nhập định, chủng tử là sam, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen vừa mới hé nở. Tại An Lạc Lâm (安樂林), Bạch Vân Am (白雲菴), thuộc Từ Khê (慈 谿), Ninh Ba (寧波), Tinh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Nhất cú Di Đà hữu thể hữu tông hữu dụng, tam thiên thế giới tức không tức giả tức trung (- 句彌陀有體有宗有用、三千世界即空即假卽中,Một câu Di Đà, có thể có tông có dụng, ba ngàn thế giới là không là giả là trung).” Hay tại Phổ Đà Tự (普陀 寺) ở Hạ Môn (廈門), Tỉnh Phúc Kiến (福建省南) cũng có câu đối tán thán công hạnh của đức Phật A Di Đà như: “Di Đà thủ tiếp Liên Trì khách, chúng sanh tâm quy Cực Lạc bang (彌陀手接蓮池客、眾生心歸極樂邦, Di Đà tay rước Liên Trì khách, chúng sanh tâm về Cực Lạc bang).” Đào Duy Từ (1572-1634) có câu thơ rằng: “Những khi khói tỏ yên hà, mảng âu mây cuốn Di Đà Tây Thiên.” Hay trong truyện Phan Trần cũng có câu: “Tam Quy Ngũ Giới chứng tình, xem câu nhân quả niệm kinh Di Đà.”
- Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至): còn gọi là Đại Thế Chí (大勢至), âm dịch là Ma Ha Bà Thái Ma Bát La Bát Đa (摩訶婆太摩鉢羅鉢路), Ma Ha Na Bát (摩訶那鉢), ý dịch là Đắc Đại Thế (得大勢), Đắc Đại Thế Chí (得大勢至), Đại Tỉnh Tấn (大精進), gọi tắt là Thế Chí, là một trong A Di Đà Tam Tôn, cùng với Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara,觀世音) làm thị giả cho đức Phật A Di Đà. Đối xứng với tâm từ bi của đức Quan Thế Âm, ngài thể hiện trí tuệ. Năng lực trí tuệ ấy biến mãn khắp ba ngàn đại thiên thế giới cho đến cung điện Ma Vương, chiếu khắp hết thảy, khiến cho chúng hữu tình rời xa nỗi khổ của Ba Đường. Hơn nữa, khi lâm chung ngài đến tiếp rước hành giả về thế giới Cực Lạc. Theo Đại A Di Đà Kinh (大阿彌經) cho biết rằng trong tương lai sau khi Phật A Di Đà diệt độ, Bồ Tát Quan Thế Âm sẽ được bố xứ về cõi ấy và thành Phật, rồi sau khi Bồ Tát Quan Thế Âm nhập diệt thì Bồ Tát Thế Chí sẽ được bồ xứ về cõi ấy, thành Phật, hiệu là Thiện Trú Trân Bảo Vương Như Lai (善住珍寶王如來) và trú trì thế giới Tây Phương An Lạc. Trong Mật Giáo, vị Bồ Tát này trú trì ở Quán Âm Viện (觀音院) của Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎蔵界曼荼羅). Ngài thường hầu bên phải đức Phật A Di Đà, cai quản cửa trí tuệ của Phật. Trí lớn của vị Bồ Tát này đạt đến khắp mọi nơi nên được gọi là Đại Thế Chí.
- Địa Tạng (s: Kșitigarbha, 地藏): tức Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩), âm dịch là Khất Xoa Đế Nghiệt Bà (乞叉底蘗婆), Chỉ Sư Đế Yết Bà (枳師帝掲婆), ý dịch là Trì Địa (持地), Diệu Tràng (妙幢), Vô Biên Tâm (無邊心). Kể từ khi đức Thế Tôn nhập diệt cho đến khi Phật Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) xuất hiện, ngài thường hiện hình tướng Thanh Văn, phân chia thân mình khắp Sáu Đường để cứu độ hết thảy chúng sanh từ trên trời cho xuống dưới Địa Ngục, sau đó mới thệ nguyện thành Phật. Tên gọi của ngài có 6 loại như: (1) Kim Cang Nguyện Địa Tạng(金剛願地藏) là vị Bồ Tát thường cứu độ chúng sanh trong cõi Địa Ngục, tay trái cầm tràng phan và tay phải bắt Án Thành Biện (成辨印); (2) Kim Cang Bảo Địa Tạng (金剛寶地藏) là đức Địa Tạng chuyên cứu độ chúng sanh trong đường Ngạ Quỷ, tay trái cầm viên ngọc báu, và tay phải bắt Ân Cam Lồ (甘露 印) hay Ấn Thí Vô Úy (施無畏印); (3) Kim Cang Bi Địa Tạng (金剛悲地藏) là đức Địa Tạng chuyên cứu độ chúng sanh trong đường Súc Sanh, vai trái mang cây Tích Trượng (s: khakkhara, khakharaka, 錫杖), bàn tay phải ngữa ra theo hình thức tiếp đón; (4) Kim Cang Tràng Địa Tạng (金剛幢地藏) là đức Địa Tạng chuyên cứu độ chúng sanh trong cõi Tu La, tay trái cầm tràng phan hay cây kiếm, tay phải bắt Ấn Thí Vô Úy (施無畏印); (5) Phóng Quang Địa Tạng (放光地藏) là là đức Địa Tạng chuyên cứu độ chúng sanh trong cõi người, tay trái cầm cây Tích Trượng, tay phải bắt Ân Dữ Nguyện (與願印); (6) Dự Thiên Hạ Địa Tạng (預 天賀地藏) là đức Địa Tạng chuyên cứu độ chúng sanh trên cõi trời, tay trái cầm viên ngọc báu, tay phải bắt Ấn Thuyết Pháp (說法印). Tại Nhật Bản, tín ngưỡng Địa Tạng phổ biến rộng rãi từ giữa thời Bình An (平安, Heian) trở đi; người ta tôn thờ ngài hai bên đường lộ. Đặc biệt, trong Thiền Tông thì Lục Tôn Địa Tạng (六 尊地藏) được tôn trí tại các nghĩa trang. Bên cạnh đó, còn có tín ngưỡng về Địa Tạng Giữ Con (子守地藏), Địa Tạng Nuôi Con (子育地藏), Địa Tạng Sinh Con An Toàn (子安地藏). Ngoài ra còn có Diên Mạng Địa Tạng (延命地藏), Thắng Quân Địa Tạng (勝軍地藏), v.v… Tại Phổ Tế Tự (普濟寺) trên Phổ Đà Sơn (普陀 山), Tỉnh Triết Giang (浙江省) cũng như tại Thập Phương Đại Giác Tự (十方大 覺寺), Phố Cơ Long (基隆市), Đài Loan (臺灣) có câu đối tán dương công hạnh của Địa Tạng Bồ Tát rằng: “Địa Ngục tức không chúng sanh hữu tận nguyện vô tận, nhân luân tối quý hiếu đạo viên thành Phật tự thành (地獄即空眾生有盡 願無盡、人倫最貴孝道圓成佛自成,Địa Ngục liền không chúng sanh dẫu hết nguyện không hết, nhân luân cao quý hiếu đạo tròn thành Phật tự thành).” Trong truyện Quan Âm Thị Kính lại có đoạn rằng: “Rằng Địa Tạng dốc lòng tu, độ cho cũng được khỏi tù đấng thân.”
- U đồ (幽途): con đường tối tăm, u ám, chỉ ba đường ác Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh luân hồi trong Sáu Đường. Trong bài Hòa Lang Gia Vương Y Cổ Thi (和瑯 琊王依古詩) có câu: “Trọng Thu biên phong khởi, cô bồng quyến sương căn, bạch nhật vô tỉnh cảnh, hoàng sa thiên lí hôn, hiến quỹ mạc thù triệt, u đồ khởi dị hồn, thánh hiền lương dĩ hỉ, bão mạng phục hàoan(仲秋邊風起、孤蓬卷霜根、白 日無精景、黃沙千里昏、顯軌莫殊轍、幽途豈異魂、聖賢良已矣、抱命復 何怨, giữa Thu gió xa dậy, bèo đơn góp hơi sương, ngày sáng không cảnh sắc, cát vàng muôn dặm buông, xe lăn nào thấy dầu, lối mờ buốt lạnh hồn, thánh hiền xưa nay vậy, giữ mạng lấy gì oan ?).” Hơn nữa, trong Tông Kính Lục (宗鏡錄) cũng có đoạn rằng: “Lục cảnh chỉ nội, phi Niết Bàn chỉ trạch cố, tá xuất dĩ khư chỉ nhĩ, thứ hi đạo chi lưu, phảng phất u đồ, thác tình tuyệt vức, đắc ý vong ngôn (六境之內、 非涅槃之宅故、借出以祛之耳、庶希道之流、彷彿幽途、托情絕域、得意 忘言, trong sáu cảnh ấy, vì không phải là nhà của Niết Bàn, bèn mượn để đuổi ra khỏi đó vậy, những hạng người cầu đạo, phảng phất đường tăm tối, phó tình chốn tuyệt vọng, được ý rồi quên lời).”
- Tây Trúc (西竺): tên gọi khác của Ấn Độ nhìn từ Trung Quốc, có nghĩa rằng đây là cõi Phật. Như trong Kế Đăng Lục (繼燈錄,CBETA No. 1605) có câu: “Nhất điểm linh minh thông vũ trụ, na câu Tây Trúc dữ Tào Khê (一點靈明通 宇宙、那拘西竺與曹溪, một điểm sáng soi thông vũ trụ, sao còn Tây Trúc [Ản Độ] với Tào Khê [Trung Quốc]).” Câu “tiếp hương linh Tây Trúc tiêu diêu (接 香靈西竺逍遙)” ở trên có nghĩa là tiếp độ hương linh tiêu diêu về cõi Tây Trúc, nước Phật.
- Nam Sơn (南山): tiếng gọi tắt của Chung Nam Sơn (終南山), dãy núi kéo dài từ Tinh Cam Túc (甘肅省), đi qua Tinh Thiểm Tây (陕西省) cho đến Tỉnh Hà Nam (河南省). Vì dãy Chung Nam Sơn này không hề băng hoại và tồn tại mãi với thời gian, cho nên tên của nó thường được dùng để chúc tụng sự nghiệp bền vững, tuổi thọ lâu dài. Vì vậy, thế gian thường có những câu như “thọ tỷ Nam Sơn (壽 比南山, sống thọ như Nam Sơn)”, “Nam Sơn chỉ thọ (南山之壽, tuổi thọ bằng Nam Sơn)”, “như Nam Sơn chi thọ, bất khiên bất băng (如南山之壽不騫不崩, như tuổi thọ bằng Nam Sơn, không lay chuyển và không băng hoại)”, v.v… Trong Thiên Nam Ngữ Lục có câu rằng: “Tuổi vua Phật nguyện thăng bằng, Nam Sơn há sánh, núi trăng xem tày”. Như trong lòng văn sớ trên, câu “phò dương quyến Nam Sơn thọ khảo (扶陽眷南山壽考)” có nghĩa là giúp đỡ cho gia quyến còn sống được thọ lâu như Nam Sơn.