Không khí nước nhà những ngày này như đặc quánh lại vì nỗi thương tiếc cho một sự ra đi lớn. Nước mắt dân đã đổ, hiển lộ mọi cung bậc tri ân và hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt.

Duyên trời khéo sắp, ngày tiễn Bác về đất mẹ cận kề ngày Thương binh liệt sĩ, hay chính những anh linh Tổ quốc đó đã chờ đợi để chào đón người đồng chí. Trong cái tiết âm u hoang hoải khiến lòng người cũng man mác niềm riêng, xin được dâng một niềm trân trọng cho những hồn thiêng nước Việt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024).

Lật giở từng trang hùng sử, khói lửa chiến chinh như thổi mãi đuổi theo vận số dân tộc. Dân ta từ thuở vỡ đất giữ làng, đã nuôi chí lớn bảo vệ bờ cõi chống quân xâm lược. Thân mang nghiệp binh, mấy ai nuôi mộng trở về, dẫu biết cuối con đường là cửa tử, nhưng họ vẫn tiến bước, đánh cược thân mạng, hiến dâng tuổi xuân, khát khao mong giành lại non sông, mưu cầu đổi lấy một thời thái bình. Chỉ chừng ấy thôi cũng khiến hậu nhân nghiêng mình tri ân. Huống hồ, nước Nam ta là đất địa linh, từ ngàn xưa đã khiến bao bạo quốc chầu chực thâu tóm, từng vốc đất, từng ngụm nước xứ này đều ẩn chứa hồn thiêng tử sĩ trải bao lần nhật nguyệt.

Hồn hề, hồn qui lai

Núi cao nay lấp thành hào

Hồn thiêng hoá xác non sông 

Dấu xưa mây phủ bụi mờ…

Nguyên lai, mỗi chiến sĩ đồng bào trước khi vướng nợ sơn hà, đều là người bình dân áo vải, ước ao lớn nhất mỗi ngày chỉ là bữa cơm đủ củi đủ lửa.

Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn, riêng lo nghèo khó

Chưa quen lưng ngựa, đâu tới trường nhung

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ 

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy “Tất cả chúng sanh đều sợ bạo lực, tất cả đều sợ chết. Lấy mình làm tiêu chí, không nên giết hại hay gây nên chết chóc đau thương.” Thật sự, những trai tráng, gái làng, nếu được lựa chọn, nào ai muốn xa rời dòng sông quê đã tắm cả tuổi thơ để tắm mình trong máu lửa chiến tranh, nào ai muốn xa rời khói bếp lam chiều để chui mình vào khói đạn mưa bom, khi mà:

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhưng vì họ có những thứ quan trọng hơn cần bảo vệ. Tình thương sâu rộng chuyển hoá thành động lực để những thanh niên tràn trề tinh lực, bước về phía bạo lực, dùng máu thịt mình để chặn họng súng, dùng xương cốt mình để ngăn thiết giáp, dùng nhuệ khí của mình để dập cái sát khí của kẻ thù.

Họa đao binh từng đốt nung đất Việt

Nạn xâm lăng đã giày xéo trời Nam

Phận làm trai, đành gánh vác nợ non sông

Người chiến sĩ, phải hy sinh đời oanh liệt

Nhớ những anh hùng xưa!

Vì chánh nghĩa, mất còn nào tiếc

Rửa nhục chung, sống chết đâu màng

Chúng ta mãi mãi không thể biết được giây phút các anh nằm xuống, suy nghĩ nào còn lại sau cùng, là nụ cười của chị? Là lời ru của mẹ? Là giọng nũng nịu của em thơ? Hay ánh mắt sâu thẳm của cô gái hàng xóm? Là vạt dừa đu gió trước nhà, là tiếng cóc đêm mưa, hay tiếng gà ban trưa? Dù là gì, một khoảng dịu dàng ấy cũng đủ để các anh dùng cả xác thân để bảo vệ, như những hộ pháp kim cang, bảo hộ điều mong manh thuần khiết ấy trước cường hào ác bá.

Chữ Trung được mất tình Hiếu thảo 

Đành liều theo máy tạo vần xoay 

Trước cờ da ngựa bọc thây

Còn thương hỡi gia đình thảm cảnh 

Vợ cùng con hiu quạnh trước sau 

Chiến tranh luôn kèm với nghiệp sát. Chiến tranh và sát sanh là nhân quả đồng thời xen kẽ nhau, tạo nên chuỗi bi kịch tang thương mất mát ở cả hai phe. Thế nhưng, những người tham gia chiến trận cũng có người thiện và người ác.

Trong Kinh Về Chiến Tranh, Đức Phật nói về trận chiến của hai nước Ma Kiệt Đà đánh nước Kiều Tát La như sau: “..Này các Tỷ-kheo, vua A Xà Thế – con bà Vi Đề Hy nước là ác hữu, là ác bạn lữ, là ác giao du. Và này các Tỷ-kheo, vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La là thiện hữu, là thiện bạn hữu, là thiện giao du”. Để thấy, dù cùng tham chiến nhưng tâm ý mỗi người khác nhau sẽ dẫn đến nghiệp quả khác nhau.

Anh linh chiến sĩ ta, dù bị buộc vào nỗi khổ trần lao, vai mang nghiệp binh đao, nhưng tấm lòng đau đáu vận non sông, niềm bi phẫn sơn hà chia cắt hoà vào từng hơi thở khi các anh sống, hoá vào từng ngọn gió khi các anh mất. Những tấm lòng đơn thuần kia, chỉ chấp niệm một tâm nguyện, sống làm người bảo vệ đất nước, mất hoá hồn cũng bảo vệ đất nước.

Sống đánh giặc

Thác cũng đánh giặc

Linh hồn theo giúp cơ binh

Muôn kiếp nguyện được trả thù kia

Mỗi người con Phật đều thấm đẫm tinh thần tứ trọng ân, trong đó có ân Tổ quốc. Thiết nghĩ, những hùng binh của dân tộc đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Càng không thể không nhớ tới Phật hoàng Trần Nhân Tông. Một lòng hướng đạo giải thoát, nhưng ngài vẫn biết mình thân thọ nhận ơn nghĩa muôn dân, phải đeo trọng trách gánh vác giang sơn. Phật hoàng ngài ấy, tâm niệm Phật, tay cầm gươm, vó ngựa chưa từng chùn bước trước giặc. Ngài lên lưng ngựa là chủ soái hiên ngang bảo vệ con dân, bước xuống ngựa là một Phật tử chí thành cầu đạo. Kiêu hùng thay, lẫm liệt thay những bảo khí quốc gia.

Tiền thân Đức Phật Thích Ca cũng có đôi lần vì tình thương mà phạm sát giới. Như một kiếp ngài làm trưởng đoàn thương buôn 500 người. Để bảo vệ đoàn buôn đó, ngài phải giết 1 tên tướng cướp. Ngài nghĩ rằng, ta sẵn lòng vào địa ngục vì giết 1 người, còn hơn để chúng giết hại hơn trăm mạng người. Thực tế, khi mãn kiếp đó, ngài được tái sinh lên cảnh giới chư thiên, sau này ngài cũng phải trả dư báo cho sát nghiệp đó nhưng nhẹ hơn rất nhiều, chỉ giẫm phải gai trên đường. (Kinh Huệ Thiện Bồ Tát Vấn Đại Thiện Quyền, số 345).

Nhân quả tinh tế và vi tế trùng trùng lớp lớp, cũng là thứ huyền diệu của vũ trụ mà ta chưa đủ trí tuệ để thấu hiểu. Duy chỉ có một niềm tin, dù là dấn thân vào địa ngục hay mang nợ máu trên vai, người giữ được trái tim thuần khiết từ ái, vì người quên mình sẽ có được thiện báo đời sau.

Tấm gương chiến sĩ thời bình vì dân đánh đổi, vì nước hi sinh xin trân trọng dành trao cho bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đến hơi thở cuối cùng, Người vẫn một lòng suy tính cho cuộc chiến chống tiêu cực. người Bác của nhân dân, dành cả đời cống hiến cho dân tộc như một người lính, bảo vệ sự thanh sạch của chính trường Việt Nam như một chiến sĩ quên thân mình. Người dấn thân vào nguy nan hiểm hóc để đối đầu với cái ác cái tham, cái hại dân hại nước.

Thế mới hay, thời nào thì đất nước cũng cần những chiến binh, dân tộc cũng cần những anh hùng. Người nằm xuống, ngỡ như bờ tường vững chắc bảo bọc tinh thần nhân dân cũng sụp xuống.

Chúng ta hôm nay, mất một nhà lãnh đạo vĩ đại, nhưng trên tượng đài ngàn năm của hồn thiêng dân tộc, xuất hiện thêm một cái tên sáng chói. Người dành cả đời phụng sự nhân dân, khi về với núi sông, người sẽ lại cùng muôn vạn anh linh chiến sĩ bảo hộ cho dòng máu Lạc Hồng.

Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc – Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia

Xin mượn những ý niệm nhân văn và từ bi của đạo Phật để tiễn biệt những anh hùng đã sống và đã chết cho quê hương:

Kính dâng một nén tâm hương

Thắp người quá vãng qua đường Lạc Bang

Thác vinh quang, sơn hà nhỏ lệ

Sống vĩ đại, Tổ quốc ghi công

Hôm nay tấc dạ chí thành

Gửi về anh linh tấm lòng tri ân

Vì đại nghĩa đã vong thân

Mong anh linh hãy ngủ an giấc nồng

Gửi lòng vào dãy non sông

Ngàn năm vẫn mãi sáng soi cho đời

Điếu văn xin gửi mấy lời

Tế người thiên cổ muôn đời không quên

Ngày buồn tháng Bảy, hậu nhân xin cuối đầu tiễn đưa những linh khí nước Nam về với trời Nam, nguyện tấm lòng son không phụ tình non sông.

Quảng Viên


Bài viết tham khảo các tư liệu: 

1. Chiêu hồn ca, Việt sử Kiêu Hùng, https://www.youtube.com/watch?v=7KhgeSX8oOI
2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, https://www.thivien.net/Nguyễn-Đình-Chiểu/Văn-tế-nghĩa-sĩ-Cần-Giuộc/poem-KdLiE7HzgpevhhRTxSmKEw
3. Kinh Pháp Cú, phẩm Hình Phạt 129, https://www.daitangkinhvietnam.org/kinh-pháp-cú-phẩm-hình-phạt-dhp-129-145/node/8890
4. Văn tế liệt sĩ, https://ducphatvanhansinh.com/van-than-hon-liet-si/ 
5. Kinh Hai lời nói về chiến tranh (Kinh số 4 và số 5, Phẩm 2, Chương 3, Tập 1, Tương ưng bộ kinh), https://www.chuahoangphap.com.vn/thu-vien-kinh-sach/chi-tiet-vua-pasenadi-ba-tu-nac-206/index-2426/
6. Tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tịnh Duyên, https://phatgiao.org.vn/tieu-su-phat-hoang-tran-nhan-tong--vi-vua-tu-bo-ngai-vang-de-di-tu-d69911.html#:~:text=Năm%201308%2C%20sau%20nhiều%20năm,là%20vua%20Phật%20Việt%20Nam).
7. Kinh Huệ Thiện Bồ Tát Vấn Đại Thiện Quyền, https://tangthuphathoc.net/kinh-tue-thuong-bo-tat-van-dai-thien-quyen/
8. Quan điểm của Phật giáo về sát sanh và chiến tranh, Thích Giác Hoàng, https://thuvienhoasen.org/a19048/quan-diem-phat-giao-ve-sat-sanh-va-chien-tranh
9. Trường ca Phía sau mặt trời, Trần Thế Tuyển, thơ, xb. 2023 
10. Điếu văn truy niệm anh hùng liệt sĩ, Thích Thiện Thuận, https://www.vienchuyentu.com/dieu-van-truy-niem-anh-hung-liet-si/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Sự kiện

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10. Tại khóa tu, ngoài việc trải nghiệm về hình tướng – trở thành một nhà sư thực...

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công  trong buổi lễ ấy phần lớn phụ thuộc sự khéo léo , nhạy cảm của người Dẫn Chương...

Kỹ năng dân chương trình Phật Giáo – Lễ đặt đá xây dựng Chùa
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ...

Vì sao núi Bà Đen, Tây Ninh được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong đại lễ Vesak 2025?
Sự kiện

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến tham quan của hàng ngàn đại biểu từ 80 quốc gia trong đại lễ Vesak 2025 Biểu tượng...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan trọng trong Phật giáo, thường có sự chứng minh và tham dự của đông đảo chư tôn đức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Vu Lan
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT LỄ VU LAN Vu lan hay Vu lan bồn, Vu lan Thắng hội là một trong những dịp lễ lớn của Phật giáo trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 7. Sau này, vì tính chất phổ biến của nó, chùa nào cũng tổ chức quy mô, nên lễ Vu lan...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Phật Đản
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ PHẬT ĐẢN Phật Đản là nói tắt của cụm từ “Phật đản sinh”, thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 8 đến 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, căn cứ theo lịch của người Ấn Độ cổ xưa. Về quy mô tổ chức, có thể tổ...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa - Xã hội

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.