Cách xưng hô dùng trong nghi lễ rất phổ thông đối với tất cả mọi người Việt Nam, nhưng cũng rất phức tạp trong lãnh vực Công Văn, nhất là Công Văn Phật Giáo Việt Nam. Bởi vì Nghi lễ dân tộc đã hòa chung vào với Nghi Lễ Phật Giáo nên đòi hỏi phải ứng dụng một số nguyên tắc căn bản vừa đạo lẫn đời mới có thể hoàn thành được trách nhiệm một cách hoàn hảo.
Trong Phật Giáo, Công Văn là lời tác bạch lên chư Phật, chư Bồ Tát, do vị Chứng Minh, hay Sám Chủ, làm chủ lễ thay mặt Trai Chủ dâng lên, nên thường xưng là Tỳ Kheo (比丘), Sa Môn (沙門) rồi đến Pháp Danh (法名) dành cho bậc xuất gia.
Nếu trong những lễ bình thường hoặc không có quý vị Tăng, Ni mà Cư Sĩ chủ lễ nếu có Sớ thì chỉ đề là: “Đệ tử chúng đẳng (弟子眾等)” mà thôi.
Riêng người chính thức phát tâm lo buổi lễ đó gọi là: đệ tử (弟子), Trai Chủ (齋主), Gia Chủ (家主), Tín Chủ (信主), v.v…, tùy theo sự phát tâm tu hành của người đó. Nhưng vẫn giữ nguyên thế thứ trong gia đình lớn trước nhỏ sau. Đặc biệt, về mặt thế tục có hai loại:
1. Những lễ dành cho người thân tộc cùng huyết thống như Hiệp Kỵ, kỵ giỗ, đám tang, v.v…
1.1. Theo trực hệ:
Danh từ xưng hô trong nghỉ lễ thường theo trong Cửu Tộc Đồ (九族圖, sơ đồ bà con chín bậc) gồm: hàng dọc: bản thân mình ở chính giữa, trên mình là Cha, trên cha là Ông Nội, trên Ông Nội là Ông Cố, trên Ông Cố là Ông Cao. Dưới mình là con, dưới con là Cháu Nội, dưới Cháu Nội là Chắt Nội, dưới Chắt Nội là Chít Nội. Như vậy trên bản thân 4 đời + dưới bản thân 4 đời + chính bản thân = 9 đời.
1.2. Theo bàng hệ (phiên hệ):
Bản thân ở chính giữa, hàng ngang bên trái mình nhìn vào là Ngành Nữ (Gái). Bên phải của mình nhìn vào là Ngành Nam (Trai), mỗi bên có 4 bậc bả con, 2 bên là 8 cộng với chính mình thành 9. Tiếp tục lên hoặc xuống một đời là thâu hẹp cả hai bên trai, gái vào một bậc, trên đến đời ông Cố và anh em trai, chị em gái của ông Cổ, trên hết là ông Cao dưới đến đời cháu gọi bản thân mình bằng ông Cố (Tằng Tôn) và cháu Cố gái, cháu Cố trai của anh em ruột mình, cuối cùng là Huyền Tôn (cháu gọi mình bằng Ông Cao).
1.2.1. Phần người đã quá vãng
Về cách xưng hô đối với người đã quá vãng trong các Lễ Hiệp Kỵ của Họ, Phái, Chi trong gia đình:
Vị cao nhất gọi chung (không phân biệt nam nữ) là:
Thượng Cao Tổ (上高祖, ông Cố của ông Sơ), rồi đến
Cao Cao Cao Tổ (高高高祖, ông Nội của ông Sơ),
Cao Cao Tổ (高高祖, thân sinh ông Sơ),
Cao Tổ (高祖, ông Sơ),
Tằng Tổ (曾祖, ông Cố),
Tổ (祖, Ông),
Khảo (考, Cha)
Đối với phái nam thì dùng chữ Khảo (考). Chữ này có hai nghĩa: (1) chỉ cho người đàn ông đã mất, (2) chỉ cho người cha đã qua đời. Người phái nữ là chữ Tỷ (她). Trước những chữ trên phải thêm một chữ Hiển (顯). Ví dụ như Hiển Cao Tổ Khảo (顯高祖考), Hiển Cao Tổ Tỷ(顯高祖妣), v.v… Chữ Hiển (顯) được dùng ở đây với nghĩa “hiển hiện, xuất hiện” để nói lên sự hiện hữu thường hằng của đối tượng mình tưởng nhớ đến khi cúng; hơn nữa từ này còn thể hiện sự khát khao, ước vọng của người sống, mong cho người thân đã qua đời của mình luôn hiện hữu bên mình. Ngoài ra, từ này được dùng như là kính ngữ đối với các bậc tôn quý, thần thánh, v.v… Đặc biệt, từ thời nhà Nguyên (元,1206~1368) trở đi, người cha đã qua đời được gọi là Hiển Khảo (顯考).
Lễ Hiệp Kỵ trong dòng tộc thường ghi câu sau đây để diễn tả sự vô thì vô chung của Tổ tiên trong dòng họ: Bồn âm đường thượng khứ thệ tiên lình… gia (môn) tôn tổ lịch đại quá cố nam nữ khảo tỷ chư tôn linh liệt vị (本音堂上去逝 先靈…家[門]尊祖歷代過故男女考妣諸尊靈列位), Tiếp theo là phần có danh tánh rõ rằng.
1.2.2. Phần người sống (người đứng cúng):
Phần này rất phức tạp vì phải theo phong tục từng gia đình, địa phương, v.v…, để ghi đúng theo gia phong của gia đình.
Ví dụ: Người chồng có 2 người vợ hợp lệ (có hôn thú), vậy con bà vợ chính và con bà vợ hầu (vợ thứ) ai là anh; ai là em? Người sinh trước là anh hay người con bà chính là anh?
Câu trả lời là tùy theo sự quyết định riêng của mỗi gia đình; bởi vì theo phong tục chung ngày xưa, con người vợ hầu phải gọi bà vợ chính là Mẹ và gọi người sinh ra mình ra là Dì. Nên người viết Công Văn phải mất thời gian tra cứu Gia Phổ hoặc hỏi vị gia trưởng có thẩm quyền trước khi viết sớ, điệp.
1.2.3. Cách xưng hô giữa người đứng cúng và đối tượng được cúng:
Phải xưng trực tiếp sự quan hệ huyết thống gia đình giữa mối cá nhân đứng cúng với người được cúng (Hương Linh) như: Con cúng cho Cha phải xưng mình là con trai, con gái; vợ mình là dâu; chồng mình là rề, con mình là cháu nội, cháu ngoại v.v…
Trong sách vở có ghi đến cháu 10 đời (mười đời chưa rời cánh tay), theo như câu giải thích như sau:
“Tử chỉ tử vì Tôn, Tôn chỉ tử vi Tằng Tôn, Tằng Tôn chỉ tử vì Huyền Tôn, Huyền Tôn chỉ tử vi Lai Tôn, Lai Tôn chỉ tử vi Côn Tôn, Côn Tôn chỉ tử vi Nhưng Tôn, Nhưng Tôn chỉ tử vi Vân Tôn, Vân Tôn chỉ tử vì Nhĩ Tôn (子之子為孫、 孫之子為曾孫、曾孫之子為玄孫、玄孫之子為來孫、來孫之子為舅孫、 晃[昆]孫之子為仍孫、仍孫之子為雲孫、雲孫之子為耳孫,con của Con là Cháu, con của Cháu là Tằng Tôn, con của Tầng Tôn là Huyền Tôn, con của Huyền Tôn là Lai Tôn1, con của Lai Tôn là Côn Tôn, con của Côn Tôn là Nhưng Tôn, con của Nhưng Tôn là Vân Tôn, con của Vân Tôn là Nhĩ Tôn)”.
Nói cách khác:
Cháu 3 đời: Nội Tôn (內孫, con của Con)
Cháu 4 đời: Tằng Tôn (曾孫, con của Nội Tôn)
Cháu 5 đời: Huyền Tôn (玄孫, con của Tằng Tôn)
Cháu 6 đời: Lai Tôn (來孫, con của Huyền Tôn)
Cháu 7 đời: Côn Tôn (第孫, con của Lai Tôn)
Cháu 8 đời: Nhưng Tôn (仍孫, con của Côn Tôn)
Châu 9 đời: Vân Tôn (雲孫, con của Nhưng Tôn)
Cháu 10 đời: Nhĩ Tôn (耳孫, con của Vân Tôn)
CÁCH XƯNG HÔ
Trích trong quyền Nghi Lễ Phật Giáo Tán Tụng, Phần Phụ Lục, từ trang 203 đến 206 do Hòa Thượng Thích Giải Năng biên soạn, được in vào năm 2001 (PL 2554), bản Lưu Hành Nội Bộ; cũng như bản Nghi Lễ viết tay do Thầy Thích Giải Trí sao lại, phần Linh Tinh Tạp Dụng từ trang 260 đến 265 có phần Chữ Hán:
1.2.3.1. Ông Bà, Cha Mẹ, những người lớn trong gia tộc: mình gọi và tự xưng là:
– Gọi Ông sơ, bà sơ: Cao Tổ Phụ (高祖父), Cao Tổ Mẫu (高祖母) Tự xưng là Chít: Huyền Tôn (玄孫)
– Ông cố, bà cố: Tằng Tổ Phụ (曾祖父), Tằng Tổ Mẫu (曾祖母) Chắt: Tằng Tôn (曾孫)
– Ông nội, bà nội: Nội Tổ Phụ (內祖父), Nội Tổ Mẫu (內祖母) Cháu nội: Nội Tôn (內孫)
– Ông nội, bà nội chết rồi thì xưng: Nội Tổ Khảo (內祖考), Nội Tổ Tỷ (內 祖妣)
Cháu xưng là: Nội Tôn (內孫)
Cháu nối dòng xưng là: Đích Tôn (嫡孫, cháu nội)
– Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại Tổ Phụ (外祖父), Ngoại Tổ Mẫu (外祖母, còn gọi là Ngoại Công [外公], Ngoại Bà [外婆])
– Ông bà ngoại chết rồi thì xưng: Ngoại Tổ Khảo (外祖考), Ngoại Tổ Tỷ (外祖妣)
Cháu ngoại: Ngoại Tôn (外孫)
– Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc Tổ Phụ (岳祖父), Nhạc Tổ Mẫu (岳祖母)
Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi thì xung: Nhạc Tổ Khảo (岳祖考), Nhạc Tổ Tỷ (岳祖妣)
Cháu nội rể: Tôn Nữ Tế (孫女婿)
– Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển Khảo (顯考), Hiến Tỷ(顯妣)
Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô Tử (孤子, con trai), Cô Nữ (孤女, con gái)
– Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai Tử (哀子), Ai Nữ (哀女)
Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô Ai Tử (孤哀子), Cô Ai Nữ (孤哀女)
– Cha ruột: Thân Phụ (親父)
Con trai lớn (con cả, thứ hai): Trưởng Tử(長子), Trưởng Nam (長男)
Con gái lớn: Trưởng Nữ (長女)
Con kế: Thứ Nam (次男), Thứ Nữ (次女)
Con út (trai): Quý Nam (季男), Vân Nam (晚男
Con út (gái): Quý Nữ (季女), Văn Nữ (晚女)
– Cha ghẻ: Kế Phụ (繼父), con tự xưng: Chấp Tử (執子)
Cha nuôi: Dưỡng Phụ (養父)
– Cha đỡ đầu: Nghĩa Phụ (義父)
– Mẹ ruột: Sanh Mẫu(生母), Từ Mẫu (慈母)
– Mẹ ghẻ: Kế Mẫu (繼母)
Con bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là Má Hai: Đích Mẫu (嫡母)
– Mẹ nuôi: Dưỡng Mẫu (養母)
– Mẹ có chồng khác: Giá Mẫu (嫁母)
– Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ Mẫu (庶母)
– Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất Mẫu (出母)
– Bà vú: Nhũ Mẫu (乳母)
– Chú, bác vợ: Thúc Nhạc (叔岳), Bá Nhạc (伯岳)
Cháu rể: Điệt Nữ Tế (侄[姪]女婿)
Chú, bác ruột: Thúc Phụ (叔父), Bá Phụ (伯父)
– Vợ của chủ: Thím, Thẩm (嬸)
Cháu của chú và bác, tự xưng là Nội Điệt (內侄[姪])
– Cha chồng: Chương Phụ (嫌父)
Dâu lớn: Trưởng Tức (長媳)
Dâu thứ: Thứ Tức (次媳)
Dâu út: Quý Tức (季媳)
– Cha vợ (sống): Nhạc Phụ (岳父)
– Cha vợ (chết): Ngoại Khảo (外考)
– Mẹ vợ (sống): Nhạc Mẫu (岳母)
– Mẹ vợ (chết): Ngoại Tỷ (外妣)
Rề: Tế (婿)
– Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân Cô (親姑), ta tự xưng là: Nội Điệt (內侄[姪])
– Chồng của cô là Dượng: Cô Trượng (姑丈), Tôn Trượng (尊丈)
– Chồng của dì: Di Trượng (姨丈), Biểu Trượng (表丈)
– Cậu, mợ: Cữu Phụ (舅父), Cữu Mẫu (舅母)
– Mợ còn gọi là: Câm (妗), còn ta xưng là: Sanh Tôn (生孫)
– Cậu vợ: Cữu Nhạc (舅岳)
Cháu rể: Sanh Tế (甥婿)
– Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường Bá (堂伯), Đường Thúc (堂 叔), Đường Có (堂姑); mình tự xưng là: Đường Tôn (堂孫)
– Anh em bạn với cha mình: Niên Bá (年伯), Quý Thúc (貴叔), Lịnh Cô (令姑), mình là cháu, tự xưng là: Thiểm Điệt (忝姪), Lịnh Điệt (令姪)
– Chú, bác của cha mình, mình gọi là: Tổ Bá (祖伯), Tổ Thúc (祖叔), Tổ Cô (祖姑), mình là cháu thì tự xưng là: Vân Tôn (雲孫)
1.2.3.2. Vợ con:
– Vợ: Chuyết Kinh (拙荆), Kinh Thất (荆室)
– Vợ chết rồi: Tần (嬪), ta tự xưng là Lương Phu (良夫)
– Vợ lớn: Chánh Thất (正室)
– Vợ bé: Thứ Thê (次妻), Trắc Thất (側室)
– Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế Thất (繼室)
– Con gái đã có chồng: Giá Nữ (嫁女)
– Con gái chưa có chồng: Sương Nữ (孀女)
– Tớ trai: Nghĩa Bộc (義僕)
– Tớ gái: Nghĩa Nô (義奴)
1.2.3.3. Anh, chị, em: tự mình gọi:
– Anh, chị, em, ruột là: Bào Huynh (胞兄), Bào Đệ (胞弟), Bào Tỷ (胞姊), Bào Muội (胞妹)
– Anh, chị, em cùng cha khác mẹ là: Dị Bào Huynh (異胞兄), Dị Bào Đệ (異胞弟), Dị Bào Tỷ(異胞弟), Dị Bào Muội (異胞弟)
– Anh, chi, em chú bác ruột là: Đường Huynh (堂兄), Đường Đệ (堂弟), Đường Tỷ (堂姊), Đường Muội (堂妹)
– Anh, chị, em chú bác họ là: Tòng Huynh (從兄), Tòng Đệ (從弟), Tòng Tỷ (從姊), Tòng Muội (從妹)
– Anh, chị em họ là: Tộc Huynh (族兄), Tộc Đệ (族弟), Tộc Tỷ(族姊), Tộc Muội (族妹)
– Em trai: Bào Đệ (胞弟), Xá Đệ (舍弟)
– Em gái: Bào Muội (胞妹), Xá Muội (舍妹)
Chị ruột: Bào Tỷ(胞姊)
– Anh rể: Tỷ Trượng (姊丈), Tỷ Phu (姊夫)
– Em rể: Muội Trượng (妹夫), Khâm Đệ (襟弟)
– Em rể: Muội Trượng (妹丈)
– Chị dâu: Tợ Phụ (似婦), Tẩu (嫂), hoặc Tẩu Tử (嫂子)
– Em dâu: Đệ Phụ (娣婦), Đệ Tức (娣媳).
– Chị chồng: Đại Cô (大姑)
– Em gái chồng: Tiểu Cô (小姑)
– Anh chồng: Phu Huynh (夫兄), Đại Bá (大伯)
– Em chồng: Phu Đệ (夫弟), Tiểu Thúc (小叔)
– Chị vợ: Đại Di (大姨)
– Em vợ (gái): Tiểu Di Tử (小姨子), Thê Muội (妻妹)
– Anh vợ: Thê Huynh (妻兄), Đại Cữu (大男), Ngoại Huynh (外兄)
– Em vợ (trai): Thê Đệ (妻弟), Tiểu Cũu Tử(小舅子), Ngoại Đệ (外弟)
1.2.3.4. Hoàn cảnh :
– Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích Tôn Thừa Trọng (嫡孫承重)
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cổ Phụ (故父), Cố Mẫu (故母)
Cha, mẹ chết đã chôn: Hiển Khảo (顯考), Hiến Tỷ(顯妣)
– Mới chết: Tử (死)
– Đã chôn: Vong (亡)
– Theo quan niệm của Trung Quốc, người cha qua đời còn gọi là khảo (考), hay thất hỗ (失怙); đối với người khác mình tự gọi người cha đã qua đời là Tiên Khảo (先考), hay Tiên Nghiêm (先嚴); và tiếng kính xưng là Hiến Khảo (顯 考). Đặc biệt, nếu khi cha hay mẹ qua đời, nhưng ông bà còn sống thì tuyệt đối không được dùng từ Hiển Khảo hay Hiển Tỷ; nên dùng từ Tiên Khảo (先考) hay Tiên Tỷ (先妣).
– Đối với người mẹ đã quá vãng thì gọi là tỷ (妣), còn gọi là thất thị (失恃); đối với người khác mình tự gọi người mẹ đã qua đời là Tiên Tỷ (先妣), Tiên Từ (先慈); và tiếng kính xưng là Hiển Tỷ (顯妣).
– Khi viết bảng cáo phó, người vợ đứng tên thì gọi chồng đã mất là Tiên Phu (先夫). Đối với người con chưa kết hôn, cha mẹ gọi là Ái Tử (愛子). Nếu anh em đứng tên thì gọi người mất là Tiên Huynh (先兄), Tiên Ti (先姊) hay Vong Đệ (亡弟).
2. Những lễ cúng không quan hệ huyết thống như Tế Thần Linh, Lạc Thành Tân Trạch, Cúng Thổ Thần, Sao Hạn, v.v…
Cách xưng hô giữa người đứng cúng với đối tượng được cúng lại khác với cúng Tiên Tổ như:
– Cúng Lạc Thành Tân Trạch (về nhà mới), người đứng cúng: Trạch Chủ (宅主), vợ của Trạch Chủ là Thất Trung (室中), chứ không có sự quan hệ trực tiếp với Vị Thần được cúng trong Lễ về nhà mới và các lễ cúng Thần khác.
– Các lễ khác như Cúng Sao, Cúng Đất, Tạ Mộ, Tạ Lăng, Cô Hồn, v.v…, tùy theo lễ mà ghi là Nhương Chủ, Trạch Chủ, Tín Chủ, Trai Chủ, v.v…, và vợ là Thất Trung (室中) tức là ghi theo sự quan hệ huyết thống gia đình của những người trong gia đình với vị Chánh bái (người đứng lạy chính).
Lưu ý: Đối tượng được dâng cúng phải là một vị Thần Linh hay Hương Linh chứ không phải là một vật vô tri. Ví dụ: danh từ dân gian thường gọi: Lễ Tạ Lăng, Lễ Về Nhà Mới, v.v…, nhưng khi viết công văn thì phải là Lễ Tạ Thổ Thần, Lễ Tạ Hậu Thổ; vì chúng ta không cúng những vật vô tri như lăng, mộ, nhà, v.v…
3. Cách dùng một số từ trong công văn
3.1. Chữ “Tiến” và “Điện”:
Trong nghỉ lễ, chữ Tiến (M) có nghĩa là dâng cúng lên người đã quá vãng (sau khi an táng). Riêng chữ Điện (奠) chỉ dùng trong nghi lễ đám tang, khi quan tài còn trên đất, tức là chưa hạ huyệt, an táng.
3.1.1. Chữ Tiến
Thượng cung tiến (上恭薦): dùng cho trường hợp bồn âm đường thượng. Cung Tiến (恭薦): dùng cho trường hợp Thượng Cao Cao Tổ. Truy Tiến (追薦): dùng cho trường hợp Cao Tổ, Tằng Tổ. Kinh Tiến (敬薦): dùng cho trường hợp Hiển Tổ.
Chánh Tiến (正薦): dùng cho trường hợp người chính thức được giỗ ngày hôm đó.
Phối Tiến (配): dùng cho trường hợp người ngang hàng với người được Chánh Tiến.
Câu Tiến (俱薦): dùng cho trường hợp nhỏ hơn người được Chánh Tiến. Cung Tiến (恭薦): dùng chung cho linh lớn hơn ngưới đứng cúng. Cầu Tiến (求薦): dùng cho trường hợp hương linh nhỏ hơn người đứng cúng.
3.1.2. Chữ Điện
Tất cả Điệp văn dùng cho đám tang đều viết “trí điện vụ (置奠于)” từ lễ Phục Hồn đến lễ Tế Đồ Trung. Riêng điệp An Linh, Phân Khốc thì không viết chữ Điện nữa vì đã an táng rồi.
3.2. Chữ “truy niệm cầu siêu”:
Chữ “truy niệm cầu siêu (追念求超)” này thường dùng trong Sở để cầu siêu cho Tiên Linh cao thế.
3.3. Một số điểm cần lưu ý:
– Chữ tôn (孫, cháu): được dùng cho dòng trực hệ, chữ này còn có nghĩa là cháu ngang hàng con trong từ từ tôn (子孫).
– Chữ điệt (姪、侄, cháu): dùng cho bàng hệ (cháu bác, cháu chú, cháu cô, v.v…), không thấy dùng trong những chữ như Bá Tôn (伯孫), Thúc Tôn (叔孫), Cô Tôn (姑孫), v.v… Chữ thần (神) và chữ chánh (E): phái nam dùng thần hồn (神魂), phái nữ là chánh hồn (正魂), chỉ dùng từ khi an táng xong và về sau. Tỷ dụ như: “Phụng vị … chánh hồn chi hương linh (奉為…正魂之香靈)”
– Khi đám chưa chôn thì dùng chữ lĩnh cửu (靈柩): phái nam dùng phủ quân chi linh cữu (府君之靈柩); phái nữ dùng nhụ nhân chi linh cữu (孺人之 靈柩); chứ không dùng thần hồn hay chánh hồn.
– Đối với khoa nghỉ Bạt Độ Giải Oan (chết nghiệp), từ thanh hồn (清魂) được dùng cho phái nam và linh hồn (靈魂) được dùng cho phái nữ. Tỷ dụ như: “Nguyễn Văn A chỉ thanh hồn”, hay “Trần Thị B chỉ linh hồn”, v.v…
– Về chữ thi (尸, thi hài, thây người chết) và cữu (柩, áo quan), trong Lễ Ký (禮記), phần Vấn Tang (問喪) có giải thích rõ rằng: “Tam nhật nhì liệm, tại sàng viết thi, tại quan viết cữu, động thi cử cữu, khốc dùng vô số (三日 而斂、在床曰尸、在棺曰柩、動尸舉柩、哭踴無數, ba ngày mới liệm, còn trên giường gọi là thi hài, ở trong quan tài gọi là áo quan, động đến thi hài, nhấc quan tài, khóc lóc nhảy nhót vô số).”
– Chữ lang (郞) và chữ hàng (行): cả hai được dùng để viết thứ tự anh chị em trong gia đình. Tỷ dụ như người con thứ nhì trong hàng trai là đệ nhị lang (第二郎), người con thứ ba trong hàng gái là đệ tam hàng (第三行).
– Chữ tự (字) và hiệu (號): tự được dùng cho phái nam, hiệu dùng cho phái nữ. Tỷ dụ như: “Phụng vị tự Thành Công thần hồn chi hương linh (奉為…字成功神魂之香靈)”, hay “Phụng vị … hiệu Thuần Thục chánh hồn chỉ hương linh (奉為…號純淑正魂之香靈)”,
– Khi viết các lá Triệu, Bài Vị, Thần Chủ, v.v…, đều áp dụng nguyên tắc thứ tự gọi là “Quỷ Khốc Linh Thính (鬼哭靈聽)”. Số lượng chữ dài bao nhiêu tùy theo nội dung của lá Triệu hay Bài Vị, v.v…, nhưng đối với hương linh nam thì chữ cuối cùng phải gặp đúng chữ Linh (số lẽ), khi tính theo thứ tự “Quỷ Khốc Linh Thính”; và hương linh nữ thì gặp đúng vào chữ Thính (số chẵn). Trong Phật Giáo, với tư cách là phương tiện để đưa người vào Đạo, chư vị cổ đức đã dùng thuật ngữ Phật học để thay vào các từ trên như “Trừng Trạm Triển Phược (澄湛 纏縛)”. Phái nam gặp vào chữ Trừng, và nữ là Trạm.
– Khi viết bảng cáo phó, người vợ đứng tên thì gọi chồng đã mất là Tiên Phu (先夫). Đối với người con chưa kết hôn, cha mẹ gọi là Ái Tử (愛子). Nếu anh em đứng tên thì gọi người mất là Tiên Huynh (先兄), Tiên Tỉ(先姊) hay Vong Đệ (亡弟).
Tóm lại, cách xưng hô rất nhiều nhưng cách dùng cũng khác nhau tùy địa phương, do đó đính kèm sau đây những phụ bản đã được in ấn trong những quyển sách về Nghi Lễ Phật Giáo, cũng như sự truyền khẩu của các bậc Tôn Túc đã hướng dẫn cho kẻ đi sau. Chắc chắn có rất nhiều thiếu sót, kính mong các bậc cao minh sửa chửa, bổ túc thêm để có những tài liệu về Công Văn thật đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.